Cơm gạo lứt ngày càng được nhiều người sử dụng bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm lo âu, đau thần kinh rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị tiểu đường và muốn giảm cân. Tuy nhiên, gạo lứt hơi khó ăn nếu không biết cách nấu đúng, cơm gạo lứt rất dễ bị cứng và khô. Vì thế, hôm nay SUNHOUSE giới thiệu tới các bạn 3 cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện tử rất đơn giản, hạt gạo mềm dẻo ăn ngon hơn cả cơm tẻ dưới đây.
Gạo lứt có nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau
1. Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện
Cơm gạo lứt là món ăn được nấu từ gạo lứt, loại gạo chỉ được xay bỏ lớp vỏ trấu cứng bên ngoài, giữ nguyên phần cám và mầm gạo. So với gạo trắng, gạo lứt có màu nâu hoặc đỏ sẫm, hương vị bùi, dẻo và giàu dinh dưỡng hơn.
Lợi ích của việc ăn cơm gạo lứt:
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý
- Kiểm soát lượng đường huyết
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
- Ngăn ngừa táo bón
- Cải thiện sức khỏe da và tóc
- Tăng cường sức đề kháng
- Ngăn ngừa ung thư
Cùng SUNHOUSE tìm hiểu cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện tại nhà qua 5 bước đơn giản sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo lứt (gạo lứt nâu, gạo lứt đỏ,...)
- Nước
- Muối (tùy chọn)
Bước 2: Vo gạo lứt
Bước 3: Ngâm gạo lứt khoảng 40 phút
Hầu hết các loại gạo lứt khá cứng nên để nấu nhanh hơn bạn nên ngâm gạo với nước sạch trong 40 - 45 phút. Sau đó, để gạo ráo nước đổ vào nồi cơm để bắt đầu nấu
Bước 4: Đong nước
- Cho gạo đã ngâm vào nồi cơm điện.
- Thêm nước theo tỷ lệ 1:2 (1 chén gạo lứt : 2 chén nước).
- Có thể thêm một ít muối cho vừa ăn.
- Đậy nắp nồi cơm điện và bật nút nấu.
Đong nước gạo lứt trước khi bật chế độ nấu
Bước 5: Bật chế độ nấu cơm
Đóng lắp nồi cơm và ấn chế độ nấu. Sau đó bạn chỉ cần đợi cơm gạo lứt chín và thưởng thức
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon - giữ trọn dưỡng chất
2. Cách nấu gạo lứt với các loại hạt
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo lứt (gạo lứt nâu, gạo lứt đỏ,...)
- Các loại hạt (hạt sen, hạt đậu đỏ, hạt ý dĩ,...)
- Nước
- Muối (tùy chọn)
Bước 2: Ngâm gạo lứt và rửa sạch các loại hạt
- Vo sơ gạo lứt 2-3 lần với nước.
-
Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 45 phút để gạo mềm hơn.
-
Rửa sạch các loại hạt.
Bước 3: Trộn đều gạo lứt và các loại hạt
-
Trộn đều gạo lứt đã ngâm và các loại hạt vào nồi cơm điện.
-
Thêm nước theo tỷ lệ 1:2 (1 chén gạo lứt : 2 chén nước).
-
Có thể thêm một ít muối cho vừa ăn.
-
Đậy nắp nồi cơm điện.
Bước 4: Bật điều chỉnh chế độ nấu
Với nồi cơm điện cơ: bạn chỉ cần ấn nút nấu và sau đó đợi cơm nấu chín. Sau khi cơm bật sang chế độ ủ được khoảng 10 phút, bạn có thể ấn lại nút nấu một lần nữa để cơm gạo lứt đen được nấu chín mềm hơn.
Với nồi cơm điện tử:
Người dùng cắm điện, chọn chế độ nấu gạo lứt (brown rice) trên nồi cơm điện. Khi cơm chín, nồi cơm sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng, người dùng nên để cơm trong nồi ủ khoảng 15 phút sau khi nấu để cơm được dẻo hơn.
