Hình ảnh đẹp

DO ART - Thương hiệu hàng đầu trong ngành Giáo dục Mỹ thuật

Nhóm tĩnh vật được bày trí với khá nhiều chất liệu khác nhau trên phông nền vải: tượng thạch cao, chậu hoa phong lan, ly thủy tinh và cá Xiêm.

Ảnh chụp tĩnh vật (hình 1)

Đối với bài tập này, các vật mẫu khiêm tốn và không quá nổi bật về màu sắc. Sự tương phản về màu và độ đậm nhạt giữa các chất liệu là đặc điểm của nhóm tĩnh vật. Bởi vì các yếu tố đó, nên điểm nhấn về màu sẽ tạo thêm phần thu hút cho bài vẽ.

Bước 1:

Tương tự như các bước dựng hình trong các bài vẽ tĩnh vật khác, bố cục và các chi tiết hình được chúng ta xác định và vẽ từ mảng hình lớn nhất rồi đi sâu dần vào các chi tiết của từng vật mẫu. Việc tả các chi tiết chỉnh chu và sạch sẽ là cần thiết khi vẽ màu nước.

Bước 2:

Xác định độ đậm nhạt sáng, tối lớn của từng vật mẫu là bước tiếp theo. Ở đây, phông nền là mảnh vải đen nên sẽ được vẽ phủ trước một độ đậm nhất định.

Ngoài việc xác định sáng tối để tạo khối của từng vật mẫu, chúng ta sẽ nhìn thấy sự chênh lệch về độ đậm nhạt rất nhiều và sẽ diễn tả chúng theo trình tự từ đậm đến nhạt nhất. (hình 2)

Hình 2: Trích đoạn bài vẽ tĩnh vật màu nước

Bước 3:

Để có được màu sắc hài hòa hơn, chúng ta cần sự cộng hưởng của các màu giữa các vật mẫu với nhau. Đối với bài học này, học viên đã dùng nhiều màu sắc khác nhau để diễn tả sáng, tối. Ví dụ: màu xanh dương, nâu đất và màu vàng trên chiếc lá cây lan. (Hình 3)

Bước 4:

Tiếp tục hoàn thiện bài vẽ với việc đi sâu hơn vào các chi tiết (vd: hoa lan, rễ cây phong lan, cá Xiêm…) bằng cách thêm các độ đậm nhạt, bóng đỗ và phối hợp thêm các màu sắc từ các vật mẫu với nhau. Phần tượng được phủ độ tối để thấy vị trí nó nằm phía sau chậu hoa. Ly thủy tinh sáng hơn qua các phần chừa trắng ở miệng ly, thân và chân.

Để bài vẽ được sinh động hơn, học viên đã lựa chọn điểm nhấn cho bài học là chậu hoa lan và tập trung diễn tả màu sắc, ánh sáng các chi tiết hoa, rễ, lá làm cho nổi bật hơn so với các mẫu vật khác.

Hình 3: Trích đoạn bài vẽ màu nước: gốc cây phong lan

Lưu ý: Việc chừa trắng của giấy vẽ trong bài sẽ tạo nên sự trong trẻo và diễn tả được chất liệu riêng trong màu nước. Làm việc ít nhưng không phải là cẩu thả đối với những vật mẫu có màu sắc sáng, trắng.

Đối với các chất liệu khác nhau,việc dùng các cách như cho loang màu, chồng màu, để cho đọng màu hay phô bày nhát cọ sẽ tạo nên hiệu quả riêng, cho thấy được các đặc điểm riêng như sần sùi, nhẵn mịn, trong và đục…

Bài vẽ học viên DoArt: Trần Nhựt Tân

Khóa: Mỹ Thuật Căn Bản Xem chương trình: https://doart.com.vn/chuong-trinh/my-thuat-can-ban.htm

Ban biên tập DoArt­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­