Kinh nghiệm

Cao trăn có tác dụng gì? Uống cao trăn nhiều có gây liệt dương không?

Cao trăn được biết đến là loại cao mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Nhưng đối với nam giới, uống cao trăn có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1 Cao trăn là gì? Loại cao trăn dùng làm thuốc

Cao trăn là một vị thuốc quý của Đông y, được nấu từ thịt và xương của con trăn bằng cách đun ở nhiệt độ cao, sau đó cô đặc để thu được tinh chất cuối cùng gọi là cao trăn.

Có hai loại trăn thường được làm cao là trăn mốc và trăn mắt võng vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và dược tính giúp chữa trị bệnh.

Cao trăn được nấu từ thịt và xương của con trăn đến khi cô đặc

2 Phân loại cao trăn

Cao trăn là sản phẩm chế biến từ thịt và xương trăn. Có 2 loại trăn để nấu thành cao là:

  • Trăn mốc (tên khoa học là Python molurus) tạo nên cao toàn tính.
  • Trăn mắt võng (tên khoa học là Python reticulatus ) tạo nên cao xương trăn.

Cao trăn toàn tính

Cao toàn tính là một sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của trăn mốc. Đây là loài trăn có chiều dài từ 6 đến 8 mét và chúng thường sinh sống gần các đầm lầy, thung lũng, chân núi đá, rừng hoặc thậm chí trên cây.

Cao toàn tính thường chứa nhiều dưỡng chất, acid amin và các nguyên tố vi lượng. Các tác dụng của cao trăn toàn tính có thể kể đến như:

  • Giảm viêm nhiễm, giảm đau.
  • Điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
  • Cải thiện tuần hoàn máu.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đem lại lợi ích cho hệ thần kinh.

Cao trăn toàn tính được chế biến từ thịt và xương của trăn mốc

Cao xương trăn

Cao xương trăn được nấu từ xương của trăn mắt võng. Đây là loài trăn có chiều dài trung bình từ 7-8m và đôi khi có thể dài tới 10m, chúng là loài động vật biến nhiệt, thường sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới như ở các khu rừng miền Nam nước ta.

Cao xương trăn có màu nâu hoặc xanh, các thành phần thường có trong cao là canxi, các vitamin và khoáng chất. Cao xương trăn cũng có công dụng như cao trăn toàn tính tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ hiệu quả.

Cao xương trăn được nấu từ xương của trăn mắt võng

3 Tác dụng của cao trăn

Cao trăn có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể người, một số tác dụng có thể kể đến là:

Tác dụng chung:

  • Hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, giúp da trở nên hồng hào, đẩy lùi quá trình lão hóa.
  • Điều trị phong tê thấp cho phụ nữ trong thời kì mãn kinh.
  • Giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng đau lưng, đau cột sống.
  • Nâng cao sức khỏe, kích thích vị giác.

Tác dụng sinh lý:

  • Đối với nam giới: giảm ham muốn ở những người có ham muốn tình dục quá cao.
  • Đối với nữ giới: giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chữa chứng "bốc hỏa" trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Cao trăn giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

4 Liều lượng, cách dùng của cao trăn

Cách sử dụng cao trăn

Liều lượng và cách sử dụng cao trăn cụ thể thường phụ thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng sức khỏe của người dùng. Thông thường, lượng cao trăn mỗi ngày bạn có thể sử dụng là từ 5-10g.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cao trăn để đảm bảo dược liệu này an toàn và hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe của bạn.

Cao trăn ngâm rượu

Đây là cách dùng phổ biến để giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng trong cao trăn. Dưới đây là cách làm cao trăn ngâm rượu:

  • Cách thực hiện: Ngâm 100g cao trăn đã cắt nhỏ với 1 lít rượu. Có thể pha thêm mật ong để giảm mùi tanh. Cao trăn nên được ngâm ít nhất 2-3 ngày, cao tan hết trong rượu thì có thể sử dụng được.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút. Sử dụng cao trăn ngâm rượu trong vòng 10-15 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Cao trăn ngâm với rượu

Cao trăn hấp cách thủy

Do cao thường ở dạng cô đặc nên việc hấp cách thủy sẽ giúp cơ thể hấp thu cao trăn ở dạng lỏng. Dưới đây là cách làm cao trăn hấp cách thủy:

  • Cách thực hiện: Cắt cao trăn thành miếng nhỏ cho vào bát, thêm một ít nước lọc rồi hấp trong 15-20 phút cho tới khi cao chảy hoàn toàn thành dạng lỏng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì có thể hấp cách thủy một lượng nhiều, sau đó để lạnh trong ngăn mát rồi sử dụng từ từ.
  • Cách dùng: Để nguội hoàn toàn rồi uống hoặc pha với các loại đồ ăn như canh, trà, cà phê, cháo hoặc pha với các loại sinh tố.