Để có được cái nhìn tổng quát về các về thao tác sử dụng nồi cơm điện tử nấu gạo lứt, cụ thể là với nồi cơm điện tử SUNHOUSE, bạn có thể tham khảo các bước sau:
-
Bước 1: Chọn “Tính năng/Function”, sau đó chọn “Nấu tiêu chuẩn/Standard Cook”
-
Bước 2: Chọn “Tùy chọn gạo/Rice type option”, chọn chế độ “Gạo lứt/Brown rice”. Đây là chế độ chuyên dụng để nấu gạo lứt, người dùng sẽ không phải tốn công để canh xem gạo đã nấu chín chưa.
-
Bước 3: Bấm “Bắt đầu/Start”
Bảng điều khiển của SUNHOUSE và các bước nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện tử
3. Cách nấu gạo lứt huyết rồng
Để tránh nhầm lẫn gạo lứt huyết rồng với gạo lứt tím, bạn có thể nhận biết ở một số đặc điểm nổi bật về màu sắc bên trong và bên ngoài. Gạo lứt huyết rồng có màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo sẽ thấy phần lõi màu hồng phớt.
Loại gạo này khi nấu chín sẽ cho cơm khô và xốp, khi ăn sẽ có mùi thơm và vị béo bùi. Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng nên gạo lứt huyết rồng sẽ phù hợp những người lớn tuổi và người ăn chay.
Tương tự với cách nấu gạo lứt tím, gạo lứt đen bằng nồi cơm điện, cách nấu gạo lứt huyết rồng bằng nồi cơm điện cũng tương tự.
Về cơ bản, các bước nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện không có gì khác nhau, cũng chỉ có những bước đó, tuy nhiên để ăn cơm gạo lứt huyết rồng dẻo, ngon và dễ ăn hơn khi ăn chay, đặc biệt với các bác lớn tuổi, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau:
-
Trộn gạo lứt với một chút dầu ô liu để hạt gạo tơi, dẻo và thơm hơn
-
Bạn có thể cho thêm một chút muối hoặc lá dứa vào nồi khi nấu cơm gạo lứt huyết rồng để tạo hương vị thơm ngon hơn.
- Nên đong nước nhiều hơn 1 một chút theo tỷ lệ chuẩn, hoặc bạn có thể đong riêng theo tỷ lệ của kinh nghiệm chính mình hoặc sở thích ăn khô hay dẻo
4. Nấu gạo lứt trộn với gạo trắng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
-
Gạo lứt (gạo lứt nâu, gạo lứt đỏ,...)
-
Gạo trắng
- Nước
Bước 2: Ngâm gạo lứt:
Bước 3: Trộn gạo lứt và gạo trắng
- Vo sạch gạo trắng rồi trộn đều với gạo lứt
- Có thể trộn gạo lứt và gạo trắng theo tỷ lệ 1:1, 1:2 hoặc 1:3 tùy theo sở thích của bạn.
- Nếu bạn mới ăn gạo lứt, nên bắt đầu với tỷ lệ 1:3 (1 chén gạo lứt : 3 chén gạo trắng) để dần quen với hương vị của gạo lứt.
Bước 4: Nấu cơm
- Cho gạo lứt đã ngâm và gạo trắng vào nồi cơm điện.
-
Thêm nước theo tỷ lệ 1:2 (1 chén gạo lứt : 2 chén nước).
-
Có thể thêm một ít muối cho vừa ăn.
-
Đậy nắp nồi cơm điện và bật nút nấu.
Bước 5: Ủ cơm
-
Sau khi cơm chín, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ.
-
Ủ cơm thêm 15-20 phút để cơm chín đều và dẻo hơn.
-
Xới cơm và thưởng thức
5. Cách nấu gạo lứt tím bằng nồi cơm điện
Gạo lứt tím là một loại gạo lứt có màu tím sẫm, khi bẻ đôi hạt gạo sẽ có màu trắng được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gạo lứt tím có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm anthocyanin, chất xơ, vitamin, khoáng chất,...
Đặc biệt, anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu cao… Loại gạo này khi nấu chính sẽ cho hạt cơm mềm và dẻo hơn.
Các bước nấu cơm gạo lứt tím tương tự với nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện, bạn thực hiện lần lượt theo các bước sau
Bước 1: Vo gạo
Vo gạo lứt tím 2-3 lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
Bước 2: Ngâm gạo
Ngâm gạo lứt tím trong nước ấm khoảng 4-6 tiếng để gạo mềm và dẻo hơn khi nấu.
