Kinh nghiệm

Quốc phục Việt Nam thay đổi qua các thời kỳ

Ông cha ta vẫn thường nói: "Dân ta phải biết sử ta". Vậy bạn đã tường tận về bộ quốc phục của Việt Nam mình chưa nhỉ? Ngay từ 2.000 năm Trước Công nguyên, những bộ trang phục truyền thống đầu tiên đã ra đời với cảm hứng từ văn hóa trống đồng Đông Sơn. Kế đó, thời nhà Lý cũng cho ra đời những bộ quốc phục khác nhau.

Trang phục của phụ nữ thời nhà Trần sử dụng tông màu tối, trong khi đó thời nhà Lê lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Trung hoa với họa tiết gốm xanh trắng.

Trong khi phụ nữ thời nhà Mạc diện quần áo rộng rãi, thướt tha với màu sắc tươi sáng, thời Hậu Lê lại chuộng những trang phục màu đất, áo gọn gàng, váy dài chấm chân.

Trong thời Hậu Lê, các đời vua khác nhau đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau về trang phục. Từ năm 1645 đến những năm 1757, sự phóng khoáng, thoải mái được phụ nữ thời kỳ này ưa chuộng hơn cả.

Trang phục của thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ. Trong khi đó, những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.

Những bộ áo dài đầu tiên ra đời vào cuối thế kỷ 19. Phụ nữ An Nam lúc đó diện trang phục còn chịu nhiều ảnh hưởng của sườn xám Trung Hoa. Áo dài bắt đầu biến đổi về kiểu dáng vào những năm 30-40 để phù hợp hơn với phụ nữ Việt. Những năm 50 là một cuộc cách tân áo dài với các thiết kế ôm sát, tôn tối đa đường cong cơ thể.

Những năm 1958, áo dài được xem là trang phục của các "madame" (quý bà). Tuy nhiên, đến những năm 70, một làn sóng phản đối bộ quốc phục này rộ lên với nhiều ý kiến cho rằng nó là biểu hiện của sự "suy đồi". Quan niệm này không tồn tại được bao lâu.

Áo dài ngày nay đã trở thành bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Việt với nhiều chất liệu, biến tấu khác nhau trên nền kiểu dáng cổ điển. Áo dài được xem là trang phục không thể thiếu trong những dịp lễ hội, đại sự.

Trang Shaelyn Nguồn: iridescentdream.com