Kinh nghiệm

Tã vải: Khi dùng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?

Việc lựa chọn tã cho bé sơ sinh là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc bố mẹ. Trong những năm gần đây, tã vải sơ sinh đang dần trở thành xu hướng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội so với tã giấy truyền thống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin chi tiết về tã vải sơ sinh, giúp bố mẹ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bé yêu.

>> Tham khảo thêm:

  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
  • [Mới] Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 0-18 tuổi theo WHO, Việt Nam
  • Phân biệt các loại tã bỉm cho bé

Có lẽ từ “tã vải” đã khá quen thuộc với nhiều mẹ bỉm. Mặc dù nghe danh đã lâu nhưng liệu mẹ có biết tã vải là gì? Được làm từ chất liệu nào và có mấy lớp không?

Tã vải hoặc bỉm vải là một loại tã tái sử dụng làm từ sợi tự nhiên, vật liệu nhân tạo, hoặc kết hợp cả hai. Phổ biến nhất hiện nay là tã vải được làm từ 100% cotton.

>> Xem thêm: Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, bé thoái mái

Tã vải thực chất là tã tái sử dụng được làm từ những sợi tự nhiên (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại tã vải cho trẻ sơ sinh

Tã vải tam giác

Tã tam giác hay còn gọi là tã chéo, là loại tã vải mềm mại, khi sử dụng cần kết hợp với miếng lót sơ sinh và mẹ phải thực hiện thao tác buộc và cố định tã. Phần lớn các mẹ hay sử dụng loại tã này vào mùa hè để tạo cảm giác khô thoáng hơn cho bé.

Tã vải mỏng không có miếng lót

Đây là loại tã vẫn cần sử dụng miếng lót như tã vải tam giác, tuy nhiên hình dạng có thêm miếng dán ở 2 đầu mép tã để mẹ cố định tã dễ dàng hơn.

Tã vải có miếng lót

Đây là loại tã được thiết kế một lớp lót bằng vải bên trong có tác dụng thấm hút chất thải của bé, vì thế mẹ cần phải giặt sạch sau khi sử dụng. Hiện nay, thiết kế của tã vải truyền thống đã được cải tiến thành các loại tã với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau phù hợp với làn da nhạy cảm của bé và tài chính của gia đình. Tuy nhiên, chúng đều có cấu tạo chung gồm 2 lớp:

  • Lớp vỏ của tã vải (bao gồm lớp thấm hút): Lớp vỏ thường được làm từ vải PUL, chất liệu dễ thấm hút, không thấm nước, và có độ bền cao. Thân vỏ bỉm có nút bấm hai bên để điều chỉnh kích thước phù hợp với cơ thể của bé. Lớp thấm hút, ở giữa vỏ và miếng lót, thường được làm từ chất liệu thấm hút như than hoạt tính và vải vi sợi, thường được thiết kế với vải Suede để thấm hút tốt.
  • Miếng lót bên trong tã vải: Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hấp thụ chất thải, thường được làm bằng chất liệu Microfiber, có thể thay đổi theo nhà sản xuất. Miếng lót có khả năng tách rời với lớp vỏ, giúp giặt tã dễ dàng hơn. Phía hai đầu của miếng lót có nút bấm để giữ cho miếng lót và vỏ tã được kết nối chắc chắn.

>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đóng Bỉm Nhiều Có Tốt Không? Gây Ra Những Tác Hại Gì?

Dùng tã vải cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Ưu điểm

  • Sự thoải mái và linh hoạt: Tã vải thường được thiết kế với độ co giãn và mềm mại, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ dàng vận động. Điều này đặc biệt quan trọng khi bé đang trong giai đoạn học đi và đi vệ sinh.
  • Khả năng tái sử dụng: Tã vải có thể giặt và sử dụng lại nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình và giảm lượng rác thải.

Hạn chế

Bên cạnh những điểm cộng được liệt kê ở trên, tã vải cũng có những mặt hạn chế mẹ cần cân nhắc trước khi sử dụng cho con, cụ thể như:

  • Độ thấm hút kém: So với tã giấy, tã vải thường “lép vế" hơn ở độ thấm hút do kết cấu miếng lót sau khi bị ướt thường không đủ thoáng khí để tự khô trong thời gian ngắn.
  • Không chống hăm: Sử dụng tã vải, bé có thể bị hăm tã và kích ứng da nếu mẹ không kịp thời thay mới trong 2 - 4 tiếng liên tục.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

  • Không tiện lợi, tốn thời gian và công sức: Mẹ cần thay, giặt miếng lót và vỏ tã thường xuyên để bảo đảm sự khô ráo và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Đặc biệt vào mùa ẩm, mẹ nên phơi tã dưới ánh nắng để giúp thoáng khí, việc này mất khá nhiều thời gian và công sức. Tã vải cũng không phù hợp sử dụng khi đưa bé đi ra ngoài, đồngg thời việc thay cả miếng lót và vỏ tã gây phiền toái khi di chuyển hay đóng gói.

Mẹ sẽ tốn thời gian và công sức giặt giũ khi sử dụng tã vải cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Nên dùng miếng lót hay tã dán tốt cho trẻ sơ sinh?

