Kinh nghiệm

ĐÁM NÓI LÀ GÌ? THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO, CÓ KHÓ KHÔNG?

Chắc hẳn các cặp đôi sắp cưới ở đây ai cũng đã từng nghe về đám nói, nhưng đám nói là gì và ý nghĩa như thế nào thì có thể mọi người sẽ chưa hiểu rõ. Các cặp đôi hãy cùng Kim Ngọc Thủy xem qua bài viết này nhé!

Đám nói là gì?

Lễ đám nói theo cách gọi của người miền Nam hay chính là lễ dạm ngõ theo cách gọi của người miền Bắc, đây là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái gặp gỡ và đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau chuyện trò, tìm hiểu và trao đổi về việc tiến hành những nghi lễ tiếp theo.

Mặc dù ngày nay nhiều gia đình đã cho phép con cái được tự do yêu đương nhưng để tiến đến hôn nhân sao cho đúng nghi thức thì cả hai bên gia đình cần một buổi gặp mặt để nhà trai được ngỏ lời xin phép cho cặp đôi chính thức qua lại cũng như tính chuyện trăm năm.

Đám nói có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của lễ dạm ngõ trong nghi thức cưới xin của văn hóa Việt Nam Theo quan niệm và nguyên tắc của lễ nghi do ông bà xưa đặt ra, đám nói hay lễ dạm ngõ là lần gặp mặt chính thức đầu tiên giữa nhà trai và nhà gái. Cả hai bên gia đình sẽ cùng nhau chuyện trò, tìm hiểu và trao đổi về việc tiến hành những nghi thức lễ tiếp theo.

Mặc dù ngày nay nhiều gia đình đã cho phép con cái tự do yêu đương nhưng để tiến đến thành hôn sao cho đúng nghi thức thì cả 2 bên gia đình cần một buổi gặp mặt để nhà trai được ngỏ lời xin phép cho đôi trẻ chính thức qua lại cũng như tính chuyện trăm năm.

Đám nói có cần xem ngày trước không?

Trong thời đại ngày nay, đám nói đã được đơn giản các thủ tục đi nhiều, các gia đình không còn quá khắt khe trong việc chọn ngày lành tổ chức lễ dạm ngõ. Hai gia đình sẽ tự thống nhất một ngày diễn ra lễ dạm ngõ sao cho thuận tiện với công việc và thời gian của cả hai bên. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn rất kỹ tính trong việc xem ngày làm đám nói.

Cô dâu, chú rể nên dành thời gian tìm hiểu nếp sống của gia đình nhau để có cách ứng xử, tiếp đón phù hợp, giúp hai bên gia đình có ấn tượng tốt về nhau.

Đám nói cần phải diễn ra trước lễ ăn hỏi từ 1-2 tháng.

Đám nói nhà trai cần chuẩn bị gì?

Đám nói cần những gì cho đúng lễ nghi? Với những gia đình lần đầu gả con hẳn sẽ bỡ ngỡ vì không biết đám nói cần gì. Thực tế, đám nói chưa quá chú trọng đến lễ vật và hình thức mà chủ yếu là hai bên gia đình có dịp gặp gỡ, trao đổi và bàn bạc về chuyện tương lai của hai con. Thông thường, lễ vật đám nói bao gồm: trầu cau, rượu thuốc, bánh kẹo, hoa quả. Tùy từng vùng miền mà có những lễ vật khác, ví dụ:

- Lễ vật đám nói miền Bắc: trầu cau, cặp trà rượu, ít bánh trái, hoa quả. Lưu ý số lượng những món này phải là chẵn.

- Lễ vật đám nói miền Trung: trầu cau, chai rượu gói giấy đỏ, người miền Trung thường có thêm một số loại bánh đặc sản địa phương như bánh Hồng - món bánh truyền thống của người Bình Định, Phú Yên.

- Lễ vật đám nói miền Nam: cặp rượu, cặp trà được gói trong giấy đỏ, đĩa trầu cau têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Tóm lại, đám nói cần gì và khác nhau như thế nào còn tùy thuộc vào phong tục từng vùng miền nhưng những lễ vật được chọn phải là loại ngon nhất, đẹp nhất để thể hiện sự trân trọng, lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.

Đám nói nhà gái cần chuẩn bị gì?

Để tạo ấn tượng với nhà trai cũng như thể hiện sự quý trọng, nhà gái cũng cần chuẩn bị chu đáo về hình thức. Vậy, tại nhà gái thì đám nói cần chuẩn bị gì?

Dọn dẹp, sắp xếp và trang trí lại nhà cửa: Nhà gái cần dọn dẹp bàn thờ gia tiên và bày mâm ngũ quả để mời ông bà về dự đám nói của con cháu.

Chuẩn bị trà, nước uống, bánh kẹo: Những độ vật này cần bày trí trên bàn sao cho đẹp mắt cùng một bình hoa tươi.

Sắp xếp nơi đỗ xe để khi nhà trai đến không mất thời gian về vấn đề này. Đôi khi những vướng víu này cũng làm cho buổi lễ diễn ra không suôn sẻ.

Chuẩn bị mâm cơm đãi khách: Sau buổi lễ, gia đình nhà gái nên có một mâm cơm hay mâm cỗ để tiếp đãi gia đình nhà trai. Đây cũng thể hiện sự hiếu khách và thể hiện tài nữ công gia chánh của cô dâu.

Ai có thể tham gia đám nói?

- Nhà trai: Không thể thiếu ông bà, bố mẹ của chú rể. Sau đó đến cô, chú, bác,…họ hàng ruột thịt. Nhưng tốt nhất gia đình chú rể sang nhà cô dâu tối thiểu 5 người và tối đa 7 người.

- Nhà gái: Bên phía cô dâu cũng không thể thiếu bố mẹ cô dâu. Có thể có ông bà, cô chú, dì dượng… và những họ hàng ruột thịt.

Tuy nhiên, số lượng người tham gia có thể sẽ thay đổi tùy vào đặc điểm văn hóa từng vùng miền và số lượng thành viên của mỗi gia đình.Hy vọng qua những thông tin này các gia đình có thể hình dung đám nói cần chuẩn bị gì cho thật chu đáo. Tuy đây không phải là nghi lễ quá cầu kỳ, không đặt nặng về lễ nghi hay thủ tục nhưng các gia đình cũng phải có sự chuẩn bị thật chu đáo để cả 2 bên có ấn tượng đầu tốt nhất về nhau.

Kim Ngọc Thủy chúc các cặp đôi có một ngày trọng đại với đầy đủ lễ nghi và thủ tục.