Kinh nghiệm

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy có sao không? Phải làm sao để hết?

Tình trạng đổ ghèn ở mắt khi ngủ dậy rất bình thường. Tuy nhiên, người bệnh đột ngột đổ nhiều ghèn có thể cảnh báo mắt gặp tình trạng như dị ứng, khô mắt, viêm kết mạc (đau mắt đỏ) hoặc một số vấn đề nhiễm trùng khác. Vậy mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy có sao không? Phải làm sao để hết? Bài viết này được thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung tâm Mắt Công Nghệ Cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn nhiều sau khi ngủ dậy và cách loại bỏ an toàn, bảo vệ mắt.

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là gì?

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là tình trạng ghèn (gồm chất nhầy, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác) tích tụ nhiều ở khóe mắt, dọc đường lông mi khi ngủ. Nếu ghèn có màu xanh hoặc vàng và kèm theo triệu chứng mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc đau mắt có thể cảnh báo người bệnh bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hoặc gặp bệnh về mắt và cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân sáng ngủ dậy mắt lại có ghèn

Một số nguyên nhân mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy vào buổi sáng bao gồm:

  • Ngủ: mắt thường sản xuất chất dịch cả ngày để bảo vệ, loại bỏ các chất thải, mảnh vụn có hại từ bề mặt trước và màng nước mắt tạo thành ghèn [1]. Hỗn hợp này có thể ướt và dính hoặc khô và giòn tùy vào lượng chất lỏng trong chất thải đã bay hơi. Khi ngủ, mắt không chớp nên ghèn thường tích tụ ở khóe mắt. Tình trạng mắt đổ ghèn sau khi ngủ dậy là rất bình thường.
  • Dị ứng: người có cơ địa dị ứng theo mùa có thể thức dậy với đôi mắt ngứa, đỏ, sưng và đóng ghèn nhiều. Bởi, cơ thể dị ứng sẽ tiết ra chất nhầy để làm sạch kỹ hơn. Vì vậy, mắt đổ ghèn khi ngủ dậy có thể do dị ứng.
  • Đau mắt đỏ: người bệnh đau mắt đỏ sẽ thấy dịch tiết dính hơn nên có nhiều ghèn mắt khi ngủ dậy. Nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, dịch tiết sẽ có màu vàng hoặc xanh lục. Nếu bệnh do virus gây ra, dịch tiết sẽ có màu khác.
  • Khô mắt: khi nước mắt sản xuất ít hoặc không cân bằng hợp lý giữa dầu và nước có thể gây khô mắt. Điều này khiến mắt đổ ghèn nhiều để cân bằng lại độ ẩm trong mắt. Khô mắt xuất hiện do lão hóa, sử dụng kính áp tròng, thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các yếu tố môi trường như khói, gió và việc sử dụng kéo dài các thiết bị kỹ thuật số.
Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân như dị ứng, đau mắt đỏ, khô mắt,…

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy có sao không?

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy kèm theo một số triệu chứng sau có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh, bao gồm:

  • Nhiều ghèn, dịch tiết màu vàng, xanh lá.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mắt đỏ.
  • Mí mắt sưng.
  • Cảm thấy đau mắt.

Thông thường, ghèn ở khóe mắt khi thức dậy là điều bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nhận thấy mắt sau khi ngủ dậy nhiều ghèn hoặc chất dịch tiết nhiều và tính chất khác thường có thể báo hiệu đã nhiễm trùng ở mắt hoặc tình trạng khác như viêm bờ mi, khô mắt,… Vì vậy, người bệnh nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và lên liệu trình điều trị phù hợp.

Sáng ngủ dậy mắt đổ ghèn nhiều cảnh báo bệnh gì?

Một số bệnh làm sáng ngủ dậy mắt đổ ghèn nhiều, bao gồm:

  • Viêm kết mạc: đau mắt đỏ (viêm kết mạc) tình trạng mô trong suốt lót bề mặt trong mí mắt và lớp phủ ngoài mắt bị viêm đỏ. Người bệnh viêm kết mạc ở một hoặc cả hai mắt do virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra. Khi viêm kết mạc, phần tròng trắng của người bệnh có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ, mí mắt sưng húp, rủ xuống, đổ nhiều ghèn và đóng vảy trên lông mi hoặc mí mắt [2]. Ghèn sẽ trông khác nhau tùy theo loại viêm kết mạc người bệnh mắc phải. Cụ thể:
    • Viêm kết mạc do vi khuẩn: ghèn sẽ dính, chất đặc màu xám, vàng hoặc xanh lục. Ghèn này sẽ dính quanh mí mắt và lông mi khiến người bệnh khó mở mắt khi sáng ngủ dậy.
    • Viêm kết mạc do virus: tình trạng này mắt sẽ đổ ghèn dạng nước màu trắng hoặc vàng.
    • Viêm kết mạc do dị ứng: tình trạng này, ghèn ở mắt có thể dạng nước hoặc sợi. Dạng viêm kết mạc này thường không lây.
  • Chắp mắt: đây là nốt sưng đỏ, không đau xuất hiện ở mí mắt. Tình trạng này hình thành do tuyến dầu (meibomian) ở mắt bị tắc nghẽn. Chắp mắt có thể tự khỏi, không cần điều trị nhưng nếu cản trở tầm nhìn hoặc tái phát hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị dứt điểm.
  • Lẹo mắt: đây là tình trạng mí mắt trên hoặc dưới xuất hiện khối u nhỏ, gây đau, nhức, sưng và khó chịu. Lẹo mắt có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Khi vi khuẩn mắc kẹt bên trong tuyến dầu gần đường mi mắt, gây kích ứng, tích tụ độ ẩm, tạo thành lẹo mắt.
  • Viêm bờ mi mắt: đây là chứng rối loạn mạn tính của mí mắt do tình trạng viêm của nang lông mi hoặc sản xuất dầu bất thường từ tuyến dầu (meibomian) ở rìa trong của mí gây ra. Với người bệnh mắc chứng rối loạn chức năng tuyến dầu (meibomian), mắt sẽ đổ ghèn nhiều sau khi ngủ dậy với chất dịch màu vàng hoặc xanh, cùng triệu chứng khó chịu và đau.
  • Tắc ống dẫn nước mắt: khi ống dẫn nước mắt bị chặn hoặc nén sẽ tiết ra chất dính màu vàng hoặc trắng dọc theo mắt. Trẻ sơ sinh mắc tình trạng này có thể do tắc nghẽn bẩm sinh ống dẫn nước mắt. Với người lớn, ống dẫn nước mắt bị tắc thường do viêm hoặc nhiễm trùng.

Mắt bị đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy phải làm sao?

Mắt bị đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy, người bệnh cần làm một số điều sau:

1. Cách khắc phục

Người bệnh thường có thói quen dụi mắt lấy ghèn mỗi sáng thức dậy nhưng không đảm bảo an toàn. Người bệnh hãy ngâm khăn đủ ẩm ấm, đắp lên mí mắt và lông mi rồi dụi thật nhẹ để lấy ghèn mỗi sáng. Việc này giúp hạn chế tay chạm và lây vi khuẩn vào mắt, đặc biệt khi ghèn tiết nhiều. Trường hợp đau mắt đỏ, nhiễm trùng ở một mí mắt, người bệnh cần dùng khăn sạch riêng cho mỗi mắt để tránh lây bệnh từ mắt này sáng mắt còn lại.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt không kê đơn, nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán, kê đơn thuốc kháng sinh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt không kê đơn, nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt.

>> Tìm hiểu thêm về: Cách chữa mắt bị đổ ghèn ở người lớn

2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi mắt đổ ghèn có những dấu hiệu sau:

  • Ghèn có màu xanh lá hoặc vàng.
  • Cảm thấy đau mắt.
  • Mí mắt sưng.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mờ mắt.

Hướng dẫn đề phòng tình trạng mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy tái phát

Một số cách đề phòng tình trạng mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy tái phát, bao gồm:

  • Dùng khăn ẩm ấm và sạch lau nhẹ mắt trước và sau khi ngủ [3].
  • Tẩy trang sạch lớp phấn trang điểm ở mắt.
  • Tránh chạm và dụi mắt.
  • Rửa tay sạch khi chạm mắt.
  • Sử dụng và vệ sinh kính áp tròng đúng cách.

Trung tâm Mắt Công Nghệ Cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng người bệnh. Đặc biệt, Trung tâm Mắt Công Nghệ Cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ chuẩn 5 sao gồm:

  • Chọn bác sĩ, đặt lịch khám.
  • Hỗ trợ thanh toán BHYT.
  • Tiến sĩ, Thạc sĩ, bác sĩ đầu ngành về Mắt.
  • Khu phòng nội trú, phòng khám chuẩn khách sạn.
  • Dịch vụ chăm sóc tận tâm.
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy nếu ở tình trạng nhẹ người bệnh sẽ không chú ý và xem như điều bình thường. Thông qua bài này, người bệnh hiểu hơn về những dấu hiệu cảnh báo bệnh ở mắt khi ghèn đổ nhiều và cách chăm sóc, vệ sinh mắt an toàn. Đồng thời, người bệnh nhận thấy mắt mờ, đổ nhiều ghèn đột ngột hoặc gây đau, sưng hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.