Kinh nghiệm

Bà bầu ăn mận được không? Lợi ích và những lưu ý quan trọng

Với tính thanh mát và giá trị dinh dưỡng cao, mận đã trở thành loại trái cây yêu thích của hầu hết mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy, bà bầu ăn mận được không và những lợi ích của loại trái cây này là gì? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!

Mẹ bầu ăn mận được không?

Mẹ bầu ăn mận được không? Ở nước ta, mận được chia thành hai loại chính, mận miền Nam và miền Bắc. Và cả hai loại này đều phù hợp để các mẹ bầu sử dụng. Bởi vì chúng có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường lượng sắt cần thiết cho bà bầu. Bên cạnh đó, mận có vị thanh mát, chua ngọt giúp giảm tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Bà bầu ăn mận được không?

Giá trị dinh dưỡng của quả mận

Trong khoản 100 gam mận Bắc có các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất sau:

  • Năng lượng: 20 kcal
  • Sắt: 0,4 mg
  • Canxi: 28 mg
  • Magie: 7 mg
  • Vitamin C: 3 mg
  • Vitamin B2: 0,04 mg
  • Vitamin B1: 0,06 mg
  • Vitamin PP: 0,5 mg
  • Vitamin B5: 0,135 mg
  • Protein: 0,6 gam
  • Đường: 9,92 gam
  • Chất xơ: 0,7 gam
  • Phốt pho: 20 mg
  • Kẽm: 0,1 mg
  • Kali: 157 mg

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam mận Nam, gồm có:

  • Năng lượng: 25 kcal
  • Carbohydrates: 5,7 gam
  • Phốt pho: 8 mg
  • Kẽm: 0,06 mg
  • Canxi: 29 mg
  • Magie: 5 mg
  • Protein: 0,60 gam
  • Chất béo: 0,3 gam
  • Vitamin B3: 0,8 mg
  • Vitamin C: 22,3 mg
  • Vitamin B1: 0,02 mg
  • Vitamin B2: 0,03 mg

Giá trị dinh dưỡng của trái mận Nam

Lợi ích của mận đối với mẹ bầu

Để trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu ăn mận được không?” thì chúng ta cần biết rõ thêm về các lợi ích của loại quả này đối với phụ nữ mang thai. Cả hai loại mận Nam và mận Bắc đều có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, rất có lợi cho bà bầu. Chúng ta có thể kể đến các lợi ích điển hình như:

  • Giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch: Trong mận có chứa một lượng kali nhất định, chất này giúp người dùng ổn định nhịp tim, kiểm soát huyết áp và bảo vệ hệ thống tim mạch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón: Lượng chất xơ không hòa tan có trong mận giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình hấp thu chất béo và tăng tiết insulin cho cơ thể. Đồng thời, duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
  • Tốt cho mắt: Trái mận giúp người dùng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực như cận thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…
  • Nâng cao hệ thống miễn dịch: Ăn mận giúp đáp ứng 8% lượng vitamin A và 7% lượng vitamin C cho cơ thể. Từ đó giúp cung cấp chất chống oxy hóa, tăng liên kết mô, tạo collagen và tăng cường sức đề kháng cho các mẹ bầu.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư: Trong mận có chứa sắc tố Anthocyanin, là chất có khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do,… Nhờ đó, ăn mận giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
  • Có lợi cho phụ nữ mang thai: Đối với bà bầu, ăn mận rất tốt cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn như phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giảm thiểu các cơn co thắt tử cung, giảm stress,…

Ăn mận rất có lợi cho mẹ bầu

Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn mận không đúng cách

Mẹ bầu ăn mận được không? Câu trả lời là được chỉ và chỉ khi được ăn đúng cách. Bởi vì, tương tự như các thực phẩm khác, dù việc ăn mận mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi ăn quá nhiều đều sẽ gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như:

  • Làm ảnh hưởng đến thận: Thật vậy, trong mận chứa lượng lớn oxalate, gây cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Thêm vào đó, canxi nếu không được hấp thụ hết vào xương mà vẫn còn trong máu, dẫn đến quá trình đào thải sẽ tích lũy ở thận, lâu dần làm tổn thương đến thận ở mẹ bầu.
  • Chứa hàm lượng axit cao: Khi phụ nữ mang thai, bao tử sẽ dư nhiều axit. Do đó, khi ăn nhiều mận sẽ dễ dẫn đến các tình trạng như ợ chua, đau bụng, và đầy hơi,…
  • Gây nóng cho cơ thể: Tuy mận chỉ chứa một lượng đường vừa đủ, nhưng nếu ăn với số lượng lớn cũng sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Từ đó gây tăng nhiệt, nhất là vào mùa hè bạn sẽ cảm thấy khó chịu, dễ nổi mụn.

Ăn quá nhiều mận có thể làm bà bầu khó chịu, nóng trong người

Xem thêm: Bà bầu ăn măng cụt được không? Lợi ích và cách ăn an toàn

Cách ăn mận đúng khi mang thai

Ngoài việc giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu ăn mận được không thì luôn có những lưu ý nhỏ khi phụ nữ mang thai ăn mận, cụ thể như sau:

  • Ưu tiên chọn mận tươi: Bởi loại trái cây này sẽ giúp bạn giữ được nhiều vitamin, khoáng chất cùng với nước hơn mận đã ngâm hay mận đã qua chế biến.
  • Rửa sạch mận trước khi sử dụng: Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu, bạn có thể ngâm mận cùng với nước muối loãng từ 15 - 20 phút nhé! Bởi vỏ mận thường chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, nếu bạn đã rửa sạch thì không cần gọt vỏ khi ăn.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều loại quả khác: Để nuôi con khỏe mạnh thì mẹ bầu nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau để cân bằng dinh dưỡng, từ đó giúp bổ sung đầy đủ chất cho mẹ và bé.

Luôn rửa sạch mận trước khi sử dụng

Lượng mận an toàn cho bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù mận mang lại nhiều ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng do chúng có vị chua. Từ đó có thể gây xót ruột hoặc nặng hơn là đau dạ dày, vì thế đối với phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ 5 - 10 quả mận mỗi ngày. Đặc biệt, tuyệt đối không ăn khi bụng đang đói mà bạn nên thưởng thức sau các bữa ăn chính.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả mận trong một ngày?

Những mẹ bầu nào không nên ăn mận?

Mẹ bầu ăn mận được không? Theo những chia sẻ phía trên, mẹ bầu có thể ăn mận được. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mận hoặc tốt nhất là không ăn. Cụ thể như:

  • Mẹ bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường
  • Người mắc bệnh thận
  • Mẹ bầu gặp vấn đề về hệ tiêu hóa và dạ dày

Bà bầu đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn mận

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về việc mẹ bầu ăn mận được không cùng với phương pháp sử dụng loại quả này đúng cách và an toàn hơn. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi Pharmacity để nhận được nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
  • Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
  • Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
  • Bà bầu ăn măng cụt được không? Lợi ích và cách ăn an toàn