Kinh nghiệm

Chất đạm cung cấp 15 lợi ích vàng cho cơ thể khỏe mạnh

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định hàng đầu để bạn sở hữu một sức khỏe dẻo dai cùng một vóc dáng hoàn hảo. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, trong đó chất đạm là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể con người.

Vì sao chất đạm lại quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta đến vậy? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá nguồn dinh dưỡng “vàng” này qua bài viết sau nhé!

Chất đạm là gì?

Chất đạm là gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất đạm (hay còn gọi là protein) là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Đạm có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Những yếu tố cấu thành nên cơ thể như da, cơ, xương và cơ quan nội tạng phần lớn được tạo nên từ protein. Thêm vào đó, protein còn tạo ra nhiều hormone và enzyme giúp điều hòa các quá trình và phản ứng hóa học trong cơ thể.

Về mặt hóa học, chất đạm không phải một đơn chất mà là tổng hợp của nhiều chất hữu cơ như carbon, hydro, nitơ, oxy hoặc lưu huỳnh mà thành phần căn bản là một chuỗi amino acid với 22 loại khác nhau. Mỗi loại đạm có một amino acid đặc biệt và chúng nối kết với nhau theo thứ tự riêng. Những amino acid này luôn luôn phân biến hoặc được tái sử dụng trong cơ thể. Quá trình này bắt đầu từ khi thai nhi mới được hình thành và kéo dài suốt đời sống của con người.

Trung bình, tỷ lệ chất đạm trong cơ thể người là từ 10 - 20% trọng lượng, tùy theo cân nặng, thể trạng béo hay gầy, già hay trẻ. Và bạn có thể dễ dàng bổ sung chất đạm từ các thịt của loại động vật và thực vật quen thuộc như:

  • Đạm động vật: Các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 - 40% trọng lượng thức ăn.
  • Đạm thực vật: Có trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh…

Khám phá 15 lợi ích của chất đạm đối với cơ thể

Bạn có từng băn khoăn về vai trò của chất đạm đối với cơ thể hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ.

Thực chất collagen là 1 loại protein dạng sợi quan trọng đối với làn da và mái tóc của chúng ta. Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định rằng, collagen cung cấp cho các tế bào, mô và cơ quan như da và tóc được phục hồi và bảo vệ liên tục.

1. Cải thiện sức khỏe cơ bắp

Đây là chức năng quen thuộc nhất mà protein luôn được nhắc tới. Không phải vô cớ mà các huấn luyện viên lại khuyến khích bạn bổ sung protein cho cơ thể nếu muốn sở hữu một vóc dáng với phần cơ bắp săn chắc.

Một chế độ ăn giàu protein giúp xây dựng cơ bắp đồng thời hỗ trợ xây dựng gân, dây chằng và các mô khác giúp duy trì khối cơ khỏe mạnh. Chất đạm cũng giúp sửa chữa các cơ bị tổn thương để phát triển trở lại mạnh mẽ hơn.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Chất đạm có vai trò gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, một trong những vai trò của chất đạm là tăng cường hệ miễn dịch.

Protein giúp làm cho hệ thống miễn dịch mạnh hơn nhiều vì các kháng thể chống lại các bệnh khác nhau được tạo thành từ protein. Các kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh tật bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh khác nhau.

3. Cải thiện hệ thần kinh

Chất đạm có vai trò gì với hoạt động của hệ thần kinh không? Câu trả lời là có. Các nghiên cứu cho thấy rằng protein giúp tăng cường chức năng não khỏe mạnh và do đó thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ. Trên thực tế, protein giúp hình thành các tế bào thần kinh não thực hiện các chức năng của nó một cách trơn tru. Những protein thụ thể hỗ trợ trong việc truyền tín hiệu tới các tế bào và điều chỉnh hệ thần kinh trung ương.

4. Tái tạo mô và tế bào

Ngoài các lợi ích kể trên thì một vai trò của chất đạm không thể không kể đến là tái tạo mô và tế bào.

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể như móng tay, da, tóc. Việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Cơ thể chúng ta cần protein để xây dựng và sửa chữa các mô.

5. Cân bằng hormone

Các loại hormone khác nhau được tạo thành từ các axit amin thực hiện các chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể chúng ta. Enzyme là chất xúc tác protein giúp cân bằng các hormone này. Chúng cũng giúp thực hiện các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra trong cơ thể chúng ta. Hiệu suất của hormone trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào protein.

6. Vận chuyển và lưu trữ các chất trong cơ thể

Câu trả lời cho thắc mắc chất đạm có vai trò gì chất đạm là đảm nhiệm việc vận chuyển và lưu trữ các chất trong cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, protein có chức năng vận chuyển và lưu trữ các chất khác nhau trên màng tế bào. Điều quan trọng mà protein mang lại chính là sự lưu thông trơn tru của máu và nuôi dưỡng các tế bào.

7. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protein cấu thành nên enzyme, những enzyme này hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ quan trọng là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

8. Giúp duy trì cân nặng lý tưởng

9. Giúp chuyển hóa xương

Chất đạm có vai trò gì với sức khỏe hệ xương? Theo các chuyên gia sức khỏe, chất đạm giúp tăng sự hấp thụ canxi và magiê trong cơ thể, do đó làm tăng sức mạnh của xương. Protein cũng giúp chữa lành gãy xương và thậm chí ngăn ngừa loãng xương.

10. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim

11. Kiểm soát lượng đường trong máu

Thừa chất đạm có sao không?

chức năng của gan và thận, từ đó hình thành các bệnh lý ở hai cơ quan này.

Bị táo bón: Việc sử dụng chất đạm có nguồn gốc từ động vật cũng là một trong những nguy cơ khiến bạn bị táo bón nếu sử dụng quá nhiều. Nguyên do là bởi vì hệ tiêu hóa bị thiếu chất xơ từ tinh bột và rau củ. Bị mất nước: Chắc bạn không nghĩ nếu dư chất đạm sẽ bị mất nước đâu nhỉ? Nhưng đây là sự thật, protein cần có nước để hoạt hóa nên vì vậy khi có quá nhiều protein trong cơ thể thì chúng ta sẽ cần nhiều nước hơn.

Đặc biệt với trường hợp ăn nhiều protein mà lại ít uống nước thì khả năng thiếu nước là chắc chắn và từ đó da còn nổi lên những nốt mụn đáng ghét nữa.

Chắc hẳn cái gì nhiều quá cũng không tốt và protein cũng không phải là một ngoại lệ. Với một số tác hại khi nạp quá nhiều protein được nêu ở đây, các bạn hãy tính toán để cân nhắc hàm lượng protein thích hợp trong một ngày của mình nhé!

Thiếu chất đạm bạn sẽ mắc bệnh gì?

  • Thiếu dưỡng chất: Khi khẩu phần ăn thiếu chất đạm có thể dẫn tới việc hấp thu và vận chuyển một số chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dù trong khẩu phần ăn của cơ thể không thiếu chất dinh dưỡng đó.
  • Phù nề: Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch thấp, dẫn tới hiện tượng nước thoát khỏi lòng mạch vào khoảng gian bào dẫn tới hiện tượng phù nề.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến các vấn đề như suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao…

Vì thế, chúng ta cần phải bổ sung đạm mỗi ngày với liều lượng phù hợp để duy trì sức khỏe. Tuyệt đối không loại bỏ chất đạm ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chất đạm - protein trong chế độ ăn uống giúp xây dựng và đổi mới tế bào, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vitamin (A, D, E, K). Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều đạm, mà nên kết hợp trong một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau: bột đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất… để có một thể chất khỏe mạnh và một vóc dáng hoàn hảo bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]