Bước 3: Cho gạo vào nồi cơm điện
Cho gạo lứt tím đã ngâm vào nồi cơm điện. Thêm nước theo tỷ lệ 1:2 (1 chén gạo : 2 chén nước).
Bước 4: Nấu cơm
Cắm điện và bật nút nấu. Nấu cơm trong khoảng 45-60 phút, tùy thuộc vào loại nồi cơm điện và lượng gạo bạn nấu.
Bước 5: Ủ cơm
Khi cơm chín, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ. Ủ cơm thêm 10-15 phút để cơm chín đều và mềm dẻo hơn.
Bước 6: Thưởng thức
Xới cơm cho tơi ra và thưởng thức.
Có một số lưu ý khi nấu gạo lứt tím bằng nồi cơm điện bạn nên biết:
-
Có thể thêm một chút muối tinh trộn cùng với gạo lứt tím khi ăn sẽ ngon hơn
-
Bạn có thể rang gạo lứt tím trước khi nấu để cơm có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon hơn.
-
Nếu bạn muốn cơm có độ dẻo hơn, bạn có thể tăng lượng nước thêm 100ml.
- Nếu nấu gạo lứt tím bằng nồi cơm điện cơ, sau khi cơm chín, ủ cơm trong nồi khoảng 10 phút để cơm chín đều và dẻo hơn.
6. 4 Tiêu chí chọn mua nồi cơm điện tử nấu gạo lứt
Khi chọn mua nồi cơm điện tử nấu gạo lứt, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
6.1. Dung tích nồi cơm điện tử
-
Dung tích nồi cơm điện tử nên được lựa chọn dựa trên số lượng người ăn trong gia đình.
-
Nồi cơm điện tử dung tích 1 lít phù hợp cho gia đình 1-2 người.
-
Nồi cơm điện tử dung tích 1.5 lít phù hợp cho gia đình 3-4 người.
-
Nồi cơm điện tử dung tích 2 lít phù hợp cho gia đình 5-6 người.
6.2. Chức năng nấu
-
Nồi cơm điện tử có nhiều chức năng nấu khác nhau, bao gồm chức năng nấu gạo lứt.
-
Một số nồi cơm điện tử còn có chức năng hẹn giờ nấu, giữ ấm, nấu cháo, nấu súp, làm bánh,...
6.3. Lòng nồi cơm điện tử
Lòng nồi cơm điện tử có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm:
-
Hợp kim nhôm: Bền bỉ, giá thành rẻ nhưng dễ bị dính cơm.
-
Chống dính: Dễ dàng vệ sinh, cơm không bị dính nhưng lớp chống dính có thể bong tróc sau một thời gian sử dụng.
-
Gang: Nấu cơm ngon, giữ nhiệt tốt nhưng nặng và dễ bị gỉ sét.
-
Stainless steel: Bền bỉ, dễ dàng vệ sinh, không bị dính cơm nhưng giá thành cao.
6.4. Top 3 nồi cơm điện tử nấu gạo lứt ngon, giá tốt
6.1 Nồi cơm điện tử Sunhouse SHD8627
-
Dung tích: 1.8 lít
-
Công suất: 800W
-
Lòng nồi: Hợp kim nhôm chống dính
-
Chức năng: Nấu cơm lứt, nấu cháo, nấu súp, làm bánh,...
-
Giá thành: Khoảng 1.7 triệu đồng
6.2 Nồi cơm điện tử Sunhouse Mama SHD8903
-
Dung tích: 1.8 lít
-
Công suất: 860W
-
Lòng nồi: Hợp kim nhôm phủ chống dính Whitford (USA)
-
Chức năng: Nấu cơm lứt, nấu cháo, nấu súp, làm bánh,...
-
Giá thành: Khoảng 1.7 triệu đồng
6.3 Nồi cơm điện tử Sunhouse SHD8955
-
Dung tích: 1.5 lít
-
Công suất: 700W
-
Lòng nồi: Hợp kim nhôm chống dính
-
Chức năng: Nấu cơm lứt, nấu cháo, nấu súp, làm bánh,...
