Trong thời gian gần đây, măng tây đang trở thành loại nông sản mang lại nguồn kinh tế cao. Có rất nhiều nơi đã áp dụng một số mô hình trồng măng tây thay cho một số loại nông sản khác. Vậy kỹ thuật trồng măng tây hiệu quả, cho năng suất cao như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết sau đây.
1. Thời vụ, ươm giống và gieo cây giống măng tây
Ươm giống và gieo giống là bước đầu tiên để giúp kỹ thuật trồng măng tây hiệu quả nhất. Đó là:
1.1. Thời vụ trồng măng tây
Đầu tiên, cây măng tây là gì? Nó là loại cây trồng dạng thân thảo có ngọn xanh non để chế biến các món ăn. Măng tây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ dao động từ 15 đến 30°C. Loại cây này có thể trồng vào 2 thời vụ trong năm. Đó là cuối cuối tháng 2, tháng 3 và mùa vụ tháng 4 đến tháng 6.
1.2. Kỹ thuật ươm giống và gieo cây giống
Vỏ của hạt măng tây rất cứng nên cần được ngâm trong nước nóng khoảng 50°C. Thời gian ngâm là một ngày và thay nước thường xuyên cách nhau 4 giờ đồng hồ.
Sau một ngày, bà con hãy lấy hạt ra và rửa sạch. Tiếp tục làm lại công đoạn như trên trong 2 ngày. Nếu hạt nào chưa nảy mầm thì tiếp tục rửa sạch và ủ.
Đến khi tất cả những hạt măng tây đều nở và nứt nẻ. Bà con hãy tiến hành gieo hạt với tỉ lệ đất trộn là 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ và 1 phần xơ dừa (có thể sử dụng tro trấu).
Gieo hạt sâu khoảng từ 1 đến 2,5cm và phủ một lớp rơm mục bên trên. Trong quá trình gieo hạt, bà con vẫn bón phân và chăm sóc như bình thường. Khoảng thời gian ươm cây giống măng tây sẽ là từ 3 đến 6 tháng.
2. Đất phù hợp trồng măng tây
Cây măng tây rất thích hợp để trồng trên các loại đất phù sa, đất cát pha, đất nhẹ và đất nham thạch núi nữa. Ngoài ra, nó cũng thích hợp với các loại đất có độ tơi xốp cao và giàu chất hữu cơ.
Bên cạnh việc lựa chọn đất trồng có vị trí thuận lợi, bà con nên chú trọng tới hệ thống tưới nước và dễ dàng thoát nước. Đặc biệt đối với cách trồng măng tây bằng rễ. Điều này sẽ giúp vườn không bị ngập úng trong mùa mưa.
3. Kỹ thuật trồng măng tây
Bước tiếp theo là tiến hành trồng măng tây sau khi đã cấy giống. Cụ thể, làm đất và cách trồng như sau:
3.1. Làm đất
Việc làm đất luôn là một kỹ thuật trồng măng tây thiết yếu. Mọi người hãy xử lý đất thật sạch, không còn cỏ dại và nấm bệnh. Ngoài ra, hãy tạo một rãnh nước nhỏ thoát nước xung quanh để tránh tình trạng ngập úng.
Bà con có thể sử dụng với lưới mắt nhện để ngăn dầu bọ và côn trùng. Đây cũng là cách để phòng chống mưa bão thổi làm hỏng rễ cây. Thời gian làm đất trong kỹ thuật trồng cây măng tây sẽ cách 15 ngày làm 1 lần với trình tự như sau:
- Lần 1: Làm sạch cỏ và cây đất sâu khoảng 40 đến 50cm. Phun thuốc diệt trừ sâu bệnh vào phần cỏ mọc và tiếp tục tại dưới đất.
- Tiếp theo là sau 15 ngày, bà con hãy giải vôi khắp ruộng để khử và tiêu diệt mầm bệnh trong đất.
- Tiến hành bón lót các loại phân chuồng, phân rã, phân hữu cơ để tăng cường dưỡng chất, dinh dưỡng cho đất.
- Tiến hành bón lót lần thứ hai và xới đất cho đều. Đây là bước lên luống đất trồng để chuẩn bị trồng theo hướng dẫn trồng măng tây năng suất.
