Sau hôm nay, phải đến năm 2031, người dân Việt Nam mới lại cùng nhau chứng kiến hiện tượng nhật thực trên toàn quốc.
Nhật thực là gì?
Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm tuần tự trên một đường thẳng. Tại một số điểm trên Trái Đất, Mặt Trăng sẽ che bớt một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời, gây nên hiện tượng nhật thực.
Tại Việt Nam có thể xem được nhật thực không?
Lần nhật thực này có vùng quan sát rộng lớn kéo dài từ khu vực châu Phi tới cả các quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Hiện tượng này có thể quan sát tại các quốc gia gồm Cộng hòa Trung phi, Ethiopia, phía nam Pakistan, phía bắc Ấn Độ và một phần Trung Quốc.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể quan sát được nhật thực một phần với vùng che phủ đáng chú ý. Theo đó, người dân tại Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần với độ che phủ lên tới 77%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi đi xuống các tỉnh phía nam.
Đây cũng là lần hiếm hoi mà người dân trên khắp cả nước đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Phải đến năm 2031 thì nhật thực mới diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam một lần nữa.
Bạn đọc có thể truy cập theo đường dẫn dưới đây để biết thêm chi tiết:
Danh sách các địa điểm quan sát nhật thực.
Lịch trình nhật thực diễn ra tại các thành phố của Việt Nam.
Cần chuẩn bị gì khi quan sát nhật thực?
Trong thời điểm diễn ra nhật thực, người dân cần hết sức lưu ý không được quan sát bằng mắt thường. Điều này là bởi bức xạ của Mặt Trời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mắt.
Người dân cũng không nên sử dụng kính râm hay các dụng cụ tự chế khác để quan sát nhật thực. Thay vào đó, cần sử dụng các dụng cụ chuyên dùng.
Để quan sát hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này, bạn đọc có thể tham khảo cách quan sát nhật thực tại Việt Nam theo hướng dẫn của VietNamNet.
Nhật thực đang diễn ra trên khắp Việt Nam
Hà Nội: 13h15′ chiều 21/6, nhật thực vừa chớm xuất hiện tại Hà Nội. Tuy vậy hiện vẫn chưa có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường.
Một số người phản ánh đã bắt đầu có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Ảnh hiện tượng nhật thực ghi lại bằng camera smartphone.
Công viên Hoà Bình (Hà Nội): Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội đang set-up kính thiên văn để chuẩn bị quan sát cực điểm của nhật thực một phần vào 2h55′ chiều.
Người dân lấy tấm film X quang để làm “kính” xem nhật thực.
Hà Nội: Mặt trăng bắt đầu “nhả” Mặt Trời sau khu vùng phủ nhật thực đã đạt đỉnh
TP.HCM: Nhiều khu vực tại TP.HCM hiện đang có mưa. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quan sát nhật thực.
Đồng Nai: Các hoạt động trình diễn, giới thiệu về khoa học vũ trụ được CLB USAC và Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh kết hợp tổ chức trong khoảng thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực.
Trọng Đạt
Nguồn Vietnamnet.vn