Kinh nghiệm

Bị sâu răng nên làm gì? Mẹo trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng là gì?

Sâu răng là quá trình vi khuẩn "Streptococcus mutans" tác động lên mảng bám trên bề mặt răng. Khi chúng ta tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, vi khuẩn này sẽ tiến hành tạo ra axit, gây tổn thương đến men răng và làm yếu cấu trúc răng.

Lớp men bảo vệ bên ngoài răng sẽ bị phá hủy nhanh chóng, tạo điều kiện để vi khuẩn lan rộng vào mô cứng bên trong răng, lâu ngày hình thành các lỗ sâu màu đen, bắt đầu từ những điểm nhỏ li ti và tiến triển thành những lỗ sâu lớn.

Triệu chứng và nguyên nhân bị sâu răng

Triệu chứng khi bị sâu răng

  • Men răng yếu, dễ gãy nứt.
  • Có cảm giác đau nhức khi nhai hay cắn thức ăn.
  • Răng ê buốt, khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Nướu quanh chân răng sưng, tấy đỏ, lở loét, khiến chân răng lộ ra.
  • Tụt nướu, tiêu xương lâu ngày dẫn đến răng bị lung lay.
  • Khi sâu răng đã ăn sâu vào tủy, màu răng đổi từ vàng, nâu sang đen.
  • Răng đau âm ỉ, tần suất ngày càng gia tăng và trở nên dữ dội, đau thường xuất hiện nhiều ở vùng chân răng.

Khi bị sâu răng thường kéo theo cơn đau ê buốt khó chịu

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng gì ở vị trí răng bị sâu. Bệnh chỉ được phát hiện khi đến các trung tâm nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân bị sâu răng

Nguyên nhân chính gây sâu răng là sự tác động của vi khuẩn trong miệng, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus mutans. Khi tiêu thụ thức ăn chứa đường và các carbohydrate khác, vi khuẩn này sẽ tạo thành axit gây ảnh hưởng đến men răng, làm cho bề mặt răng dễ bị tấn công và phá hủy.

Nếu không được chăm sóc và làm sạch đúng cách, vi khuẩn sẽ tiếp tục tạo ra axit và tạo thành mảng bám. Mảng bám sẽ dần biến đổi thành một lớp cứng và bám chặt vào răng (vôi răng). Lâu ngày, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành của lỗ sâu trên bề mặt răng. Sâu răng sẽ ngày càng lớn và tiến vào lõi răng nếu không được điều trị kịp thời, gây đau nhức và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến răng và nướu.

Vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây sâu răng

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu răng như cấu trúc răng yếu do di truyền, ăn uống không đúng cách, không chăm sóc và làm sạch răng đều đặn, sử dụng nước ngọt, thức ăn có đường quá nhiều.

Bị sâu răng nên làm gì?

Bị sâu răng nên làm gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị sâu răng. Bạn có thể áp dụng các mẹo trong dân gian hoặc đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Điều trị sâu răng theo mẹo dân gian

Trà xanh

Nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm mà trà xanh có thể ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của sâu răng. Để có hiệu quả nhanh chóng, bạn nên súc miệng nước trà xanh mỗi ngày.

Nước muối

Nước muối được xem là phương pháp đơn giản để chữa sâu răng hiệu quả mà ai cũng có thể làm được. Theo chuyên gia, để giảm viêm nhiễm và đau nhức, bạn có thể súc nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý hàng ngày.

Tỏi và gừng

Theo dân gian, giã nát 1 tép tỏi và 1 tép gừng, hòa chung với muối và đắp lên chỗ sâu sẽ giúp kháng viêm, điều trị cơn đau do sâu răng gây ra hiệu quả. Nên kiên trì 2-3 lần/ngày để tình trạng sâu răng được cải thiện.

Tỏi và gừng - 2 cách chữa đau răng cấp tốc tại nhà

Rau dền

Rau dền không còn quá xa lạ trong các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết, rau dền còn giúp chữa sâu răng. Lấy 1 vài lá rau dền, đốt thành than, tán nhỏ và đắp lên chỗ sâu. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả đấy nhé!

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh ở bên răng bị đau 15-20 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và cấp tốc khi bạn bị cơn đau do sâu răng gây nên. Sau khi hết đau, hãy đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Điều trị sâu răng tại nha khoa

Các phương pháp sử dụng mẹo dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp sâu răng gây đau nhức nhẹ và chỉ có tác dụng tạm thời. Để điều trị sâu răng triệt để, tốt nhất bạn nên tìm đến nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc giảm đau

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh như: amoxicillin, tetracyclin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp cùng metronidazol giúp khách hàng giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên khi sử dụng nên có chỉ định rõ ràng từ chuyên gia.

Điều trị răng sâu bằng Florua

Florua thường được bác sĩ chỉ định để phục hồi men răng ở giai đoạn mới phát hiện sâu.

Trám răng sâu

Trám răng sâu là cách chữa sâu răng phổ biến. Hiện nay có 2 hình thức trám răng: trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bằng cách xử lý lỗ sâu, trám vật liệu nha khoa vào chỗ vị trí răng sâu và xử lý lại để không gây cộm, cấn.

Trám răng là cách chữa sâu răng phổ biến

Điều trị sâu răng ăn vào tủy

Khi sâu răng lâu ngày ăn vào tủy, bác sĩ sẽ chỉ định quy trình làm sạch tủy, tạo ống tủy rồi trám bít.

Nhổ răng sâu, răng bị vỡ

Khi răng sâu nghiêm trọng, răng vỡ hoặc gây viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng. Để trồng lại răng, cấy ghép Implant hiện đang là giải pháp tối ưu nhất.

Đánh bật sâu răng tại Nha khoa Nhân Tâm

Nha khoa Nhân Tâm là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu được khách hàng trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi có các bệnh lý nha khoa. Khi đến với Nhân Tâm, khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám và điều trị chuyên nghiệp. Với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và lên kế hoạch chi tiết chắc chắn sẽ mang lại cho khách hàng kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị sâu răng an toàn, chất lượng tại Nha khoa Nhân Tâm

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được bị sâu răng nên làm gì và trang bị kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Để được tư vấn rõ hơn, khách hàng có thể đến trực tiếp Nha khoa uy tín hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 5678.