Kinh nghiệm

Ngày Lễ Tạ Ơn là gì? Lịch sử, ý nghĩa và các món ăn cho ngày Lễ Tạ Ơn

1. Lễ Tạ Ơn là gì?

Lễ Tạ Ơn là ngày nào?

Lễ Tạ Ơn (ThanksGiving Day) là một ngày lễ lớn được tố chức phổ biến hàng năm vào ngày thứ Năm, tuần thứ tư của tháng 11 ở các nước chủ yếu như Mỹ, Canada và một số đảo ở Caribe và Liberia.

Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada. Tuy nhiên, ở Canada sẽ mừng ngày Lễ Tạ Ơn này sớm hơn ở các nước khác, thường là vào ngày thứ Hai, tuần thứ hai của tháng 10.

Nguồn gốc của ngày Lễ Tạ Ơn

Vào khoảng thế kỷ 16 - 17, một số người theo Công giáo và Thanh giáo tại Anh Quốc bị vị hoàng đế lúc bấy giờ bắt phải cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian, họ được truyền lại và hỏi thêm lần nữa nhưng họ vẫn quyết không cải đạo nên bị buộc rời khỏi nước Anh.

Sau đó, họ di dời sang Hà Lan để sinh sống. Được một thời gian, họ nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể hòa nhập với nên văn hóa của nước này được và lo sợ con cháu sẽ bị mất gốc, vì thế họ lại tiếp tục di cư sang châu Mỹ trên con tàu có tên là Mayflower.

Những người trên con tàu này (khoảng 102 người), sau này được gọi là những người hành hương (Pilgrims), họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc vùng Tân Anh (New England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt.

Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng cho họ ít lương thực. Cũng chính những người da đỏ này đã dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,...

Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.

2. Lịch sử và ý nghĩa ngày Lễ Tạ Ơn

Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn

Đối với người Bắc Mỹ hay Canada thì ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra vào năm 1578, được tổ chức bởi Martin Frobisher và đoàn thám hiểm của ông ấy tại Newfoundland để tạ ơn Chúa đã phù hộ cho họ sống sót qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh. Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng, Lễ Tạ Ơn có thể đã diễn ra trước đó (vào khoảng năm 1541).

Tại Mỹ, buổi Lễ Tạ Ơn đầu tiên do người Pilgrims tổ chức vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt. Và đây được cho là nguồn gốc chính thức của ngày Lễ Tạ Ơn vì ý nghĩa thực sự của nó.

Ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn

Ban đầu ngày Lễ Tạ Ơn được tổ chức với ý nghĩa cảm tạ Đức Chúa Trời đã tạo ra nguồn sống và cho mọi người có một cuộc sống ấm no, an lành, không có chiến tranh và hạn hán.

Đến khoảng giữa thế kỷ 19, tình hình căng thẳng nội bộ tại Mỹ, có thể gây ra nội chiến thì ngày Lễ Tạ Ơn được tổ chức như để vận động xây dựng tình đoàn kết.

Ngày nay, Lễ Tạ Ơn được xem là ngày để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, xích lại gần nhau hơn sau gần một năm làm việc, học tập vất vả. Dưới ánh nến trên bàn tiệc ngày Lễ Tạ Ơn, các thành viên thường nắm tay nhau, nhắm mắt lại thầm cám ơn Chúa vì đã tạo ban phước lành và cầu nguyện một tương lai tốt đẹp, nhiều may mắn.

3. Các món ăn không thể thiếu cho ngày Lễ Tạ Ơn

Gà tây đút lò

Gà tây nướng là món không thể thiếu trong ngày Lễ Tạ Ơn và cũng là hình ảnh chính gắn liền với ngày lễ này.

Gà tây được làm sạch rồi đem nướng nguyên con cùng rau củ hay thịt tùy thích được nhồi bên trong con gà, lớp da gà bên ngoài thường được phết bởi rượu vang hay mật ong làm cho món ăn có màu sắc hấp dẫn khó có thể chối từ.

Rau củ nướng

Những món rau củ nướng hay xào ăn kèm món chính có trên bàn tiệc ngày Lễ Tạ Ơn vô cùng phong phú và đầy màu sắc, chúng giúp cho bữa tiệc cân bằng lại dinh dưỡng, đỡ ngán, mùi vị thơm ngon vô cùng.

Đậu đũa đút lò

Sau món gà tây thì món đậu đũa đút lò phô mai này cũng là một món ăn vô cùng phổ biến trong ngày Lễ Tạ Ơn ở khắp nước Mỹ. Đậu đũa được rửa sạch, mang đi đút lò cùng với sốt sữa nấm, hành tây,... Là một món ăn phụ nhưng mùi vị không hề kém cạnh món chính nào trong ngày lễ này.

Stuffing - nhân nhồi

Không chỉ riêng gà tây nhồi mà các món ăn khác, được chế biến như lớp nhân nhồi cũng được xem là những món ăn phổ biến của Lễ Tạ Ơn.

Các loại rau củ, vụn bánh mì, nấm hay thịt xông khói,...được chế biến rồi xếp chồng lên nhau, phủ lớp giấy bạc rồi mang đi nướng lò. Tất cả tạo nên món stuffin thơm ngon khó cưỡng trên bàn tiệc ngày Lễ Tạ Ơn.

Bánh bí đỏ (Pumpkin pie)

Món bánh bí đỏ là một loại bánh tráng miệng truyền thống trong ngày Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ ơn diễn ra vào thời điểm giao mùa, vì thế món bánh bí đỏ khiến cho người ta cảm nhận mùa thu vẫn còn hiện hữu giữa cái lạnh giá mùa đông đang đến gần.

Hương vị cay nhẹ của quế, đinh hương, nhục đậu khấu và gừng hòa quyện với lớp bí đỏ nghiền bùi béo, tạo nên điểm thu hút đặc biệt cho món bánh này.

Bánh khoai tây thịt bò - La tourtiere

Đây là món bánh mặn truyền thống ngày Lễ Tạ Ơn của người dân Canada. Thịt bò băm (hay thịt bê, thịt heo) được chế biến rồi mang nướng cùng với lớp vỏ bánh pie khoai tây giòn rụm phủ bên ngoài, tạo nên một món bánh mặn thơm ngon, có mùi vị đặc trưng, lôi cuốn.

Khoai lang nghiền

Ngoài khoai tây thì khoai lang nghiền trộn cùng với kem sữa hay các loại sữa chua cũng là một món ăn nhẹ phổ biến trong các dịp lễ cuối năm, đặc biệt là Lễ Tạ Ơn.

Khoai lang bùi bùi, dẻo mịn kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên một món ăn hấp dẫn, không chỉ thích hợp dùng trong Lễ Tạ Ơn mà còn phù hợp để dùng ngày thường cho các bé đang tới tuổi ăn dặm nữa đấy nhé!

Hy vọng với những thông tin về ngày Lễ Tạ Ơn là gì, cùng các món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Cùng tham khảo và chia sẻ chúng đến với những người thân của bạn nhé!

*Tổng hợp thông tin từ trang Wikipedia và Britannica