3.2. Cách trồng
Hãy lựa chọn những loại cây đạt tiêu chuẩn nhất để giúp mang lại hiệu quả năng suất cao. Đối với hàng đơn, mật độ trồng măng tây sẽ tương ứng là 18.000 cây trong 1 ha. Khoảng cách giữa cây măng tây sẽ là 45 đến 50cm. Khoảng cách giữa hàng sẽ là từ 90 đến 100cm.
Đối với cách trồng hàng đôi, mật độ cây sẽ tương ứng là 27.000 cây/ha, khoảng cách giữa hàng cách hàng là 120 -150 cm.
Sau khi trồng xong, bà con hãy lấy đất hai bên mép để lớp và vùi gốc. Hãy phủ một lớp đất cao 5cm để gốc cây măng được bảo vệ tốt nhất. Đây cũng là cách cách trồng măng tây bằng rễ được nhiều người tham khảo.
4. Kỹ thuật trồng măng tây - Bón phân cho cây
Giai đoạn bón phân cho cây là giai đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng măng tây xanh. Mọi người hãy sử dụng những sản phẩm phân hữu cơ thân thiện với môi trường và cho năng suất cao.
Điển hình là các loại phân hữu cơ từ EM gốc hoặc có thể ủ Trichoderma với phân chuồng.
4.1. Hướng dẫn bón phân cho măng tây
4.1.1. Bón thúc giai đoạn dưỡng cây mẹ thay thế
Bón thúc sẽ thực hiện sau từ 15 đến 20 ngày. Bà con hãy thực hiện bán được một lần với phân phức hợp NPK 15 - 15 - 15 cộng với nước. Kết hợp cùng phân hữu cơ vi sinh ủ bằng trichoderma.
Định kỳ cứ từ 10 đến 15 ngày, bà con hãy tiếp tục bón thúc 1 lần. Hãy sử dụng công thức trên để mang lại khả năng sinh trưởng tốt cho cây măng tây.
4.1.2. Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng
Trong quá trình thu hoạch măng tây, bà con chỉ cần bón thúc với 100-150 kg Better NPK 16-12-8-11+TE cộng thêm phân hữu cơ từ nấm đối kháng Trichoderma.
Gốc măng tây càng lớn thì lượng phân bón sẽ cần nhiều. Bà con sẽ cần sử dụng nhiều phân hơn. Chính vì vậy, ủ phân chuồng hữu cơ bằng nấm đối kháng Trichoderma sẽ giúp tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Trung bình nó sẽ tiết kiệm từ 30 đến 35 % chi phí phân bón cho cả mùa vụ trồng cây măng tây.
4.1.3. Trẻ hóa ruộng măng
Trung bình vòng đời của cây măng mẹ là từ 2-3 tháng. Khi thấy bụi măng dần dần chuyển sang màu vàng, tức là măng đã già cỗi, cho năng suất và măng chất lượng kém. Do đó bà con cần tiến hành nuôi dưỡng những cây măng mới, tiến hành nhổ bỏ cây măng già cỗi.
4.2. Hướng dẫn ủ phân hữu cơ vi sinh từ chế phẩm trichoderma
Để thuận tiện hơn, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đang cung cấp và phân phối nấm đối kháng Trichoderma thành từng gói sẵn để bà con tiết kiệm. Cách ủ phân bằng trichoderma được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 500kg: Phân chuồng bao gồm: phần gà, phân vịt phân bò, phân trâu, phân lợn, …
- 500kg: Xác thực vật, rác thải hữu cơ: xơ dừa, rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, vỏ đậu,…
- 1kg chế phẩm sinh học Trichoderma dạng bột.
- 2 - 3kg cám gạo.
- Dụng cụ: cuốc xẻng, nước sạch, bạt.
Bà con nên chuẩn bị vị trí đổ phân chuồng tốt để mang lại lượng phân đạt chuẩn trong cách trồng cây măng tây. Ví dụ như nơi cao ráo, khô thoáng và không bị ngập nước. Nền xi măng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để ủ phân chuồng.
Bước 2: Ủ phân chuồng bằng chế phẩm Trichoderma
- Trộn hỗn hợp phân chuồng và xác thực vật cạnh vị trí chuẩn bị ủ. Sử dụng cuốc xẻng để đảo thật đều mang lại chất lượng phân hữu cơ tốt hơn. Hãy trộn cám gạo và nấm đối kháng Trichoderma để riêng.
