Kinh nghiệm

3 Cách nấu trà sữa truyền thống để bán: Ngon, Đông khách

Học cách nấu trà sữa truyền thống để bán sẽ tạo sự tự tin cho chủ quán khi cạnh tranh. Biết được cách làm cũng dễ sáng tạo dựa trên bản gốc hơn. Thay vì xem những công thức đã bị biến tấu, không chuẩn gốc thì làm theo hướng dẫn dưới đây.

1. Trà sữa truyền thống - thức uống hấp dẫn, giá rẻ cho thực khách

Hiện tượng tủ bán trà sữa đồng loạt xuất hiện trên các vỉa hè, cả trong hàng quán tần suất dày đặc. Không chỉ vậy, hàng nào mở ra cũng thu hút được lượt người quan tâm lớn. Chính sự phát triển nhanh như vũ bão này đã thể hiện rõ nhu cầu của thực khách.

Dù đã xuất hiện nhiều năm nhưng thức uống này vẫn hút khách như thuở ban đầu. Đặc biệt còn làm “mềm lòng” cả những người khó tính, ngày càng đa dạng độ tuổi ưa chuộng hơn. Khó mà đếm được tổng số cốc được bán ra/ngày. Khảo sát sơ bộ tại hàng quán vỉa hè, mỗi xe (dòng mini size) cũng bán tối thiểu hơn trăm cốc.

Giá bán món cũng đa dạng, từ 10K, 15K,… hay dòng sang hơn 50K, 60K,… đều có đủ. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách, bất kỳ độ tuổi nào cũng được thỏa mãn vị giác.

✘✘✘ CHIA SẺ: Cách làm hồng trà sữa

2. 3 Cách nấu trà sữa truyền thống để bán siêu ngon, đắt khách

2.1 Cách nấu trà sữa vị nguyên bản

Vị nguyên bản được pha trực tiếp từ 2 nguyên liệu chính: Trà và sữa. Không như ngoài quán còn thêm các loại syrup tạo hương vị, dưới đây là cách pha cơ bản nhất.

Nguyên liệu: Hồng trà/Trà xanh, đường, sữa tươi,…

Các bước làm:

  • Cho 200gr hồng trà ủ với ~3-4L nước sôi. Nếu dùng trà xanh thì tăng lên thành 5L nước cho 200gr trà. Cân đối lượng nước, trà tùy vào khẩu phần định làm.
  • Cần ủ tối thiểu 20-30” để nước có màu và chắt được chất thơm nồng. Sau đó lọc bỏ cặn và lấy nước thôi nhé.
  • Đun ấm sữa, pha sữa vào trà theo tỷ lệ 1:1. Muốn uống ngọt thì pha thêm đường và chút sữa đặc. Nếu dùng sữa đặc thì giảm tỷ lệ sữa tươi xuống, nếu không sẽ bị nhạt vị.

2.2 Cách làm trà sữa trân châu

Sự kết hợp này tạo điểm nhấn ở những viên trân châu đen bóng, có thể kết hợp nhiều vị khác nhau. Nếu khéo tay hơn còn làm được thành nhiều màu sắc, không chỉ trân châu đen.

Nguyên liệu: Các nguyên liệu nấu trà, bột năng, bột cacao,…

Các bước làm:

  • Ủ và pha trà theo các hướng dẫn bên trên, hoặc có thể tham khảo cách làm trà sữa từ chè khô nếu không chuẩn bị được hồng trà/trà xanh.
  • Rây bột năng, bột gạo cho mịn - Dùng 350gr bột năng thì cho 5gr bột gạo và 1-2 thìa bột ca cao để tạo màu.
  • Thêm nước sôi tư từ, dùng phới trộn đều, tạo hành khối bột dẻo mịn.
  • Muốn thành phẩm thơm hơn thì dùng nước trà nguyên chất để trộn bột. Hoặc tăng vị ngọt thì dùng chai nước bí đao sẵn đun nóng đều được nhé.
  • Lăn bột qua lớp áo bằng bột năng rồi chia thành các sợi đều nhau. Xắt các sợi đó ra, tương đương size hạt trân châu thường thấy.
  • Đun nước sôi để luộc, thả từng chút vào nồi, dùng đũa khua nhẹ để các hạt không dính chùm.
  • Sau khi vớt trân châu thì trộn thêm đường, Ủ 5-7” cho trân châu được ngọt hơn nhé.
  • Tiếp đến, rót trà, trân châu, đá viên vào ly là có ngay thức uống tuyệt hảo.

