Kinh nghiệm

Keo 502 dính vào mắt có sao không?

Keo 502 có thành phần chính là hóa chất, do đó khi hít phải hoặc tiếp xúc với mắt và miệng đều có thể gây nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử lý khi bị keo 502 dính vào mắt.

Keo 502 là gì?

Keo 502 có công thức hóa học là CH2=C(CN)-COO-C2H5, là một loại keo công nghiệp nổi tiếng với độ kết dính tuyệt vời. Thành phần chính của keo bao gồm Cyanoacrylate, Methylene Chloride, Acetate, Ethyl acetate và một số phụ gia khác tùy vào mỗi đơn vị sản xuất.

Khác với các loại keo thông thường, keo 502 có thời gian khô rất nhanh

Khác với các loại keo thông thường, keo 502 có thời gian khô rất nhanh, chỉ trong vài giây. Thành phần chủ yếu tạo nên mùi và độ kết dính của keo 502 là Cyanoacrylate, một hợp chất có khả năng kết dính tốt khi gặp nhiệt độ và áp suất phù hợp. Tuy nhiên, Cyanoacrylate có thể bị hòa tan khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc acetone. Do đó, khi chẳng may bị dính keo 502, bạn có thể tẩy keo một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các chất hòa tan phù hợp.

Keo 502 là chất lỏng không màu, trong suốt và có độ nhớt không cao. Dù không dễ cháy nhưng keo dẫn nhiệt khá tốt và dễ bay hơi, gây ra mối nguy hiểm cho mắt nếu không cẩn thận. Chính vì vậy, khi sử dụng keo 502 cần tránh để gần mắt để bảo vệ giác mạc.

Ưu điểm của keo 502

Keo 502 được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhờ những ưu điểm sau:

  • Keo 502 chứa các thành phần hóa chất cho khả năng kết dính nhanh chóng. Khác với những loại keo thông thường cần thời gian lâu để khô, keo 502 chỉ mất từ 5 - 10 giây để khô hoàn toàn, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.
  • Mặc dù còn gọi là keo dán sắt, keo 502 có thể sử dụng để dán nhiều loại vật liệu khác nhau như kính, gỗ, da, đá,... Đặc biệt, keo còn được ứng dụng trong ngành chế tác kim hoàn, đáp ứng nhu cầu xử lý các món đồ trang sức đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cao.
  • Keo 502 có giá tương đối rẻ, chỉ cần vài ngàn đồng là bạn có thể mua được một tuýp keo.
Keo 502 chứa các thành phần hóa chất cho khả năng kết dính nhanh chóng

Những nguy cơ khi keo 502 dính vào mắt

Khi keo 502 bị dính vào mắt, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như sau:

  • Tác động cơ học: Keo 502 có khả năng dính chặt vào mắt, có thể gây sưng mắt, đau và tổn thương thị giác.
  • Phản ứng hóa học: Các thành phần hóa học trong keo 502 có thể gây kích ứng và viêm giác mạc.
  • Tổn thương thị giác: Nếu keo dán bám vào mắt và không được xử lý kịp thời, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến thị giác hoặc tổn thương nghiêm trọng.

Xử lý khi keo 502 dính vào mắt

Khi keo 502 dính vào mắt, bạn cần thực hiện ngay các bước sau:

  • Rửa mắt ngay lập tức: Ngay khi phát hiện keo 502 bị dính vào mắt, hãy rửa mắt dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Nên để nước chảy liên tục để rửa trôi keo khỏi mắt. Việc rửa nên kéo dài vài phút để đảm bảo nước có thể loại bỏ keo và làm mát mắt.
  • Giữ mắt mở: Tránh chớp mắt trong khi rửa. Khi keo 502 đã bắt đầu khô, việc chớp mắt có thể gây trầy xước giác mạc và tổn thương mắt.
  • Đắp khăn lạnh: Sau khi rửa sạch, hãy dùng một khăn sạch, đã ngâm trong nước lạnh và vắt ráo, đắp lên mắt. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm và có người hỗ trợ để thực hiện các bước sơ cứu.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp y tế: Ngay sau khi sơ cứu, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị. Việc đến cơ sở y tế sớm giúp đảm bảo keo 502 được xử lý đúng cách, giảm thiểu nguy cơ tổn thương lâu dài cho mắt.
Khi keo 502 dính vào mắt, hãy rửa mắt dưới vòi nước sạch ngay lập tức