- Sử dụng vòi phun sạch nước để tưới lên hỗn hợp đã chuẩn bị. Độ ướt cần đặt khoảng từ 50 đến 60%.
- Dùng cuốc để đánh đều và đập vào trong phần hỗn hợp thật nhanh và phủ bạt kín lại. Như vậy sẽ tạo được môi trường yếm khí tốt.
- Chiều cao của đống phân chuồng hữu cơ sau khi ủa sẽ là 1,5 đến 1,7m. Đường kính sẽ là 3m - 4m.
Theo kỹ thuật trồng măng tây ở miền Bắc, bà con cần ủ trong thời gian từ 25 đến 35 ngày. Tuy nhiên, khi được từ 8 đến 10 ngày, hãy đảo 1 lần để tăng diện tích xử lý hoai mục tốt hơn.
5. Kỹ thuật trồng măng tây - Cách chăm sóc
Bên cạnh việc bón phân, việc cách trồng và chăm sóc măng tây cũng rất quan trọng. Bà con cần lưu ý tới việc tưới tiêu, làm cỏ và chăm sóc. Cụ thể là:
5.1. Tưới tiêu
Người trồng nên tưới cho mang từ 2 đến 3 lần vào mùa hè. Hãy tránh tưới sau 5 giờ để không làm hại tới những mầm măng đang nhú. Vào mùa mưa, bà con hãy làm rãnh thoát nước để tránh tình trạng ngập úng gây ảnh hưởng tới cây trồng.
5.2. Làm cỏ
Bà con hãy chú ý thường xuyên làm cỏ và cắt tỉa xung quanh cây trồng. Đặc biệt, kiểm tra cỏ và nhặt sạch những loại cây già và cành rộng ra xung quanh.
5.3. Cắm cọc chống cho cây
Với cách trồng măng tây năng suất, thời điểm cắm cọc cho cây sẽ là khoảng 1 tháng sau khi trồng. Bởi vì lúc này cây măng sẽ mọc cao và cần cắm cọc từ 1 đến 1,5m. Điều này sẽ giúp thân cây thẳng và không bị nghiêng đổ khi gặp gió.
6. Kỹ thuật trồng măng tây - Phòng sâu bệnh
Trong điều kiện thời tiết hợp lý, tiêu chuẩn, cây măng tây sẽ ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu như cây bị sâu bệnh, mọi người còn có phương pháp xử lý đúng cách.
Trước khi đi vào phòng trừ sâu bệnh, bà con nên hiểu về các loại bệnh mà măng tây hay gặp. Đối với giống măng tây xanh ở miền Bắc, nó thường gặp các loại bệnh là:
- Sâu ăn lá
- Bọ trĩ
- Rệp
- Các bệnh thán thư
- Mốc sương
- Phấn trắng
- Thối rễ, thối măng
- Đốm lá
Cách tốt nhất là ưu tiên những loại thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thảo mộc và chế phẩm EM gốc hoặc bà con cũng có thể pha nấm đối kháng Trichoderma tưới cho cây, để phòng trừ sâu bệnh, tránh dùng chất hóa học. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn trị sâu bệnh tốt.
7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Trong cách trồng măng tây xanh, thời điểm thu hoạch thích hợp nhất sẽ là khi măng nhô lên cao khỏi mặt đất khoảng 25 đến 30cm. Thời gian thu hoạch sẽ là vào khoảng từ 5-9h sáng mỗi ngày. Không nên thu hoạch dưới thời tiết quá nóng.
Sau khi thu hoạch xong, mọi người hãy bỏ thành từng bó và xếp loại măng. Chỉ cần rửa sạch đất và cát ở toàn thân măng. Tuyệt đối không nên làm ướt đầu măng vì sẽ gây tình trạng làm hỏng và thối. Có thể phân loại dòng măng đã sơ chế và dòng măng chưa sơ chế theo yêu cầu của khách hàng.
Mọi người nên bảo quản măng tây sau khi thu hoạch ở nhiệt độ bình thường. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm măng bị già và mất đi lượng chất dinh dưỡng. Trong thời gian chờ vận chuyển, bà con có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 20C hoặc cắm khoảng 5cm chân măng vào cốc nước đá.
Chia sẻ, thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng măng tây. Bà con hãy áp dụng cách bón phân phòng trừ sâu bệnh trên để mang lại năng suất cao nhất. Chúc bà con áp dụng thành công kỹ thuật trồng măng tây.