Cao trăn sau khi hấp có thể dùng với thức ăn hoặc sinh tố

5Cao trăn có gây liệt dương không?

Nguyên nhân gây liệt dương

Liệt dương do cao trăn dẫn tới co cơ, liệt cơ và hậu quả nặng nhất dẫn tới chính là liệt dương vĩnh viễn, không có cách cứu chữa.

Dương vật cương cứng được là nhờ có các thể hang. Khi có sự kích thích tình dục, thần kinh trung ương sẽ dẫn truyền và máu được dồn từ các nơi khác trong cơ thể về đây để làm đầy thể hang.

Nam giới dùng cao trăn với liều lượng lớn sẽ khiến cho các thể hang teo dần, chúng sẽ bị mất độ đàn hồi, không thể phình to chứa máu được và dương vật cũng sẽ không thể cương cứng được. Đây được gọi là hiện tượng ngộ độc trường diễn.

Lạm dụng cao trăn có thể dẫn tới tình trạng liệt dương vĩnh viễn

Liều dùng cao trăn dẫn tới liệt dương

Vì cao trăn thường có tính hàn nên khi dùng trên 300-900g sẽ gây yếu sinh lý. Nhiều trường hợp thu được kết quả đàn ông chỉ cần dùng 100g trong 15 ngày đã gây liệt dương vĩnh viễn.

Tuy nhiên, liều lượng cao trăn gây liệt dương còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh tật, cơ địa của từng người và loại cao trăn mỗi người sử dụng.

Khi dùng với liều lượng lớn, cao trăn có thể gây liệt dương vĩnh viễn

Cách xử lý khi bị liệt dương do uống cao trăn

Khi thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng cao trăn thì bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức, sau đó tới các cơ sở khám chữa để kiểm tra và tìm các biện pháp giải quyết. Các dấu hiệu liệt dương thường là:

  • Dương vật không thể cương cứng dù đã được kích thích.
  • Giảm ham muốn.
  • Dương vật teo nhỏ hơn bình thường.

Khi có các dấu hiệu liệt dương trên, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động rèn luyện thể dục sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lý của nam giới:

  • Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sinh lí: hành tây, giá đỗ, trái cây họ cam chanh, trứng, hàu.
  • Tránh các thực phẩm khiến sinh lý yếu: chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng.
  • Giữ một tinh thần khỏe mạnh, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, áp lực cuộc sống.
  • Tăng cường rèn luyện thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi.

Đối tượng chỉ định dùng cao trăn

Các đối tượng được chỉ định dùng cao trăn là:

  • Người mắc các bệnh: đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, phong tê thấp, thoái hóa cột sống.
  • Nam giới có ham muốn tình dục quá mức.
  • Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, mất ăn, mất ngủ.
  • Phụ nữ sau khi sinh hiếm sữa, mãn kinh, lão hóa.

Những người hay bị đau xương khớp thường được chỉ định dùng cao trăn

6Lưu ý, tác dụng phụ khi dùng cao trăn

Một số lưu ý khi sử dụng cao trăn:

  • Không uống nước chè (chè đặc, chè khô) trước và sau khi sử dụng cao trăn.
  • Hạn chế ăn tỏi, ớt, thịt trâu, thịt chó sau khi sử dụng cao trăn.

Nước chè, tỏi, ớt, thịt trâu hay thịt chó đều là những thực phẩm có tính nhiệt, khi ăn vào sẽ gây xung đột với tính hàn của cao trăn hoặc gây ra sự phản ứng không mong muốn.

Cao trăn có một số tác dụng phụ nên tránh sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ có thai khi sử dụng cao trăn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
  • Trẻ nhỏ có thể phản ứng với các thành phần có trong cao trăn, gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc cao trăn có thể làm ảnh hưởng đến thần kinh và giấc ngủ của trẻ.
  • Nam giới ở độ tuổi thanh niên và trung niên vì có khả năng nguy cơ liệt dương vĩnh viễn mà không thể hồi phục hay chữa trị.
  • Người bị béo phì do uống cao trăn kích thích ăn uống nên dễ gây tăng cân ở người béo phì.
  • Một số người có tình trạng bệnh lý như cao huyết áp, gout.

Không nên dùng cao trăn với tỏi, ớt để tránh tương kỵ làm giảm tác dụng

Cao trăn đã lâu được coi là một trong những dược liệu quý có tác dụng trong Y học cổ truyền, được sử dụng để điều trị một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng hoặc thêm cao trăn vào chế độ ăn uống, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này với người thân và bạn bè để cùng tìm hiểu nhé!