Kinh nghiệm

Xuân phân 2023 là ngày nào?

Tiết Xuân phân là tiết thứ 4 trong 24 tiết khí, nằm trước tiết Thanh minh và sau tiết Kinh trập. Trong tiết này, thời tiết ấm áp, không khí ẩm, vật nuôi sinh trưởng.

24 tiết khí là gì?

Khái niệm tiết khí được sử dụng trong lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. 24 tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời, bao gồm:

Xuân phân là một trong 24 tiết khí.

Mùa xuân có các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ.

Mùa hạ có các tiết Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử.

Mùa thu có các tiết Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng.

Mùa đông có các tiết Lập đông, Tiểu tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Mỗi tiết khí bắt đầu vào những ngày tương đối cố định theo Dương lịch. Việc theo dõi lịch tiết khí giúp người dân tối ưu chuyện trồng trọt, chăn nuôi theo mùa vụ. Trong văn hóa nông nghiệp, nhiều nghi lễ cúng bái được thực hiện vào những ngày Lập xuân, Lập hạ... mà ý nghĩa, mục đích từ thời cổ xưa chính là để cầu mong mùa màng bội thu, mọi nhà sung túc.

Xuân phân 2023 là ngày nào?

Trong tiết Xuân phân với "xuân" ý chỉ mùa xuân trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và "phân" với ý nghĩa là ở chính giữa. Vì vậy, Xuân phân được hiểu là thời điểm giữa mùa xuân.

Tiết Xuân phân thường rơi vào ngày 20/3 hoặc 21/3 dương lịch sau tiết Kinh trập và sẽ kết thúc vào ngày 3/4 hoặc 4/4 để bước sang tiết Thanh minh.

Năm nay, tiết Xuân phân sẽ diễn ra vào ngày 21/3/2023 dương lịch tức 30/2 âm lịch.

Đặc điểm của tiết Xuân phân

Vào ngày Xuân phân, thời gian đêm và ngày sẽ dài bằng nhau. Vì quỹ đạo của Trái đất không thẳng đứng mà nghiêng 23 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, nên sẽ có nơi tiếp nhận ánh sáng từ Mặt trời nhiều hơn một nơi khác ở bán cầu còn lại. Vào 2 ngày Xuân phân và Thu phân trong năm, Trái đất sẽ hướng thẳng về Mặt trời, nên ngày và đêm sẽ dài như nhau. Nhưng Trái đất không ngừng chuyển động, nên sự bằng nhau này sẽ nhanh chóng bị phá vỡ.

Đặc điểm của ngày Xuân phân là ngày và đêm dài bằng nhau.

Thời điểm tiết trời chuyển sang Xuân phân cũng là lúc không khí lạnh của mùa đông dần biến mất để nhường chỗ cho khí hậu ấm áp cùng những cơn mưa đầu mùa báo hiệu cho sự sinh sôi nảy nở, sự tươi tốt của thiên nhiên và muôn loài.

Mặc dù không khí ấm đã xuất hiện nhưng hiện tượng ẩm thấp do những cơn mưa kéo dài có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và một số hoạt động ngoài trời thường bị trì hoãn và kéo dài.

Trong phong thủy, tiết Xuân phân được coi là thời điểm có nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho âm dương cân bằng, là tiết khí cực kỳ tốt trong 24 tiết khí.

Do vậy, thời điểm này rất thích hợp để tiến hành những việc đại sự trong đời người như đám cưới, đám hỏi. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tiết Xuân phân là thời gian vạn vật sinh sôi, nảy nở nên những cặp vợ chồng nào sinh hạ con cái vào khoảng thời gian này đều sẽ gặp may mắn và an lành. Con trẻ lớn lên cũng sáng dạ, thông minh và mọi chuyện luôn được hanh thông.

Các quốc gia làm gì trong ngày Xuân phân?

Một số quốc gia ở Bắc Bán cầu xem đây là ngày bắt đầu mùa xuân theo thiên văn.

Ở nhiều quốc gia, đây được xem là một dịp lễ hội. Người Iran có lễ hội Norouz; ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbatcủa những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này; Lễ hội Chol Chnam Thmay mừng năm mới của người Khmer bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch.

Vào dịp này, các ngày Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Miến Điện cũng bắt đầu được tổ chức vào giữa tháng 4. Giữa tháng 3 cũng bắt đầu tháng Nisan, tháng đầu tiên theo lịch tôn giáo của người Do Thái. Năm mới Tamil của người nam Ấn Độ được tổ chức sau ngày Xuân phân, được gọi là Tamil Nadu.

Tại Nhật Bản, ngày Xuân phân là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.

Với các quốc gia theo đạo Cơ đốc, Lễ Phục sinh được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn tính từ ngày Xuân phân.

Ngày 21/3, thế giới kỷ niệm Ngày Trái đất đúng vào dịp Xuân phân.