-
Giá thành: Khoảng 1.3 triệu đồng
7. Mẹo nấu cơm gạo lứt mềm dẻo thơm ngon tại nhà
7.1. Cách nấu gạo lứt không phải ngâm
Nếu bạn muốn nấu gạo lứt không phải ngâm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dùng nồi cơm điện tử. Bởi nồi cơm điện tử giúp ủ ấm và giữ nhiệt rất tốt giúp hạt cơm gạo lứt chín đều, không bị bở. Còn nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện cơ thì tốt nhất bạn vẫn nên ngâm gạo lứt ít nhất 30 phút với nước ấm, có như vậy hạt gạo mới có thể chín mềm dẻo và ngon.
Hạt cơm gạo lứt được ủ chín mềm từ trong ra ngoài
Ngoài nấu cơm thông thường với các loại gạo khác nhau, bạn còn có thể nấu cơm cháy bằng nồi cơm điện tử cực dễ dàng. Xem chi tiết tại bài viết của SUNHOUSE bạn nhé!
Ngoài ra, khi nấu gạo lứt với các phương pháp truyền thống, người dùng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức trong việc canh nhiệt độ và thời gian nấu chính, thậm chí cơm sau khi nấu cũng có thể không được thơm ngon nếu bạn không có kinh nghiệm.
Tuy nhiên khi nấu gạo lứt với nồi cơm điện tử, người dùng sẽ có thể sử dụng những chế độ cài đặt sẵn, thao tác chỉ mất vài giây.
Người dùng dễ dàng nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện với chế độ cài đặt sẵn
Với nhiều chế độ hiện đại, bạn còn nấu được xôi mà không cần dùng đến nồi, chõ chuyên dụng. Xem thêm cách nấu xôi bằng nồi cơm điện dẻo thơm cực dễ dàng.
7.2. Cách nấu gạo lứt không bị khô
Thông thường, nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện bị khô đến từ một số nguyên nhân sau:
-
Lượng nước không đủ: Gạo lứt có hàm lượng nước thấp hơn gạo trắng nên cần nhiều nước hơn để nấu chín. Nếu lượng nước không đủ, cơm sẽ bị khô và cứng.
-
Không ngâm gạo lứt trước khi nấu: Việc ngâm gạo lứt trước khi nấu sẽ giúp gạo mềm và dẻo hơn, giúp cơm chín đều và không bị khô.
-
Nấu cơm quá lâu: Nếu nấu cơm quá lâu, nước sẽ bay hơi hết, khiến cơm bị khô và cứng.
-
Không ủ cơm sau khi nấu
Để nấu cơm gạo lứt không bị khô, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
-
Sử dụng lượng nước phù hợp: Lượng nước phù hợp để nấu cơm gạo lứt thường là 2:1, tức là 2 phần nước cho 1 phần gạo. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với loại gạo lứt và sở thích của mình.
-
Ngâm gạo lứt trước khi nấu: Ngâm gạo lứt trong khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ giúp gạo mềm và dẻo hơn.
-
Không nấu cơm quá lâu: Thời gian nấu cơm gạo lứt thường là khoảng 45 phút. Nếu nấu cơm quá lâu, cơm sẽ bị khô và cứng.
-
Ủ cơm sau khi nấu: Sau khi cơm chín, bạn nên ủ cơm trong nồi thêm 10 phút để cơm chín đều và dẻo hơn.
Cảm biến nhiệt thông minh của nồi cơm điện tử nấu gạo lứt chín đều, không bị khô
Như vậy, nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện tử sẽ giúp người dùng có được bữa cơm thơm ngon và giữ trọn được dinh dưỡng. Khi lựa chọn nấu bằng nồi cơm điện tử, cơm gạo lứt sẽ không bị khô hay nhão bởi có chế độ nấu cơm gạo lứt chuyên dụng. Đồng thời, người dùng cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn so với những phương pháp nấu truyền thống.
Trên đây là những bước cơ bản giúp người dùng có thể nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cơ rất đơn giản và dễ dàng. Để gia đình có được bữa cơm trọn vẹn và giàu dinh dưỡng, người dùng có thể tham khảo bài viết và lựa chọn cho mình cách nấu phù hợp. Chúc bạn thực hiện thành công!