Kinh nghiệm

Bà bầu ăn dưa lê được không? 10 lợi ích và cách ăn an toàn trong thai kỳ

Dưa lê hay còn gọi là dưa mật, là một loại quả mọng nước chứa nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, vì dưa lê có vị ngọt có thể khiến chỉ số đường huyết trong máu tăng cao, nên nhiều người thắc mắc không biết bà bầu ăn dưa lê được không?

Để biết được câu trả lời cho vấn đề mẹ bầu ăn dưa lê được không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Bà bầu ăn dưa lê được không?

Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung trái cây trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi. Vậy, liệu bà bầu ăn dưa lê được không? Câu trả lời đến từ các chuyên gia sức khỏe là “Có”.

Dưa lê là một loại trái cây có vỏ nhẵn mịn màu vàng hoặc xanh nhạt. Với vị ngọt thanh mát giúp giải khát trong những ngày oi bức, dưa lê trở thành loại quả được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giải nhiệt.

Mặt khác, dưa lê còn chứa nhiều vitamin B3 giúp khắc phục tình trạng ốm nghén, cung cấp chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu, đồng thời bổ sung vitamin B6 và axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Ngoài ra, dưa lê còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Loại quả này cũng ít calo (chỉ có 64 calo trong 177g dưa lê) nên đã trở thành lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh cho phụ nữ mang thai.

10 lợi ích của dưa lê đối với phụ nữ mang thai

1. Giúp xương chắc khỏe

Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu ăn dưa lê được không, hãy nhớ rằng vitamin K, vitamin B6 và folate trong dưa lê giúp xương chắc khỏe.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa folate, B6 và sức khỏe của xương, nhưng việc ăn những thực phẩm chứa folate có thể thúc đẩy xương khỏe mạnh bằng cách đảm bảo nồng độ homocysteine ​​ở mức bình thường. Homocysteine tăng cao làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, mạch máu, khi đó folate, B6 sẽ có vai trò trong quá trình phân hủy homocystein, giúp giảm nồng độ chất này về mức bình thường.

Vitamin K là một chất có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cho sự hình thành xương. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin K tương tác trực tiếp với các thụ thể trên nguyên bào xương và hỗ trợ khoáng hóa qua vai trò tổng hợp osteocalcin - một loại protein cấu trúc chính trong xương có khả năng gắn kết canxi chuyên biệt cho xương

2. Ăn dưa lê cải thiện làn da sạm màu cho mẹ bầu

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến làn da mẹ bầu bị thâm sạm, nổi mụn, khô ráp. Vitamin C có trong dưa lê sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, khói bụi…

Không những thế, hàm lượng cao vitamin C trong loại quả này cũng góp phần vào quá trình sản xuất collagen để sửa chữa và duy trì mô da của thai phụ.

3. Bầu ăn dưa lê được không? Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm do sự thay đổi nội tiết tố. Trong khi đó, dưa lê là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu.

Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng ở các cơ quan khác, chẳng hạn như viêm phổi và cảm lạnh thông thường. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “có bầu ăn dưa lê được không?” là “hoàn toàn có thể”.

4. Tăng cường thị lực

Dưa lê chứa hai chất chống oxy hóa mạnh là lutein và zeaxanthin. Đây là các hợp chất caroten có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của mắt và ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa thị lực. Chính vì vậy, mẹ bầu nên ăn dưa lê để góp phần tăng cường thị lực, bảo vệ sức khỏe của mắt.

5. Bầu ăn dưa lê được không? Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể

Khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều nước và chất điện giải để hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, đồng thời cung cấp nước cho thai nhi.

Trong khi đó, dưa lê là một loại quả mọng nước. Từ đó, có thể thấy, việc ăn dưa lê trong thai kỳ có thể giúp bổ sung nước cho mẹ bầu.

Không những thế, cơ thể mẹ bầu cũng cần được bổ sung đầy đủ các chất điện giải thiết yếu như kali, magiê, natri và canxi… Và tin mừng là những chất này đều được tìm thấy trong quả dưa lê. Sự kết hợp giữa nước và chất điện giải có trong dưa lê sẽ giúp bà bầu mau hồi phục sức khỏe và không bị mệt mỏi quá mức khi vận động.

6. Ổn định huyết áp

Bầu có ăn được dưa lê không khi mà loại quả này có chứa nhiều kali? Câu trả lời là có! Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các vấn đề về huyết áp. Một chế độ ăn ít natri và đầy đủ kali có thể giúp ổn định huyết áp.

Và dưa lê chính là loại trái cây chứa ít natri và giàu kali mà thai phụ cần bổ sung vào chế độ ăn. Cũng nhờ vậy mà dưa lê góp phần duy trì mức huyết áp khỏe mạnh, hạn chế các bệnh tim mạch và nguy cơ bị tiền sản giật, sảy thai… cho mẹ bầu.

7. Bầu ăn dưa lê được không? Dưa lê hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Việc bị táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến khiến không ít mẹ bầu phải đổ mồ hôi hột mỗi khi “đi nặng”. Hàm lượng chất xơ có trong dưa lê sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Chất xơ giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột cũng như tăng cường sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Đặc biệt, nhờ chứa một hàm lượng chất xơ vừa phải, nên dưa lê có thể giúp những mẹ bầu mắc một số rối loạn tiêu hóa dung nạp tốt hơn so với thực phẩm giàu chất xơ khác.

