Nếu đang cảm thấy có cảm giác “ngán ăn” hoặc muốn tìm một món lạ miệng giúp cả nhà “đổi vị”, nhất định bạn không nên bỏ qua cách nấu giả cầy miền Bắc ngon đúng điệu dưới đây. Đây là món ăn phổ biến tại miền Bắc và được rất nhiều người Hà Nội yêu thích vì vừa bổ dưỡng, vừa kích thích vị giác lẫn khứu giác tuyệt vời.
Thông thường, người ta dùng nguyên liệu chính là chân giò heo để nấu giả cầy, có khi dùng thịt heo nấu vẫn được. Món giả cầy dường như đã quá thân thuộc với các gia đình miền Bắc những cũng đang dần phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhờ thơm ngon, hấp dẫn. Với hương vị đậm đà của thịt chân giò hòa quyện cùng mùi thơm dễ chịu tỏa ra từ riềng mẻ đã tạo nên món ăn mà chỉ cần ngửi thôi đã khó cưỡng lại được sức hấp dẫn không thể chối từ. Đặc biệt, vào những ngày mùa đông hay thời tiết lạnh, ăn món thịt giả cầy miền Bắc hứa hẹn sẽ giúp bạn có bữa ăn ngon miệng khó quên.
Chuẩn Bị Nguyên Liệu Nấu Món Giả Cầy Miền Bắc
Cách Nấu Giả Cầy Miền Bắc Ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Chân giò đem thui bằng rơm cho tới khi phần da xém vàng, cạo lông, rửa lại thật sạch sau đó đem chặt miếng cỡ bao diêm.
- Riềng cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi đập dập, thái nhỏ.
- Sả rửa sạch, bóc bỏ phần vỏ già rồi xắt lát mỏng hoặc bằm (xay) nhuyễn.
- Mẻ cho vào bát và thêm một chút nước lọc khuấy đều sau đó lọc lấy nước.
- Ớt sừng rửa sạch, thái lát.
Bước 2: Ướp chân giò
Cho chân giò vào nồi cùng với riềng, sả và hỗn hợp gia vị gồm: 1 thìa canh bột nghệ, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh mắm tôm, ớt sừng, nước mẻ, 1 muỗng canh muối, sau đó đảo đều rồi ướp ít nhất khoảng 1 giờ hoặc qua đêm sẽ càng ngon hơn.
Bước 3: Nấu giả cầy
Sau khi đã ướp xong, bạn đặt nồi lên bếp, thêm vào 1 thìa dầu ăn, bật lửa vừa rồi xào cho nguyên tới khi thịt săn lại, dậy mùi thơm.
Tiếp tục đổ thêm nước vào cho xăm xắp mặt thịt rồi hầm thêm khoảng 30 phút cho thịt chín mềm, lượng nước giảm còn khoảng 1 nửa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là bạn có thể tắt bếp. Vậy là chỉ với những nguyên liệu nấu giả cầy đơn giản, bạn đã có món mới hấp dẫn chiêu đãi cả nhà rồi.
Một Số Lưu Ý Khi Nấu Chân Giò Giả Cầy Tại Nhà
- Nên dùng chân giò trước của lơn để nấu vì thịt tương đối mềm, nhiều gân rất thích hợp cho món hầm.
- Khi nấu chân giò giả cầy bằng nồi thường, trong quá trình nấu bạn có thể đổ thêm nước để nấu cho thịt mềm hơn.
- Nếu dùng nồi áp suất để hầm thì bạn không nên cho thêm nước, bạn chỉ cần đun sôi với lửa thấp trong khoảng 15 phút.
- Món chân giò giả cầy thông thường được ăn kèm với bún và bắp chuối…
- Nên thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn.
Một Số Món Ngon, Bổ Dưỡng Khác Từ Giò Heo
- Giò heo hầm hạt sen: Là một món ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt chúng phù hợp với những người có thể trạng suy nhược, ốm đau lâu ngày. Giò heo hầm hạt sen cũng là thần dược giúp chị em phụ nữ giúp chăm sóc sắc đẹp, cải thiện làn da.
- Giò heo hầm cải xanh: Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu quen thuộc như giò, cải xanh, cà chua, hành tây, sả… chúng tạo nên hương vị hấp dẫn đến khó cưỡng, cuốn hút người ăn.
- Giò heo hầm khoai sọ: Món ăn không thể nào bỏ qua trong danh sách những món ngon từ giò heo, đặc biệt bổ dưỡng. Với món ăn này, bạn chưa cần đến một giờ hầm là đã có món ăn hấp dẫn, siêu ngon chiêu đãi cả nhà.
- Giò heo hầm đu đủ: Là một món ăn bổ dưỡng, phù hợp cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Bữa cơm gia đình ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì không chỉ cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho mọi người mà còn là khoảng thời gian sum họp quý giá, giúp các thành viên trong gia đình sẻ chia, gắn bó nhau hơn. Đây cũng là lý do mà rất nhiều người đã tìm đến các lớp học nấu các món ngon Hà Nội để có thể tự tay chuẩn bị những “bữa cơm ngon, canh ngọt” cho mình và những người thân yêu, giúp gìn giữ hạnh phúc.
Nếu bạn đang có nhu cầu học nấu ăn ngon chuyên nghiệp để trở thành đầu bếp, kinh doanh ẩm thực hay cải thiện kỹ năng nội trợ, đăng ký ngay tại form bên dưới để được Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!