Kinh nghiệm

Cách an ủi người khác khi có người thân bệnh chân thành và khéo léo

Đối với những người phải gánh trên mình nhiều nỗi buồn khác nhau, đặc biệt là nỗi buồn khi người thân bị bệnh thì việc được động viên, an ủi từ những người xung quanh như tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua những khó khăn này. Tuy nhiên, làm sao để an ủi người khác một cách hiệu quả thì không phải ai cũng có khả năng làm tốt điều này. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số cách an ủi người khác khi có người thân bệnh một cách chân thành và khéo léo.

Tâm trạng như thế nào khi có người thân bệnh?

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta sẽ khó để tránh khỏi những nỗi buồn, lo lắng, bối rối, sợ hãi khi có người thân bị bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Những cảm xúc này thường dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn. Đau buồn là trạng thái tiêu cực, xảy ra không theo trật tự hoặc quy tắc nào cả. Có nhiều lý do khác nhau hay đôi khi không có gì để làm, không nhận được sự cảm thông từ người khác cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn.

Khi gặp chuyện buồn, người ta thường sẽ ủ rũ, khóc lóc, mong muốn được chia sẻ tâm trạng với người khác. Điều này đôi khi khiến cho những người xung quanh bị làm phiền, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Dẫu biết mình không phải là người gây ra nỗi buồn đó nhưng nếu có thể hãy an ủi, chia sẻ, tâm sự với họ để giúp họ nguôi ngoai, giải tỏa bớt phần nào đó căng thẳng trong lòng. Đây được xem là cách tốt nhất để giúp đỡ một người khi có người thân bị bệnh hoặc gặp chuyện phiền lòng.

Cần an ủi người khác khi có người thân bệnh một cách chân thành và khéo léo

Cách an ủi người khác khi có người thân bệnh

Khi bạn may mắn được một người tín nhiệm để chia sẻ câu chuyện của họ thì hãy khéo léo an ủi họ. Dưới đây là một số cách an ủi hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Lắng nghe tích cực

Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, việc có người lắng nghe câu chuyện của một người khiến họ cảm thấy được chữa lành và an ủi hiệu quả. Khi bạn quan tâm, hỏi han khiến họ cảm thấy được xoa dịu đi phần nào nỗi buồn phiền trong lòng. Đôi khi không cần làm quá nhiều thứ, chỉ cần ngồi im nghe họ nói hay hỏi thăm đơn giản như “bạn vẫn ổn chứ” cũng có thể điều hướng câu chuyện theo một hướng tích cực hơn.

Giúp họ bộc lộ cảm xúc

Không phải ai cũng biết cách gọi tên những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng, điều này khiến phần lớn mọi người chọn cách giấu kín hoặc từ chối những cảm xúc của họ. Một nhà trị liệu tâm lý đã nói rằng, một trong những điều quan trọng khi an ủi người khác đó là tạo được không gian đủ an toàn để họ tự tin bộc lộ những cảm xúc thật nhất của mình. Việc hiểu rõ được cảm xúc thật của một người là hết sức quan trọng, khi đó bạn cũng sẽ biết cách an ủi họ sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Thực hiện những cử chỉ an ủi

Khi gặp phải những buồn phiền từ việc gia đình có người bệnh, một số người có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có người đồng cảm và cùng họ chia sẻ câu chuyện của mình. Bên cạnh những lời nói an ủi thì cử chỉ ôm một người cũng là cách để thể hiện sự đồng hành, an ủi người khác hiệu quả. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, những cái ôm ấm áp sẽ giúp cơ thể giải toả phần nào lo lắng, phiền muộn trong lòng.

Một cái ôm ấm áp giúp người khác giải tỏa phần nào áp lực, buồn tủi trong lòng

Đề xuất cho họ những biện pháp thư giãn

Vận động được xem là cách để cơ thể giảm căng thẳng hiệu quả. Khi có ai đó mắc kẹt trong những suy nghĩ của chính họ, bạn có thể đề xuất họ thử tham gia một số hoạt động có ích như thiền, yoga, chơi một môn thể thao mới… Bởi khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin giúp cơ thể phấn chấn, tươi vui, năng động hơn.

