Rắn được biết đến là loài bò sát ưa những nơi ẩm thấp. Vào những ngày mùa hè, chúng thường bò vào nhà để tránh nóng. Hay cũng có khi chúng bò vào để trú mưa vào những ngày mưa tầm tã. Vậy bạn đã biết cách phòng rắn vào nhà chưa? Chẳng may, vô tình thấy rắn chui vào trong nhà thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Cùng đến với bài viết dưới đây, để bỏ túi những mẹo phòng tránh loài bò sát này có cơ hội trú ngụ trong nhà bạn nhé!
I. Một số đặc tính của loài rắn có thể bạn chưa biết?
Trước khi tìm hiểu về những cách phòng rắn vào nhà, ta hãy sơ lược qua đôi nét về loài vật này nhé. Rắn là loài động vật vô cùng đáng sợ và máu lạnh. Chúng thường ưa những nơi ấm áp, ẩm thấp như vùng rừng núi. Đến mùa mưa thì chúng tìm chỗ nắng ráo để dưỡng nhan, còn ngày nắng nóng thì lại tìm nơi mát mẻ, cao ráo để ẩn trú.
Đôi mắt của rắn không nhìn được đa sắc như con người, thị giác của chúng kém, chỉ có thể nhìn được những hình khối đơn sắc. Khi rắn nhìn thấy thân nhiệt của con mồi, bằng cái lưỡi dài chúng sẽ ngoắc con mồi lại và cứ thế tiêu thụ.
Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên khi rắn là một loài khá nhút nhát. Chúng thường ẩn tránh con người và những loài vật lớn khác. Chúng chỉ chủ động tấn công, nếu như bị chọc ghẹo hoặc bị giẫm đạp… Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở một số loài rắn hiền, riêng ví dụ loài hổ mang chúa hay trăn gió - là loài có máu liều, con người gặp chúng là phải bỏ chạy và tìm cách né ngay.
Lột da là cách để rắn tăng trưởng, tùy theo độ tuổi, sức khỏe, chu kỳ khoảng 20 - 80 ngày là rắn lột xác một lần. Sau khi lột, da rắn rất yếu, nên chúng thường tìm đến nước để ngâm mình.
Với khí hậu nhiệt đới như nước ta, rắn thường có tập tính ngủ hoặc trú đông, đến độ tháng 11 sang tháng 2 năm sau. Là thời điểm nhiệt độ dưới 20 độ C, loài rắn sẽ ít khi ra ngoài và hầu như không ăn. Lúc này chúng sẽ tìm nơi kín đáo như hang hốc để ẩn nấp trong kỳ đông lạnh giá.
II. Tại sao rắn thường bò vào nhà dân để trú ngụ?
Ngày nay, do môi trường sống tự nhiên của loài rắn đang dần bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho những công trình xây dựng xí nghiệp, khu dân cư, nhà ở, công ty,…Bên cạnh đó, rừng là nơi trú ngụ của rắn cùng ngày càng bị khai thác. Điều này, làm cho diện tích cũng như không gian sống của loài rắn bị giới hạn và xâm chiếm. Mặt khác, một lý do nữa là trong quá trình săn mồi hay tìm kiếm bạn tình, có một số ít chú rắn sẽ đi lạc vào nhà dân.
Xem thêm: Rắn vào nhà điềm gì, điềm báo tốt hay xấu
III. Cách phòng rắn vào nhà đơn giản, hiệu quả
1. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thông thoáng
Cách phòng rắn vào nhà đầu tiên là nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngoài giúp cho ngôi nhà thêm tươm tất, mà còn giúp xua đuổi các loài côn trùng, trong đó có rắn. Bởi đa số tập tính của các loài bò sát như rắn đều ưa những nơi hang ổ, góc tối như gầm giường,… làm nơi cư trú. Đây cũng là lý do, việc vệ sinh không gian sống thường xuyên trở nên thông thoáng, sẽ làm mất đi nơi ẩn mình của chúng.
2. Diệt côn trùng, diệt chuột để hạn chế rắn vào nhà
Côn trùng là loại thức ăn rất được ếch nhái yêu thích. Và ếch nhái lại chính là món ăn của loài rắn. Nếu bạn diệt côn trùng thì sẽ hạn chế được tối đa việc rắn vào nhà. Bên cạnh đó, chuột cũng là một trong những món ăn yêu thích của rắn.
