Kinh nghiệm

Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn cho bạn

Nhiệt miệng là vấn đề vô cùng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu này, ngoài những phương pháp tự nhiên, thuốc bôi nhiệt miệng cũng rất được ưa chuộng. Đây được xem là một giải pháp đem lại hiệu quả cao cũng như phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em cho tới người lớn.

Tuy nhiên, không ít người sử dụng thường lo ngại về vấn đề chẳng may nuốt phải thuốc. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết được thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn cho bạn?

Thuốc bôi nhiệt miệng là gì?

Thuốc bôi nhiệt miệng là dược phẩm được thiết kế để giảm đau và khó chịu trong miệng. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các vấn đề như: lở miệng, viêm lợi, viêm nha chu, … và các vấn đề về miệng khác.

Các thành phần chính trong thuốc bôi nhiệt miệng thường bao gồm benzocaine, lidocaine, hydrocortisone và các thành phần khác có tính chất giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn. Thuốc bôi thường được bôi trực tiếp lên vùng đau hoặc vết loét trong miệng để giảm đau và giúp vết thương lành nhanh hơn.

CÁCH DÙNG THUỐC BÔI NHIỆT MIỆNG

⭐ Điều trị

✅ lở miệng, viêm lợi, …

⭐ Cách dùng

✅ Bôi sau khi ăn / trước khi đi ngủ

⭐ Liều dùng

✅ 2 - 3 lần / ngày

⭐ Chống chỉ định

✅ Người dị ứng với thành phần của thuốc

Có mấy loại thuốc bôi nhiệt miệng?

Có nhiều loại thuốc bôi nhiệt miệng khác nhau được phân phối trên thị trường, có thể được chia thành các loại chính như sau:

Thuốc bôi chứa benzocaine: Đây là loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến nhất, chứa thành phần benzocaine giúp giảm đau và khó chịu trong miệng. Một số sản phẩm nổi tiếng như: Orajel, Anbesol, và Kanka đều chứa benzocaine.

Thuốc bôi chứa lidocaine: Lidocaine là một loại thuốc gây tê và được sử dụng trong một số loại thuốc chữa nhiệt miệng. Lidocaine có thể giúp giảm đau và khó chịu trong miệng.

Thuốc bôi chứa hydrocortisone: Đây là một loại corticosteroid được sử dụng để giảm sưng và đau trong miệng. Colgate Orabase là một sản phẩm bôi nhiệt miệng chứa hydrocortisone.

Thuốc bôi chứa thành phần tự nhiên: Các loại thuốc bôi cũng có thể chứa các thành phần tự nhiên như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà, hoặc chiết xuất cây xạ hương. Các sản phẩm này thường được quảng cáo là an toàn và dịu nhẹ với miệng.

Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc trước khi sử dụng các loại thuốc bôi. Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm làm xuất hiện các vết loét nhỏ màu trắng hoặc đỏ, gây khó khăn cho việc hấp thụ thức ăn. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày.

Tuy nhiên, để nhanh chóng khắc phục tình trạng này nhiều người chọn dùng các loại thuốc trị nhiệt miệng. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng. Từ đó, thuốc bôi giúp vết loét khép miệng và nhanh chóng lành lại.

Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Thường thì đa số các loại thuốc này đều có chứa thành phần lidocain nhưng với nồng độ khá nhỏ.

Nên khi bôi trực tiếp vào vết loét miệng nếu chẳng may lỡ nuốt thuốc vào trong thì cũng không ảnh hưởng gì. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này khi dùng thuốc để điều trị nhiệt miệng nhé!

5 loại thuốc bôi nhiệt miệng an toàn cho bạn

Trên thị trường hiện nay, thuốc bôi nhiệt miệng có rất nhiều loại và dành cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho tới người lớn. Dưới đây là 5 loại thuốc phổ biến và an toàn mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn:

Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste

Mouthpaste là sản phẩm bôi nhiệt miệng sử dụng được ở cả trẻ em và người lớn. Cũng với thành phần triamcinolone acetonide, Mouthpaste có tác dụng giảm đau, giúp các vết viêm loét ở miệng, lợi và môi nhanh chóng lành lại.