2.3 Cách làm trà sữa matcha Thái

Muốn pha trà xanh sữa matcha theo kiểu Thái Lan thì mua đúng nguyên liệu nhập từ Thái. Cụ thể như bột trà khô, sữa tươi, sữa đặc,… đều từ Thái là cho vị chuẩn nhất.

Nguyên liệu: Bột matcha, đường, sữa tươi,…

Các bước làm:

  • Bột matcha có nhiều loại khác nhau, trên bao bì sẽ có hướng dẫn sử dụng định lượng nước phù hợp.
  • Chỉ cần đun nước sôi và hòa tan lượng bột muốn pha, sau đó thêm sữa tươi (có đường hay không đường tùy ý).
  • Hoặc dùng sữa đặc/kem đặc pha trà sẽ cho vị béo ngậy hơn. Áp dụng công thức trên để làm trân châu thả vào nhé.
  • Matcha milk tea rất hợp uống nóng, giữ được cái thơm nồng của hương vị nguyên bản. Thêm đá mát lạnh cũng giải quyết nhanh gọn nhé, để lâu đá tan cũng mất ngon.

3. Bật mí bí quyết pha chế trà sữa để bán khách uống khó quên

3.1 Pha chế đúng tỷ lệ

Nhiều bạn pha xong lại không thấy vị trà, mà uống như sữa tươi. Hoặc ngược lại, trà đắng chát, thêm sữa lại thấy vừa ngọt vừa chát, rất khó uống. Khi gặp tình huống này, đích thị là do tỷ lệ trà, đường, sữa không hài hòa với nhau. Hơn nữa, khi ủ cũng nên đậy thật kín, để hở nắp thì hương thơm sẽ bị bay ra ngoài, mất mùi, mất vị.

3.2 Giảm vị đắng của trà

Nếu dùng nguyên liệu chuyên dụng pha trà sữa thì cùng lắm chỉ thấy hơi chát, không bị quá đắng. Còn dùng các loại chè mạn, chè khô đặc trưng để phá có thể sẽ thấy đắng. Áp dụng 2 mẹo bên dưới để giảm vị đắng, dễ uống hơn mà không mất vị nguyên bản.

  • Mật ong: Sau khi lọc bã trà thì pha thêm chút mật ong vào nước. Hỗn hợp này giúp vị đắng được giảm thiểu mà không quá ngọt.
  • Baking Soda: Tương tự, chỉ pha thêm khi trà đã được chắt/gạn lấy nước. Thêm 0.5-1 thìa cà phê baking soda/ 3-4L, vị đắng sẽ được khử đi đáng kể.

3.3 Đa dạng topping đi kèm

Muốn khách uống xong nhớ lâu thì càng nhiều topping càng thêm cơ hội. Có những quán trà chỉ có có vài ba vị thôi, nhưng tới 8-10 loại topping kèm, rất đắt khách. 1 số “gia vị” thông dụng có thể tham khảo như: Trân châu trắng, thạch phô mai, đậu đỏ, trân châu sợi, caramel,… Hoặc sáng tạo thêm lớp phủ cho thành phẩm béo ngậy hơn như kem cheese, kem trứng, kem mặn, kem dừa nướng,…

Cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngoài chăm chút công thức còn phải tính cost nguyên liệu. Khá nhiều NCC nhưng chủ quán hãy ưu tiên lấy sỉ tại những nơi có nguồn gốc minh bạch nhé.