  • Có thế bị tràn tã: Nếu mẹ không cài hàng nút dọc và ngang vừa khít với bụng và đùi cho bé, khi bé hoạt động nhiều sẽ dẫn đến miếng lót bị xô dịch, dẫn đến hiện tượng tã bị tràn.

>> Xem thêm: Có nên sử dụng tã vải cho bé không?

Hướng dẫn cách sử dụng tã vải cho trẻ sơ sinh

Trong số các loại tã vải kể trên thì tã vải tam giác được xem là khó sử dụng nhất. Do đó trong nội dung bài viết này, Huggies sẽ hướng dẫn mẹ cách sử dụng tã vải tam giác cho bé sơ sinh chi tiết nhất.

  • Bước 1: Mẹ trải miếng tã lên giường và canh 3 góc tã cho đều
  • Bước 2: Gỡ lớp keo dán của miếng lót sơ sinh và dán vào giữa miếng tã theo chiều dọc
  • Bước 3: Mẹ đặt bé nằm ngay ngắn lên miếng tã sao cho phần mông bé nằm ở giữa miếng lót
  • Bước 4: Quấn phần đầu tã bên trái vòng qua bụng và eo phải của bé, còn đầu tã bên phải thì vòng qua eo trái và giắt vào mép để cố định
  • Bước 5: Điều chỉnh lại tã lần nữa để chắc chắn phần miếng lót nằm ngay ngắn ở vị trí có thể thấm hút được nước tiểu và phân của bé.

Nên dùng tã vải hay bỉm cho trẻ sơ sinh?

Mỗi loại tã đều sẽ có ưu và nhược khác nhau. Mẹ có thể cân nhắc giữa các ưu nhược điểm đề cập dưới đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé yêu nhé.

Ưu và nhược điểm của tã vải cho bé sơ sinh

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm hơn khi có thể tái sử dụng nhiều lần

Nhược điểm:

  • Với các loại tã vải, quần bỏ bỉm được may sẵn miếng lót vải sẽ có khả năng thấm hút không tốt.
  • Quá trình vệ sinh tã sẽ khó khăn
  • Một số loại chất liệu vải thô cứng, không thấm hút mồ hôi tốt có thể khiến cho bé bị hăm tã, cảm giác không thoải mái.

Ưu và nhược điểm của bỉm (tã dán, tã quần) cho trẻ sơ sinh

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng, mặc và tháo bỉm nhanh chóng
  • Các loại bỉm tã giấy có khả năng thấm hút tốt nên tránh mang lại cảm giác thoải mái cho bé yêu
  • Dùng một lần nên tiện lợi hơn

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với khi dùng tã vải

>> Tìm hiểu thêm: Nên dùng tã vải hay tã giấy cho bé sơ sinh

Các sản phẩm tã (bỉm) Huggies cho bé được nhiều mẹ bỉm tin dùng

Hiện Huggies đang có các dòng sản phẩm tã dán và tã quần siêu hot với những công dụng nổi trội riêng của từng dòng và nhận được rất nhiều đánh giá tốt của nhiều mẹ bỉm.

Tã dán Huggies Skincare Tràm trà tự nhiên

Tã dán Huggies Skincare Tràm trà tự nhiên là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự thoải mái và chăm sóc da tối ưu cho bé yêu với lớp đệm siêu êm mềm và màng đáy thoát ẩm 100%. Tã dán có các size từ M đến XXL, phù hợp cho các bé từ 3 đến 18 tháng tuổi, để mẹ có thể tha hồ lựa chọn cho bé yêu.

>> Tham khảo: Tã dán là gì? Khác biệt giữa tã dán so với các loại tã khác

Tã quần Huggies tràm trà tự nhiên

Tã quần Huggies Skincare Tràm Trà tự nhiên được ra ra mắt với tinh chất tràm trà tự nhiên kháng khuẩn và làm dịu da bé. Công nghệ bong bóng 3D ngăn thấm ngược, lớp thun mềm co giãn vừa đủ bảo vệ da bé, đặc biệt ở vùng nhạy cảm. Tã quần Huggies phù hợp cho bé từ 4 - 15kg với các size từ S đến XXL.

>> Tham khảo:

  • Bỉm quần là gì? Cách lựa chọn và sử dụng bỉm quần cho bé yêu
  • Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tã quần Huggies tràm trà áp dụng công nghệ đột phá giúp kháng khuẩn và làm dịu da bé (Nguồn: Huggies)

Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về các ưu nhược điểm của tã vài và tã giấy. Bố mẹ có thể lựa chọn dùng tã vải hoặc tã giấy cho bé tùy thuộc vào tài chính và quỹ thời gian của gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn những loại tã có khả năng thấm hút tốt, mềm mại giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Bố mẹ tham khảo thêm tại Chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh, hoặc gửi các thắc mắc của về Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp các vấn đề về chăm sóc trẻ sơ sinh.

>> Bố mẹ có thể cần:

  • Tã dán Huggies Dry tràm trà size S cho trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi
  • Tã dán Huggies Skincare tràm trà tự nhiên size M cho trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
  • Tã quần Huggies Skincare tràm trà tự nhiên size M, size L phù hợp cho các bé từ lẫy lật đến tập đi