8. Phòng ngừa dị tật thai nhi

Nếu vẫn còn băn khoăn về việc bầu ăn dưa lê được không, thì hãy tìm lời đáp thông qua việc dưa lê có thể cung cấp các dưỡng chất có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Vitamin B6 có trong dưa lê là những dưỡng chất cần thiết góp phần hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, trao đổi chất của bào thai. Không những thế, folate còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho em bé.

Mặt khác, vì vitamin B6 tham gia vào quá trình sản xuất serotonin và norepinephrine - hormone hạnh phúc, nên ăn dưa lê còn giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và hạn chế nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai.

9. Khắc phục chứng ốm nghén

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không nếu dưa lê là nguồn cung cấp phức hợp vitamin B? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Dưa lê chứa vitamin B1, B3, B5 và B6, trong đó, vitamin B3, còn được gọi là niacin, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm buồn nôn và giảm chứng đau nửa đầu do suy nhược. Vì vậy mà câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn dưa lê được không chắc chắn là được.

10. Bầu ăn dưa lê được không? Phòng ngừa bệnh ung thư

Quả dưa lê là một nguồn cung dồi dào các chất chống oxy hóa. Do đó mà việc ăn dưa lê có thể hạn chế các tác hại của các gốc tự do, từ giúp phòng ngừa bệnh ung thư,.

Bà bầu ăn dưa lê thế nào cho đúng cách?

Như vậy là bạn đã biết được bà bầu ăn dưa lê được không. Vậy, phụ nữ mang thai nên ăn dưa lê như thế nào cho đúng cách?

Mặc dù dưa lê rất tốt cho cơ thể thai phụ và thai nhi, tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ những điều sau để hạn chế gặp phải những tác hại khi ăn dưa lê:

  • Rửa sạch dưa lê trước khi ăn: Dù dưa lê khi ăn phải gọt vỏ, nhưng mẹ bầu vẫn cần phải rửa sạch vỏ dưa lê trước khi gọt. Nguyên nhân là vì dưa lê mọc trên mặt đất, có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn như listeria và salmonella. Những vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm và bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Không những thế, nguy cơ nhiễm toxoplasmosis bắt nguồn từ đất cũng có thể xảy ra, gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Hơn nữa, hàm lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản có thể vẫn bám trên vỏ quả dưa, nên phụ nữ mang thai cần ngâm rửa thật kỹ.
  • Không ăn hạt dưa lê: Hạt dưa có thể chứa độc tố có hại cho sức khỏe mẹ và bé, nhất là những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa.
  • Chỉ nên ăn tối đa 1 quả dưa lê/ngày: Dưa lê có chứa đường, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu. Không những thế, ăn quá nhiều dưa lê có thể làm tăng nguy cơ bà bầu gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi…
  • Nên ăn dưa lê sau bữa chính hoặc ăn trong bữa phụ: Dưa lê chứa nhiều nước nên có thể khiến mẹ bầu cảm thấy nhanh no. Do đó, mẹ chỉ nên ăn dưa lê trong bữa phụ.
  • Không ăn dưa lê vào buổi tối: Hàm lượng nước trong dưa lê có thể khiến mẹ bầu đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn dưa lê

Chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn bà bầu ăn dưa lê được không. Tuy nhiên, vẫn có một số điều mà thai phụ cần lưu ý khi ăn dưa lê để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Không nên ăn dưa lê đã cắt, bày bán sẵn để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là vì nếu dưa lê chưa được rửa sạch, vi khuẩn có thể truyền từ vỏ vào bên trong quả dưa lê trong quá trình cắt dưa.
  • Dưa lê có chứa một hợp chất gọi là cucurbitacin E, có thể gây đau bụng và tiêu chảy ở một số người. Mặc dù chưa có nghiên cứu cho thấy cucurbitacin E có thể gây ra những tác hại cho thai nhi, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề đường ruột cho thai phụ. Do đó, nếu từng bị đau bụng khi ăn dưa lê, mẹ bầu nên tránh xa loại quả này.
  • Dưa lê ăn không hết nên được bảo quản trong tủ lạnh và nên ăn hết trong vòng một vài ngày.
  • Không nên ăn dưa lê khi mẹ bầu bị buồn nôn hoặc nôn mửa để hạn chế các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn.
  • Chỉ nên ăn dưa lê đúng vụ, tránh ăn dưa lê trái mùa vì hoa quả trái mùa thường có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
  • Nên mua dưa lê ở điểm bán trái cây uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Để chọn mua được những quả dưa lê ngon, hãy quan sát những đặc điểm sau: rốn dưa lê to, tròn đầy; cuống dưa tươi và xanh; dưa có màu đậm; lớp vỏ dưa nên rạn một chút nhưng không rạn nhiều. Đây là những đặc điểm dưa già, chín tự nhiên, ngon ngọt vừa ăn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu ăn dưa lê được không và cách ăn dưa lê đúng khi mang thai.

[embed-health-tool-due-date]