Kinh nghiệm

Giấm Bỗng Là Gì? Giấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ

Khi chế biến các món ăn có vị chua, người ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu như me, giấm hoặc mẻ. Giấm là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong căn bếp của gia đình Việt với nhiều loại khác nhau như: giấm gạo, giấm táo,… Vậy bạn đã từng nghe đến cái tên giấm bỗng chưa? Nếu chưa, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu xem giấm bỗng là gì nhé!

Giấm bỗng thường được dùng trong chế biến món ăn. Ảnh: Internet

Giấm thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khác nhau như: Salad, ruột non nấu giấm, chân gà, tai heo ngâm giấm,… Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axít amin và axít hữu cơ, giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường chức năng gan, thận và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể,…

Giấm Bỗng Là Gì?

Giấm bỗng là loại gia vị phổ biến ở miền Bắc, rất được nhiều người yêu thích bởi vị chua được lên men tự nhiên từ hèm rượu.

Cách làm giấm bỗng như sau: Nấu nếp thành xôi, cho men vào ủ rồi thêm nước và chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu được gọi là hèm. Người ta dùng hèm nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba. Sau đó, lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày, hèm sẽ trở nên chua và được sử dụng, gọi là giấm bỗng. Nếu để nhiều ngày, giấm bỗng sẽ rất chua và không thể sử dụng được.

Do được lên men từ hèm rượu, ít cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của các loại thủy hải sản, gia cầm. Vì vậy, giấm bỗng thường được dùng để sơ chế hoặc kết hợp cùng gà, vịt, thủy hải sản,… Đặc biệt phải kể đến món bún ốc huyền thoại cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.

Giấm bỗng là nguyên liệu không thể thiếu cho món bún ốc miền Bắc. Ảnh: Internet

Giấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ?

Nếu người miền Bắc ưa chuộng giấm bỗng thì ở miền Nam, cơm mẻ được xem là loại gia vị mà nhà nào cũng có.

Cơm mẻ có thành phần gồm con mẻ, nấm men và vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thức ăn của con mẻ là nấm men, chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.

Cơm mẻ màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn không phải là giấm bỗng. Cơm mẻ được lấy ra khỏi hũ đựng, tán mịn với chút muối ăn, sau đó khuấy với ít nước và lọc qua rây bỏ xác để lấy được thành phẩm dạng nước sánh đặc, trắng đục, chua thơm.

Cơm mẻ rất được ưa chuộng tại miền Nam. Ảnh: Internet

Cơm mẻ được sử dụng trong vô số các món ăn của ẩm thực Việt Nam trải khắp ba miền, đặc biệt là ở miền Nam, như: canh chua, các món om, lẩu, chả nướng,…

Có rất nhiều cách để tạo ra cơm mẻ và nuôi mẻ làm gia vị lâu dài, nếu như biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thật tốt con mẻ. Cách đơn giản nhất là bạn nên xin một ít cơm mẻ cho vào đáy keo, rồi dầm cơm để nguội phủ lên phía trên sau đó đậy nắp lại, nhưng không được đậy chặt kín tuyệt đối. Quan sát, khi thấy cơm có màu trắng đục như sữa và mùi chua dịu nhẹ, tức mẻ đã ngấu, bạn có thể đem ra sử dụng.

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích cho quá trình chế biến món ăn cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi giấm bỗng là gì? Giấm bỗng và cơm mẻ có khác nhau không?

Để có thể cập nhật nhiều thông tin ẩm thực thú vị, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết trên website của Hướng Nghiệp Á Âu hoặc tham gia lớp học, bồi dưỡng bí quyết nấu ăn ngon cho mình bằng cách điền thông tin vào form đăng ký bên dưới. Mọi thắc mắc vui lòng gọi về số điện thoại 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và giải đáp chi tiết.