Kiên nhẫn và thấu hiểu

Để an ủi một người thì cần có sự thấu hiểu đối với những chuyện họ đang gặp phải. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thật kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để có thể lắng nghe, nắm bắt thông tin và thấu hiểu nỗi đau của họ. Chỉ khi có sự thấu hiểu thì mới có yêu thương trao đi và ngược lại, khi có tình thương thì bạn mới đủ kiên nhẫn để thấu hiểu nỗi phiền muộn trong lòng người khác.

Gửi tin nhắn khích lệ tinh thần

Đôi khi, không nhất thiết cứ phải gặp mặt trực tiếp mới có thể an ủi người khác khi có người thân bị ốm. Một tin nhắn nhỏ cũng có thể là sự an ủi, khích lệ tinh thần to lớn với người khác, giúp họ chia sẻ những nỗi buồn một cách hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay ngoài việc gửi tin nhắn văn bản thì bạn còn có thể gửi tin nhắn thoại để thể hiện một cách chân thật nhất tấm lòng của mình, giúp người nghe dễ dàng thấu hiểu sự động viên từ bạn.

Những lời nhắn bằng văn bản hay tin nhắn thoại cũng là cách hữu hiệu để động viên, an ủi một người

Đồng hành cùng họ

Ngoài việc được lắng nghe hay những cử chỉ an ủi thì khi có ai đó dành thời gian lâu dài để đồng hành cùng họ cũng là một sự vỗ về to lớn cho những tổn thương mà họ đang gặp phải. Sự hiện diện của bạn là minh chứng rõ ràng nhất cho việc họ đang được quan tâm và luôn có những chỗ dựa vững chắc ở bên cạnh họ, họ không hề cô đơn.

Những điều cần tránh khi an ủi người đang buồn

Bên cạnh những cách an ủi ở trên thì bạn cũng cần hạn chế một số vấn đề để tránh làm họ thêm tổn thương. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần tránh khi an ủi một người đang buồn:

  • Đừng cố khiến họ vui: Với một số người, khi bạn cố gắng khiến cho họ vui vẻ lên nhưng trông có vẻ bạn đang xem thường cảm xúc của họ. Hãy để cho họ sống thật với cảm xúc của mình, được yếu đuối trong phút giây bên cạnh bạn.
  • Đừng gạt bỏ cảm xúc của họ: Khi quan tâm, an ủi cảm xúc của một người, bạn đừng nên gạt bỏ cảm xúc của họ. Bởi mỗi người sẽ có một tâm hồn riêng, chúng ta sẽ rất khó để cảm thấu được nỗi đau mà họ đang trải qua. Thay vì gạt bỏ cảm xúc của một người khác thì hãy đồng cảm với họ.
  • Đừng cố khắc phục sự cố của họ: Đừng cố gắng chia sẻ nỗi buồn của người khác bằng cách đưa ra những giải pháp hờ hững, không liên quan. Điều này đôi khi có thể phản tác dụng, khiến tâm trạng của người đó càng thêm nặng nề.
  • Đừng đối xử với họ như kiểu họ là một gánh nặng: Đừng bộc lộ cảm xúc chán nản hay bất lực khi nghe câu chuyện của họ, việc gia đình có người bệnh là câu chuyện mà không ai muốn xảy ra. Điều này có thể khiến họ cảm thấy câu chuyện của mình bị người khác coi nhẹ, họ không được chữa lành mà đang bị tổn thương sâu sắc hơn. Cảm xúc của mỗi người đều rất trân quý, nếu không giúp mọi chuyện tốt lên thì cũng đừng khiến câu chuyện thêm tồi tệ.
Đừng dùng thái độ hờ hững, vờ như đang quan tâm một người đang có người thân bệnh

Việc an ủi, chia sẻ với người khác không phải là điều dễ dàng. Hãy học cách an ủi người khác khi có người thân bệnh chân thành và khéo léo để mang lại những hiệu quả như mong muốn. Mỗi người đều có một mức độ chịu đựng riêng, người đang buồn cũng không phải bạn và bạn chỉ có thể học cách an ủi, động viên để giúp họ vơi bớt đi nỗi lòng.