Giáo dục

TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN

Chắc hẳn, chúng ta đã biết mọi vật, mọi thứ xung quanh mình đều được tạo ra từ các chất hóa học. Chẳng hạn như: nước (H2O), đá vôi (CaCO3), thủy tinh (Si),… Có vô vàn các chất hóa học xung quanh chúng ta. Thật khó để có thể kể tên và học thuộc chúng một cách trọn vẹn nhất khi không sắp xếp chúng theo một trật tự nào đó. Đây cũng được xem là một khía cạnh thú vị để chúng ta có thể cùng nghiên cứu về cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đó là lý do, tiết dạy “Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, mà cụ thể là “Phần II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” được chọn thao giảng .

Bài 4 - Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Ảnh: Yến Nhi

Buổi thao giảng diễn ra vào lúc 9 giờ 25 phút, thứ tư (27/09/23), tại phòng lớp 7.1 trường THCS Bình Tân. Với sự góp mặt của cô Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng và 11 thầy cô tổ Khoa học tự nhiên. Giáo viên đứng lớp là cô Hồ Thị Yến Nhi. Cùng với sự góp mặt của 39 em học sinh lớp 7.1.

Các em học sinh lớp 7.1 đang hăng hái chuẩn bị vào tiết học - Ảnh: Cô Hiểu

Mở đầu buổi thao giảng là một đoạn video giới thiệu tổng quan về bảng tuần hoàn hóa học với 118 nguyên tố, các nhóm là những hàng dọc và chu kì là những hàng ngang. Gây sự hứng thú với các em về cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố một cách chi tiết là gồm những gì? Tại sao chúng lại được sắp xếp theo trật tự như vậy?

Các em được chia thành 8 nhóm và hoạt động xuyên suốt cùng nhau trong buổi học. Những gợi ý từ phiếu học tập sẽ giúp các em say mê tìm tòi, nghiên cứu hơn. Có tổng cộng 3 phiếu học tập. Mỗi phiếu sẽ giúp các em hiểu hơn về một phần trong bài học.

Ở phiếu học tập số 1, các em sẽ cùng nghiên cứu về cấu tạo bảng tuần hoàn và xác định được bảng tuần hoàn sẽ gồm: Ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

Đối với phiếu học tập số 2, các em sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo một ô nguyên tố gồm: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử. Qua phiếu học tập số 2, các em có thể đọc thông tin của một nguyên tố, trong mỗi ô nguyên tố của bảng.

Các em học sinh lớp 7.1 tập trung nghe giảng về ô nguyên tố - Ảnh: Cô Hiểu

Phiếu học tập số 3 sẽ nói về chu kì, các em sẽ nắm được có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn, bao nhiêu chu kì lớn, bao nhiêu chu kì bé, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố, sự tuần hoàn ở mỗi chu kì diễn ra như thế nào.

Qua một tiết học ngắn ngủi, các em học sinh sẽ hiểu hơn về cấu tạo của một bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, đồng thời, gắn bó với nhau hơn qua việc thảo luận, làm việc nhóm. Trong công tác giảng dạy, sự nhiệt tình, hăng hái, tập trung của các em học sinh sẽ là động lực giúp các thầy cô đứng trên bụt giảng có thể nguồn cảm hứng cho công việc giảng dạy của mình. Và bản thân, mỗi thầy/cô giáo cũng sẽ mãi là nguồn năng lượng, truyền đạt tri thức, cảm hứng đến các em học sinh.

Một số hình ảnh khác:

Các em học sinh tích cực thảo luận nhóm - Ảnh: Cô Hiểu

Học sinh tích cực tham gia phát biểu trong giờ học - Ảnh: Cô Hiểu

Yến Nhi