Những lưu ý khi xử lý keo 502 bắn vào mắt

Keo 502 có đặc tính sinh nhiệt trong quá trình khô, có thể gây bỏng mắt. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào lượng keo và vị trí dính keo. Nếu keo chỉ dính ở rìa mắt, nguy cơ thường thấp hơn. Tuy nhiên, nếu keo dính ngay trước thủy tinh thể, nguy cơ có thể rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không xử lý kịp thời. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Theo chuyên gia, khi keo 502 dính vào mắt nên rửa ngay dưới vòi nước sạch. Keo gặp nước sẽ đông lại thành mảng rắn và dễ loại bỏ, giảm nguy cơ tổn thương.
  • Thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức để hạn chế tổn thương tối đa.
  • Chỉ nên dùng nước sạch và khăn sạch nhúng nước để đắp lên mắt. Tránh sử dụng hóa chất hoặc các phương pháp tự điều trị theo dân gian vì có thể gây thêm tổn thương và để lại di chứng nghiêm trọng cho mắt.

Hướng dẫn cách sử dụng keo 502 an toàn

Khi sử dụng keo 502, cần chú ý không dùng lực quá mạnh để bóp keo vì điều này có thể khó kiểm soát lượng keo và gây nguy hiểm nếu keo bắn vào mắt. Ngoài ra, cần trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ trong quá trình làm việc với keo 502:

  • Đeo kính bảo hộ để hạn chế keo bắn vào mắt.
  • Đeo găng tay để dễ dàng hơn khi sử dụng keo và tránh keo dính vào tay.
  • Mặc đồ bảo hộ để tránh keo dính vào da và gây bỏng rát.
  • Làm việc trong ở nơi đủ ánh sáng, thông thoáng. Tránh làm việc trong phòng kín vì hơi keo 502 không thể thoát ra và hít phải có thể gây tổn thương hệ hô hấp.

Cách bảo quản keo 502

Keo 502 là một chất kết dính nhanh khi tiếp xúc với không khí và dễ dàng khô cứng lại. Để bảo quản keo 502 hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Bỏ keo vào ngăn mát tủ lạnh: Việc này giúp hạn chế keo tiếp xúc với không khí bên ngoài. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì tủ lạnh chứa thức ăn, nên để keo riêng và đậy chai keo cẩn thận.
  • Dùng giấy bọc vào nắp keo: Cắt một miếng giấy quấn quanh miệng nắp vòi keo, sau đó đậy lại để ngăn không khí tiếp xúc với keo, giúp keo không bị khô. Khi cần sử dụng, chỉ cần mở nắp.
  • Dùng băng keo đen quấn xung quanh nắp: Lấy băng keo đen quấn một vòng quanh nắp rồi dán lại cẩn thận. Cách này đơn giản và hiệu quả trong việc ngăn không khí xâm nhập vào keo.
Khi bảo quản, nên bỏ keo vào ngăn mát tủ lạnh để hạn chế keo tiếp xúc với không khí bên ngoài

Keo 502 là một sản phẩm hữu ích nhưng cần sử dụng cẩn thận để tránh các tai nạn không mong muốn. Nếu không may keo 502 dính vào mắt, hãy xử lý ngay lập tức theo các bước trên và tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương mắt và bảo vệ sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

  • Mách bạn 5 cách bảo vệ mắt giúp tăng cường thị lực
  • 8 cách bảo vệ mắt khi dùng máy tính mà bạn nên biết
  • Cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại ban đêm