Cách sử dụng:

  • Mouthpaste được chỉ định sử dụng với liệu trình 8 ngày. Sau đó, bạn cần ngưng thuốc để theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Bôi thuốc trực tiếp lên các vết loét từ 2-3 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Lưu ý chỉ chấm vào các vết loét miệng, không bôi thuốc trên diện rộng.

Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Oracortia là dòng thuốc bôi nhiệt miệng không còn quá xa lạ hiện nay. Thuốc có thành phần triamcinolone acetonide - đây là một loại glucocorticoid chứa flour có khả năng kháng viêm, giảm đau, giảm sưng tại vị trí vết loét đồng thời ngăn vết loét lây lan.

Cách sử dụng:

  • Bôi thuốc trực tiếp lên vết loét đều đặn 2-3 lần/ngày. Nên bôi sau bữa ăn để thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay nước bọt.
  • Không dùng Oracortia cho phụ nữ mang thai, người bị nhiễm nấm, loét hạch, nhiễm virus Herpes hay nổi mụn trứng cá đỏ.

Thuốc bôi nhiệt miệng Urgo

Urgo là một trong những sản phẩm điều trị nhiệt miệng đến từ Pháp. Đây cũng là sản phẩm được tin dùng nhiều nhất hiện nay. Trong thành phần của Urgo có chứa acid carboxylic và acid mineral. Tất cả chúng đều có khả năng kháng viêm, giảm đau tốt. Dẫn xuất cellulose giúp hình thành màng bảo vệ các vết loét khỏi các tác nhân gây kích ứng cùng với đó là alcohol sát khuẩn.

Dù có công dụng giảm đau ngay tức thời nhưng thuốc bôi nhiệt miệng Urgo chỉ thích hợp sử dụng để điều trị các vết loét miệng từ nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp loét nặng, bệnh nhân nên tham khảo các sản phẩm khác để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Cách sử dụng:

  • Thoa trực tiếp thuốc lên vết loét miệng, thuốc sẽ khô trong khoảng 10s.
  • Bôi mỗi ngày 3-4 lần.
  • Không sử dụng cho các vết loét có đường kính lớn hơn 1cm.

Thuốc bôi nhiệt miệng Oral NanoSilver

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng an toàn, dùng cho cả phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ thì nhất định không thể bỏ qua Oral NanoSilver. Được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên như kim ngân hoa, cam thảo, hoa hòe, mật ong,…

Oral NanoSilver có khả năng giảm nhanh cơn đau rát do nhiệt miệng, giúp khoang miệng sạch hơn đồng thời ngăn ngừa các tác nhân gây nhiệt miệng, hôi miệng, viêm chân răng, viêm lợi,…

Cách sử dụng:

  • Bôi thuốc nhẹ nhàng lên vết loét miệng trước khi đi ngủ.
  • Bôi tối đa 4 lần/ngày đối với vết loét nghiêm trọng.
  • Chỉ dùng với lượng vừa phải, tránh bôi thuốc trên phạm vi rộng.

Thuốc bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Thuốc bôi Trinolone Oral Paste được rất nhiều người tin dùng hiện nay. Thuốc có thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng. Trinolone Oral Paste hoạt động với cơ chế thẩm thấu sâu vào bề mặt các vết loét, từ đó mang lại hiệu quả kháng viêm, giảm đau, giúp vết loét mau lành đồng thời ngăn ngừa lây lan.

Cách sử dụng:

  • Bôi đều thuốc lên bề mặt vết loét miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Bôi mỗi ngày 2-3 lần.
  • Không bôi thuốc trên diện rộng
  • Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Thuốc trị nhiệt miệng có tác dụng phụ không?

Các loại thuốc bôi nhiệt miệng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên đa số đều nhẹ và tạm thời. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bôi bao gồm:

  • Cảm giác tê, mát, hoặc nóng trong miệng
  • Kích ứng da hoặc dị ứng với thành phần trong thuốc
  • Đau họng hoặc khó thở (đối với những người bị dị ứng với thành phần thuốc)
  • Bỏng hoặc tổn thương vùng da liên quan đến vùng bôi thuốc (do sử dụng quá liều hoặc sử dụng không đúng cách)

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, bạn nên ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ hoặc nhà thuốc để được tư vấn và hỗ trợ.

Hi vọng qua những giải đáp của Nha Khoa Kim ở bài viết thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình chữa trị bệnh lý này. Nên nhớ rằng, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia y tế để sử dụng đúng cách bạn nhé!