Để hạn chế việc rắn vào nhà, bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Những nơi ẩm thấp cần phải được khô ráo, sạch sẽ vì đây là những nơi rắn thích trú ẩn. Nếu được, bạn hãy nuôi thêm mèo để hạn chế việc có chuột trong nhà thu hút rắn vào.
3. Dùng cây sả để ngăn chặn rắn vào nhà
Tại sao cây sả có thể ngăn rắn vào nhà? Vì mùi hương từ cây sả là khắc tính của loài rắn. Vì thế, bạn có thể trồng vài bụi sả hoặc là treo vài nhánh sả xung quanh nhà. Đây là một trong những nguyên liệu sử dụng để ngăn chặn rắn rất hiệu quả và dễ tìm nhất.
Nếu bạn không thích trồng cây hoặc không muốn treo sả gây mất thẩm mỹ thì bạn có thể sử dụng tinh dầu sả. Hãy xịt tinh dầu sả ở xung quanh nhà, vừa có tác dụng ngăn rắn vào nhà, vừa giúp không khí tươi mát và trong lành hơn. Ngoài sả thì bạn có thể trồng các loại cây khác như hoa thiên lý tỏi, cây nén, sắn dây…
Xem thêm: Rắn Mối Vào Nhà Là Báo Hiệu Điềm Gì Trong Phong Thủy? Là điềm tốt hay xấu?
4. Gia vị có mùi nồng
Không cần phải tìm kiếm đâu xa, ngay chính căn bếp nhỏ của gia đình cũng có sẵn những thứ gia vị là khắc tinh của loài rắn. Có mặt trong danh sách này chính là những nguyên liệu như tỏi, hành, củ nén. Với đặc tính mùi hăng, cay nồng sẽ kích thích mạnh lên khứu giác của các chú rắn không mời mà đến.
Mách bạn mẹo nhỏ: Bạn có thể trộn 10 củ nén, 1 củ tỏi, 10 nhánh hương cùng với 1 ít thuốc lá sợi. Sau đó đâm nhuyễn, bỏ vào trong túi và treo khắp xung quanh nhà, nhất là những nơi ẩm thấp. Được biết với loài rắn lục đuôi đỏ, đây là phương pháp khá hiệu quả để xua đuổi chúng.
5. Trồng cây cảnh đuổi rắn
Một cách phòng rắn vào nhà hiệu quả nữa đó là bạn có thể trồng những loại cây có mùi mạnh và cay nồng như sắn dây, hoa lan tỏi tím, lưỡi hổ… Nếu vị khách không mời này ngửi được những mùi khó chịu ấy, chúng sẽ nhanh chóng “trốn chạy” khỏi nhà. Việc trồng cây cảnh không những giúp đuổi rắn mà còn tô điểm cho không gian ngôi nhà thêm tươi xanh và mát mẻ.
6. Nuôi chó, mèo - Người bạn trung thành ngăn chặn rắn vào nhà
Chó và mèo tuy không phải là khắc tính của rắn, nhưng lại có thể khiến chúng phải dè chừng. Chỉ cần nghe tiếng sủa của chó hay tiếng kêu của mèo, bảo đảm lũ rắn sẽ hoảng sợ và mau chóng tẩu thoát. Ngoài ra chó và mèo - 2 con vật này sẽ chiếm hết nguồn thức ăn của rắn như (các loài côn trùng, bò sát, chuột,..). Điều này khiến chúng cũng chẳng mấy hứng thú gì với ngôi nhà của bạn nữa đâu.
Xem thêm: Chuột chù vào nhà là điềm lành hay dữ? 06 cách đuổi chuột đơn giản
7. Tự làm dung dịch đuổi rắn
Bạn có thể sử dụng một ít muối hạt hòa chung tỉ lệ 1:1 với tỏi. Sau đó, rắc xung quanh lối đi vào nhà, hoặc bất kỳ nơi đâu ở khuôn viên nhà. Hỗn hợp này sẽ ngăn chặn rắn xuất hiện một cách hiệu quả.
8. Sử dụng bột huỳnh quang (hùng hoàng)
Bột huỳnh quang hay còn gọi là bột huỳnh hoàng, trong loại bột này có chất tên là Arsenic, khi con người hít phải chất này sẽ ảnh hưởng đến men tiêu hóa và dạ dày, thậm chí là ngộ độc nếu hít phải quá nhiều.
