Kinh nghiệm

Các loại cua biển nếu ăn phải còn nguy hiểm hơn cả thuốc độc

Cua là một trong những loại hải sản ngon nhất và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Thế nhưng không phải tất cả loại cua biển nào cũng có thể được đem ra chế biến thành món ăn. Hãy theo dõi bài viết sau để biết được Các loại cua biển nếu ăn phải còn nguy hiểm hơn cả thuốc độc này nhé

Trong mỗi chuyến du lịch biển, chắc hẳn ai cũng luôn muốn thưởng thức được những món ăn chế biến từ cua biển - một loại hải sản có thịt chắc, ngọt, thơm ngon và đặc biệt dễ gây nghiện, được biến hóa chế biến vô vàn công thức như súp, hấp, sốt,... Cua biển ngon là thế, nhưng cũng có một vài loại cua biển dưới đây khi ăn nhầm vào sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu dưới bài viết sau nhé.

1Cua mặt quỷ

Cua mặt quỷ là loại cua biển chứa độc tố phổ biến trải dài từ vùng biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường sống ở các rạn cạn và thủy triều thấp. Cua mặt quỷ có kích thước khá nhỏ gọn trong lòng bàn tay, trên mai có nhiều cục u lồi, dẹt ở ngoài vỏ và màu sắc bắt mắt, không giống những loài cua biển khác.

Trong thịt và vỏ của cua mặt quỷ có một lượng lớn chất kịch độc cho hệ thần kinh như Tetrodotoxin và Saxitoxin, có thể gây tử vong cho con người nếu không may ăn phải dù chỉ là liều cực thấp. Chất độc của cua mặt quỷ chủ yếu trong thịt, trứng và nhiều chất trong thịt càng và chân. Các độc tố này có độc cực mạnh, tương tự như chất độc trong cá nóc, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, ức chế hô hấp.

Hiện chất độc Saxitoxin trong cua mặt quỷ vẫn chưa có thuốc giải độc. Người trúng độc nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao, cần lưu ý tránh xa loại cua nguy hiểm này.

Xem thêm: Cua mặt quỷ là cua gì? Làm thế nào để nhận biết cua mặt quỷ?

2Cua đá biển

Cua đá biển thuộc loại cua đất lớn, có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng khá ngắn. Chúng là loại động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào và thức ăn của nó là các loại thực vật. Khi chín, cua đá biển chuyển sang màu gạch.

Cua đá biển cũng chứa các chất độc nguy hiểm như cua mặt quỷ. Đặc điểm để nhận biết chúng là vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm và rộng nhất khoảng 40mm, phủ kín bởi các u lồi dạng hạt.

Cua đá biển hiếm và rất khó bắt, thịt có vị ngọt thanh nên trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và sử dụng, nếu không làm sạch những chất độc trong nó sẽ gây nên những tiêu cực về mặt sức khỏe và có thể để lại hậu quả đáng tiếc như trên.

3Cua Florida

Đặc điểm nhận dạng của loại cua này là phần vỏ đầu ngực có dạng elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng khá láng phẳng. Cua có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn những vết loang màu đỏ tía, các ngón chân kìm màu sậm. Loại cua này thường sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Tại Đà Nẵng có một trường hợp đáng tiếc xảy ra khi ăn phải loại cua Florida này. Cụ thể là sau khi luộc và ăn cua Florida, nạn nhân vô tình có những biểu hiện lạ như liên tục nôn mửa và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

4Làm gì khi ăn phải cua có độc

Theo các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang: khi ăn phải cua mặt quỷ hoặc các loại hải sản có độc đầu tiên phải tìm mọi cách để nôn toàn bộ ra, uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc, kéo dài thời gian hấp thu và dễ dàng nôn chất độc ra.

Nên sử dụng bột than hoạt tính pha với nước để hút các chất độc của cua trong dạ dày.

Đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.

Để phòng chống ngộ độc cua biển, tốt nhất các bạn không nên ăn những loại cua có màu sắc sặc sỡ, những loại cua lạ, không biết rõ tên và nguồn gốc. Ngoài ra với những loại cua quen thuộc, bạn cũng cần tránh ăn nếu chúng bị chết hoặc gần chết, vì khi đó cua sẽ sinh sôi nãy nở nhiều vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Cua là một loại hải sản ngon làm mê đắm lòng người. Thế nhưng, để đảm bảo cho sức khỏe, những loại cua lạ chúng ta tuyệt đối không nên ăn. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ ghi chú cẩn thận để phân biệt cua khi cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem thêm: Cách phân biệt cua lành, cua độc khi mua hải sản

Tham khảo các loại cá, hải sản bày bán tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH