Kinh nghiệm

3 cách trị say xe vĩnh viễn hiệu quả dành cho những ai chưa biết

Nhiều người ám ảnh khi đi xe buýt, taxi, xe đò, tàu lửa… do say xe. Bị say xe (mệt, đau bụng, đổ mồ hôi lạnh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt) nên họ phải từ bỏ nhiều chuyến du lịch, đi chơi cùng người thân, bạn bè. Vậy có cách trị say xe vĩnh viễn, dứt điểm không?

Say xe là gì?

Say xe là tình trạng não nhận được thông tin mâu thuẫn từ mắt, tai trong, dây thần kinh ở khớp và cơ khi cơ thể con người có phản ứng khi di chuyển trên tàu, xe, máy bay… Các tình huống say xe thường gặp như ngồi trên ô tô nhưng không nhìn thấy cảnh vật phía trước xe đang chạy hoặc đọc sách khi xe đang di chuyển…

Lúc này, tai trong của hành khách sẽ cảm nhận được chuyển động nhưng mắt và cơ thể thì không. Khi đó cơ thể không thể hiểu được thông tin được gửi tới. Nhiều chuyển động trong ô tô, máy bay, tàu thuyền; thậm chí các trò chơi tàu lượn trong khu giải trí có thể khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, đau đầu…

Say xe gây cản trở những chuyến du lịch đường dài của nhiều người.

Ai dễ bị say xe?

Ước tính 3 người sẽ có một người say tàu xe vào một thời điểm nào đó trong đời. (1)

  • Trẻ em từ 2-12 tuổi dễ say xe hơn nhưng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường không bị ảnh hưởng.
  • Người trên 50 tuổi ít say tàu xe hơn.
  • Phụ nữ dễ say tàu xe hơn đàn ông, đặc biệt phụ nữ đang mang thai, đang có kinh nguyệt hoặc đang dùng thuốc hormone.
  • Người bệnh bị đau nửa đầu dễ say xe hơn người bình thường.
  • Một số loại thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng buồn nôn do say tàu xe.

Các yếu tố khác sau đây làm tăng khả năng say xe:

  • Gia đình có người say xe.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Rối loạn tai trong.
  • Bị bệnh Parkinson.

Nguyên nhân gây say xe

Não của bạn nhận tín hiệu từ các bộ phận cảm nhận chuyển động của cơ thể bao gồm: mắt, tai trong, cơ và khớp. Khi các bộ phận này gửi thông tin trái ngược nhau, não không biết cơ thể đang đứng yên hay di chuyển. Phản ứng bối rối của bộ não khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn.

Ví dụ: khi đi ô tô, mắt nhìn thấy cây cối đang chuyển động, tai trong cảm nhận chuyển động của động cơ xe. Các cơ và khớp nhận định cơ thể đang đứng yên. Não nhận được các thông điệp giữa những bộ phận mâu thuẫn với nhau làm rối loạn nhận định thông tin khiến cơ thể có các triệu chứng của say xe. Không chỉ khi đi ô tô, một số hoạt động khác cũng khiến con người có triệu chứng say xe bao gồm: trò chơi mạo hiểm như tàu lượn, cầu trượt… trải nghiệm thực tế ảo, đọc sách, xem điện thoại khi đang chuyển động, đi thuyền, xe lửa, máy bay…

Trẻ em là đối tượng dễ bị say xe.

Triệu chứng say tàu xe

Khi say tàu xe, cơ thể đột nhiên gặp một số triệu chứng sau: (2)

  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Cáu gắt
  • Không tập trung
  • Tăng tiết nước bọt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Da nhợt nhạt, đổ mồ hôi
  • Thở nhanh, hơi thở ngắn, chảy nước dãi
  • Buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu trong người…

Những triệu chứng khi say xe khiến cơ thể mệt mỏi và có thể vài ngày sau vẫn thấy mệt. Do vậy, say xe là nỗi e ngại của nhiều người khi nói đến sử dụng phương tiện như ô tô, xe bus, tàu, máy bay, tàu lửa… Vậy bị say xe có điều trị dứt điểm được không?

Hướng dẫn cách trị say xe vĩnh viễn, dứt điểm

Không có cách điều trị say xe vĩnh viễn. Khi đi xe, người dân có thể chọn phương pháp uống thuốc hoặc một số mẹo để tránh triệu chứng say xe bao gồm: (3)

  • Dùng thuốc: thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị chứng say tàu xe. Những loại thuốc không an thần dường như kém hiệu quả hơn. Thuốc kháng histamin thường được sử dụng để điều trị chứng say xe bao gồm: cyclizine, dimenhydrinate, meclizine, promethazine. Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị say xe là thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng dopaminergic, metoclopramide, benzodiazepin… Dù trẻ em dễ say tàu xe hơn nhưng các thuốc chống say xe không được khuyến cáo dùng cho trẻ.
  • Thay đổi vị trí ngồi và hành động nhằm giảm say xe như: ngồi ghế trước của ô tô, tựa đầu vào lưng ghế, nhắm mắt lại để não bộ cảm nhận được sự di chuyển của cơ thể.
  • Chế độ ăn uống: trước khi lên xe nên uống nhiều nước, chọn thực phẩm ít chất béo, nhạt, ăn nhiều tinh bột. Tránh ăn quá no, nhiều thịt, dầu mỡ, đồ chua, cay gây khó chịu cho dạ dày. Không uống rượu, cà phê và hút thuốc.
  • Giảm cảm giác của cơ thể bằng cách nằm ngửa, nhắm mắt, ngủ hoặc nhìn về phía chân trời.
  • Ngửi các hương thơm trị liệu như: bạc hà, hoa oải hương, vỏ cam, quýt… Ngậm kẹo có hương vị bạc hà, gừng cũng giảm được triệu chứng say xe.
  • Đi tàu xe nhiều hơn, đây là cách giúp cơ thể thích nghi với tàu xe, lâu dần sẽ giảm các triệu chứng say xe.
  • Tránh đọc sách, xem điện thoại khi xe đang di chuyển làm tăng nguy cơ say xe.
  • Nếu có thể, hãy kéo kính xe xuống, không khí trong lành giúp giảm say xe hiệu quả.

Tùy vào phương tiện di chuyển, bạn có thể thay đổi vị trí để tránh say xe bao gồm: (4)

  • Thuyền: ngồi giữa thuyền ở boong trên.
  • Xe buýt: ngồi gần cửa sổ.
  • Ô tô: ngồi dãy ghế phía trước.
  • Tàu lửa: chọn chỗ ngồi có cửa sổ hướng về phía trước.
  • Tàu du lịch: đặt cabin ở trước hoặc giữa tàu, chọn cabin ở tầng thấp gần mặt nước hơn.
  • Máy bay: ngồi gần cửa sổ và ngồi gần cánh máy bay.
Nhắm mắt hoặc ngủ giúp giảm say xe hiệu quả.

Một số cách cấp cứu tức thì tình trạng say xe hiệu quả

Khi cơ thể thấy mệt mỏi, buồn nôn hãy kéo kính xe xuống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải hơn tức thì vì nhờ khí trời tự nhiên. Cố gắng đánh lạc hướng của bộ não bằng cách hát, nghe nhạc hoặc nói chuyện với người bên cạnh.

Say xe thường không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiếm khi có người bị nôn mửa không thể ngừng. Việc nôn quá nhiều có thể gây mất nước, hạ huyết áp. Ngay lúc đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Có nên đến gặp bác sĩ không?

Say xe thường không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp có các triệu chứng sau cần đến bệnh viện: buồn nôn thường xuyên hoặc nôn mạn tính, dai dẳng. Hoặc người bệnh có triệu chứng say tàu xe dù không sử dụng ô tô, tàu lửa. Cơ thể mệt mỏi nhiều ngày, mất nước, hạ huyết áp.

Say xe không gây khó chịu cho nhiều người khi sử dụng phương tiện giao thông. Mệt mỏi, buồn nôn làm con người ám ảnh mỗi khi đến gần xe, tàu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Chưa có cách trị say xe vĩnh viễn, tuy nhiên người dân có thể sử dụng thuốc say xe hoặc một số mẹo giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Hãy áp dụng các cách trị say xe vĩnh viễn trên đây để tránh những cảm giác khó chịu khi đi tàu xe. Trong trường hợp say xe dẫn đến nôn ói kéo dài, mệt mỏi, tim đập nhanh, run rẩy cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Hoặc gọi xe cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua hotline Hà Nội 024 3872 3872 - 0247 106 6858, TP. Hồ Chí Minh 093 180 6858 - 0287 102 6789.