Không chỉ con người, mà đây cũng là mùi khắc tinh và rất kỵ đối với loài rắn. Bạn có thể dùng một lượng vừa phải bột huỳnh quang rắc quanh nhà để đuổi rắn đi. Lưu ý, khi thực hiện nhớ đeo găng tay bảo vệ, tránh để rơi vào đồ ăn và nguồn nước sử dụng. Bởi tính độc hại với sức khỏe, nên khuyến cáo, đây là cách phòng rắn vào nhà và là phương pháp chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.
9. Sử dụng thuốc diệt rắn chuyên nghiệp
Để áp dụng phương pháp này, bạn nên lựa chọn những loại thuốc diệt rắn an toàn, không mùi và không gây độc hại cho môi trường. Ưu tiên những loại thuốc có cách thực hiện dễ dàng, được hướng dẫn và tư vấn kỹ từ người bán. Đừng quên xem trên thông tin thuốc có hiệu quả với tất cả các loại rắn hay không nhé!
IV. Khi rắn vào nhà phải xử lý như thế nào?
1. Hãy thật bình tĩnh, không để rắn bị kích động
Loài rắn sẽ không tự nhiên tấn công bạn, trừ khi chúng bị đe dọa. Thế nên, hãy nhẹ nhàng và giữ bình tĩnh là cách tốt nhất. Nếu rắn thu mình lại và há miệng to ra, nghĩa là chúng đang xem bạn là mối đe dọa, lúc này hãy từ từ lùi ra xa để tránh rủi ro.
Có thể bạn chưa biết, rắn còn giữ vai trò kiểm soát số lượng côn trùng trong tự nhiên. Vậy nên, dù có cảm thấy khó chịu, thì cũng đừng vội cố giết chết nó. Bởi có thể nó đang giúp bạn hạn chế bớt số lượng côn trùng có hại trong khuôn viên sinh sống của bạn.
2. Tìm cách đuổi rắn bò ra ngoài
Cách phòng rắn vào nhà này khá mạo hiểm, bạn chỉ nên thực hiện khi biết chắc chắn nó là loài rắn độc và có tính hung hăng. Lúc này đừng dại dột dùng chổi hay vật cứng đánh nó đi, mà hãy nhanh chóng mở hết tất cả cửa hướng dẫn nó bò ra ngoài nhẹ nhàng. Đôi khi, chúng xuất hiện trong nhà bạn chỉ là sự cố nên nó cũng rất muốn tìm cách để ra ngoài.
Một cách khác là bạn có thể lấy một tấm ván hoặc bảng nhựa, dùng chổi quét rắn lên trên tấm bảng. Sau đó, kiếm một các thùng đủ cứng và an toàn úp nhanh lên miếng ván có con rắn. Khi đã tóm gọn được con rắn, bạn hãy cẩn thận mang nó lên rừng cách xa nơi ở và thả chúng đi.
3. Bẫy rắn bằng hộp
Cách bẫy rắn này cũng như bẫy chuột, dụng cụ dùng để bẫy rắn thường là chiếc hộp bên trong có mắc một miếng mồi để nhử rắn vào trong. Phương pháp bẫy rắn bằng hộp, là cách để ngăn rắn bò ra ngoài. Hãy đặt bẫy ở những nơi bạn dễ dàng quan sát được, khi đã bẫy thành công, bạn hãy lên rừng và thả chúng đi.
4. Xịt nước vào rắn
Đây là cách phòng rắn vào nhà nhanh gọn nhất, đối với những loài rắn không có tính độc, bạn có thể dùng vòi xịt nước, xịt nhẹ chúng để chúng đi nơi khác. Thật đơn giản đúng không nào!
Với những cách phòng rắn vào nhà được chia sẻ trên đây, Muaban.net hy vọng sẽ phần nào giảm bớt cảm giác lo sợ, bất an khi vị khách này ghé thăm nhà bạn. Đây đều là những phương pháp an toàn và không gây hại môi trường. Hãy lưu lại để áp dụng khi cần thiết bạn nhé!
Đừng quên truy cập những những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. kênh rao vặt Mua Bán nhé. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net: