Kinh nghiệm

Cách xử lý móng chân bị hư an toàn, hiệu quả, tránh nhiễm trùng

Móng chân bị hư nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến sưng đau, nhiễm trùng và có thể gây hoại tử. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách chữa móng chân bị hư an toàn, hiệu quả nhé!

1Nguyên nhân khiến móng chân bị hư

Móng chân bị hư có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Chấn thương: Móng chân bị chấn thương chẳng hạn như do va đập, đè ép, có thể khiến móng chân bị bong tróc, nứt nẻ, dẫn đến hư móng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng móng chân có thể do vi khuẩn, nấm hoặc virus gây ra với các triệu chứng như đau, sưng, đỏ và chảy mủ.
  • Các bệnh lý: Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến hoặc bệnh tuyến giáp, có thể gây ra các vấn đề về móng chân, bao gồm móng chân bị dày lên, xỉn màu hoặc hư móng.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hóa trị. [1] [2]

Móng chân bị hư có thể do bị giày dép quá chật chèn ép

2Cách xử lý móng chân bị hư an toàn tại nhà

Bạn có thể xử lý móng chân bị hư tại nhà khi nào?

Bạn có thể xử lý móng chân bị hư tại nhà khi tình trạng hư hỏng không quá nghiêm trọng, cụ thể là:

  • Móng chân bị bong tróc nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Móng chân bị nứt, gãy nhưng không bị chảy máu hoặc mủ.
  • Móng chân bị mọc ngược nhưng không gây đau nhức, sưng tấy. [3]

Bạn có thể xử lý móng chân bị hư tại nhà khi bị bong tróc nhẹ

Cách xử lý móng chân bị bầm tím, phồng rộp

Móng chân bị bầm tím, phồng rộp là tình trạng phổ biến, thường xảy ra do va đập mạnh hoặc do mang giày dép chật. Tình trạng này có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Dưới đây là một số cách xử lý móng chân bị bầm tím, phồng rộp tại nhà:

  • Vệ sinh vùng da xung quanh ngón chân bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Nếu phần móng bị bong tróc, bạn có thể tỉa bỏ phần móng đó bằng bấm móng hoặc kéo.
  • Chườm đá lạnh lên vùng da bị tổn thương trong vòng 20 phút, 2 - 3 giờ/lần giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Nếu móng chân bị bầm tím, phồng rộp nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như mủ, sưng tấy, sốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất để thăm khám. [4]

Bạn nên cắt tỉa phần móng bị bầm tím, phồng rộp

Cách xử lý móng chân bị hư tại nhà

Nếu móng chân bị hư không quá nghiêm trọng, bạn có thể xử lý tại nhà bằng cách:

  • Ngâm ngón chân vào nước lạnh trong khoảng 20 phút.
  • Lau sạch vùng da xung quanh móng chân bị gãy.
  • Cắt bỏ phần móng bị gãy và bảo vệ móng chân như dùng băng gạc, không để móng chân tiếp xúc nước bẩn trong khoảng 7 - 10 ngày.
  • Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da xung quanh móng chân bị gãy.
  • Trong vài ngày đầu tiên, để giảm đau bạn có thể chườm lạnh hoặc kê chân lên cao.
  • Nên chọn giày vừa vặn với chân, không quá chật cũng không quá rộng. [3]

Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên móng chân có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng

Những điều không nên làm khi xử lý móng chân tại nhà

Khi móng chân bị tổn thương, bạn cần xử lý đúng cách để tránh gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những điều không nên làm khi xử lý móng chân tại nhà:

  • Không để móng quá dài nhưng cũng không quá ngắn mà bạn nên cắt móng chân vừa phải.
  • Cắt móng chân quá sát da có thể khiến móng dễ bị mọc ngược, gây đau và nhiễm trùng. Bạn nên cắt móng chân cách da khoảng 1 - 2mm.
  • Không dùng vật sắc nhọn để cắt móng chân để tránh móng chân bị xước, gây nhiễm trùng.
  • Không ngâm móng chân trong nước quá lâu.
  • Không mang giày dép chật để tránh móng chân bị chèn ép, dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng. [3]

Bạn không nên mang giày dép chật để tránh móng chân bị chèn ép, dẫn đến tổn thương

3Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu móng chân bị hư cần gặp bác sĩ

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Móng chân bị đổi màu.
  • Vết rách quá sâu.
  • Móng chân bị tách ra khỏi giường móng.
  • Móng chân bị bong tróc.
  • Tình trạng đau và sưng tấy trở nặng.
  • Ngón chân bị cong hoặc vẹo.
  • Máu tụ ở dưới 1/4 móng còn lại. [3]

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng móng chân bị sưng tấy, chảy mủ, đau nhức

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị kịp thời, móng chân hư có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng với các triệu chứng như xuất hiện mủ, chảy máu, sốt, đau, sưng tấy, đỏ.
  • Nhiễm trùng có thể lan rộng sang các cơ quan khác như: xương, khớp hoặc gân.
  • Móng chân bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây hoại tử. [2] [5]

Nếu không được điều trị kịp thời, móng chân hư có thể bị nhiễm trùng

Các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín

Để đảm bảo móng chân luôn khỏe mạnh, bạn hãy đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc các khoa da liễu của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị:

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội, bệnh viện Da liễu Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 103,...
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP HCM, bệnh viện Gia An 115, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,...

Bạn nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị

4Móng chân bị hư có mọc lại không?

Móng chân bị hư có thể mọc lại được, thậm chí khi móng chân đã bị bong ra nhưng ngón chân không bị tổn thương và một phần móng còn dính lại thì móng sẽ mọc trở lại.

Tốc độ mọc lại của móng chân bị hư phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây hư móng và chế độ chăm sóc. Thông thường, móng chân sẽ mọc lại trong vòng 18 tháng. Trong trường hợp móng bị nhiễm trùng thì tốc độ mọc lại sẽ chậm hơn. [6]

Móng chân bị hư có thể mọc lại được trong khoảng thời gian 18 tháng

5Cách chăm sóc móng chân bị hư sau khi điều trị

Móng chân bị hư có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, bệnh lý,... Sau khi điều trị, bạn cần chăm sóc móng chân đúng cách để giúp móng nhanh lành và khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách chăm sóc móng chân bị hư sau khi điều trị:

  • Vệ sinh móng chân bằng xà phòng và nước ấm. Nếu móng chân bị chảy máu hoặc mưng mủ, hãy rửa nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm.
  • Để giảm đau và sưng tấy, bạn có thể chườm lạnh hoặc kê chân lên cao.
  • Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên móng chân có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy thoa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Để tránh làm tổn thương móng chân, hãy đeo giày dép vừa vặn và tránh đi lại quá nhiều. Bạn cũng có thể dùng băng gạc để bảo vệ móng chân khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin B, biotin, kẽm,... giúp móng mọc nhanh hơn. [6]

Bạn có thể dùng băng gạc để bảo vệ móng chân khỏi bụi bẩn và vi khuẩn

Móng chân bị hư có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, bệnh lý,... Sau khi điều trị, bạn cần chăm sóc móng chân đúng cách để giúp móng nhanh lành và khỏe mạnh. Nếu trong trường hợp sau khi xử lý móng bị hư mà tình trạng trở nên trầm trọng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nhé!