Nốt ruồi là những chấm đen hoặc nâu có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tẩy nốt ruồi tại các cơ sở y tế có thể gây ra những tốn kém nhất định. Do đó, nhiều người chọn các biện pháp loại bỏ nốt ruồi ngay tại nhà bằng cách sử dụng kem đánh răng. Vậy phương pháp này có đem lại hiệu quả và an toàn không?
1. Có thể tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng không?
Kem đánh răng có thể được sử dụng phổ biến cho nhiều mục đích liên quan đến sức khỏe như: điều trị mụn nhọt, điều trị vết côn trùng cắn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng hiệu quả hoặc an toàn.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tẩy nốt ruồi một cách an toàn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng và chuyên sâu xem nốt ruồi này là lành tính hay có nguy cơ ác tính (ung thư da). Mặt khác, sử dụng các biện pháp tẩy nốt ruồi tại nhà nói chung và kem đánh răng nói riêng có thể cải thiện phần nào các vết sần, mờ nốt ruồi trên da nhưng nó có thể tiềm ẩn một số rủi ro như: Nhiễm trùng, sẹo, tổn thương vùng da đó vĩnh viễn.
XEM THÊM: Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không? Cách nào an toàn tại nhà?
2. Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện đại
Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện đại như sau:
2.1. Liệu pháp laser
Liệu pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một chùm ánh sáng mỏng để làm trắng phần đáy của nốt ruồi. Bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ để bạn không bị căng thẳng, lo lắng khi thực hiện thủ thuật.
2.2. Phương pháp áp lạnh
Trong quy trình này, bác sĩ sử dụng một tia nitơ lỏng hẹp hoặc một chất làm mát khác để đóng băng làn da. Tùy thuộc vào kích thước vùng da thực hiện, bạn có thể không cần gây tê trước khi áp lạnh.
2.3. Phương pháp nạo
Phương pháp này có thể được sử dụng để nhanh chóng loại bỏ mụn ruồi. Bạn có thể được chỉ định thuốc gây mê hoặc không.
3. Các biện pháp tẩy nốt ruồi tại nhà
3.1. Tỏi
Nhiều người cho rằng bôi tỏi lên nốt ruồi một thời gian sẽ khiến các nốt này thu nhỏ diện tích hoặc biến mất hoàn toàn. Nguyên nhân là do tỏi có chứa các enzym làm tan các cụm tế bào gây ra nốt ruồi. Tuy nhiên, với tính nóng của tỏi có thể gây bỏng da.
3.2. Sự kết hợp với baking soda và dầu thầu dầu
Để loại bỏ nốt ruồi, bạn có thể sử dụng hỗn hợp dầu thầu dầu và baking soda bôi trong vài tuần. Bởi baking soda làm khô nốt ruồi và dầu thầu dầu có tác dụng bảo vệ da.
3.3. Dầu Oregan
Nếu chỉ sử dụng tinh dầu Oregano có thể gây cảm giác khó chịu cho da mặt. Do đó, bạn có thể pha thêm một chút dầu thầu dầu để tẩy nốt ruồi ngay tại nhà. Hỗn hợp này chỉ đạt hiệu quả khi bạn thoa 2 - 3 lần/ngày.
3.4. Iốt
Sử dụng nồng độ iốt cụ thể trong vài tuần giúp nốt ruồi bong ra. Nguyên nhân là do i-ốt có thể gây làm nóng và làm mờ đi nốt ruồi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên thoa i-ốt lên vùng da bị rạn bởi nó sẽ gây tổn thương da.
3.5. Nước chanh
Thoa nước chanh lên nốt ruồi nhiều lần trong ngày có thể làm mờ tình trạng này.
3.6. Dầu cây trà
Trong trà xanh có chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Sử dụng chiết xuất tinh dầu trà mỗi ngày có thể khiến nốt ruồi mờ đi và biến mất.
3.7. Khoai tây
Khoai tây được cho là có tác dụng tẩy trắng tự nhiên. Mặc dù, khoai tây không thể loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi nhưng nó có thể giúp làm mờ nốt ruồi theo thời gian.
3.8. Dầu hạt lanh
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dầu hạt lanh có chứa các đặc tính giúp chữa lành vết thương. Đồng thời, nó cũng có thể giúp loại bỏ các vết thâm, mụn và cả nốt ruồi.
3.9. Dầu trầm hương
Dầu trầm hương làm khô da khiến các nốt ruồi đóng vảy và bị tự động bị loại bỏ.
3.10. Vỏ chuối
Vỏ chuối chứa các enzym và axit cụ thể có thể giúp loại bỏ nốt ruồi. Hơn nữa, vỏ chuối còn có thể hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm.
3.11. Mật ong
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm. Do đó, khi bôi mật ong lên nốt ruồi sẽ khiến chúng mờ đi trong vài ngày.
3.12. Hydrogen peroxide
Hydrogen peroxide có đặc tính giúp tẩy nốt ruồi khi bôi lên da. Trước khi sử dụng hydrogen peroxide, bạn cần xin tư vấn của dược sĩ để xem xét các mặt lợi, hại đối với làn da.
3.13. Nha đam
Nha đam thường được sử dụng là một sản phẩm giúp chăm sóc làn da. Nhiều người cho rằng bôi nha đam thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nốt ruồi an toàn. Tuy nhiên, nha đam có thể gây dị ứng ở một số trường hợp. Do vậy, nếu bạn bị dị ứng với sản phẩm này thì không nên áp dụng.
3.14. Dầu dừa
Dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho làn da nhưng không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng nó có thể giúp loại bỏ nốt ruồi. Tuy nhiên, một số người tin rằng dầu dừa sẽ làm giảm kích thước của nốt ruồi khi thoa hàng ngày.
4. Lưu ý khi tẩy nốt ruồi tại nhà
Đối với những nốt ruồi lành tính bạn có thể thực hiện loại bỏ ngay tại nhà. Tuy nhiên, với nốt ruồi có nguy cơ ác tính (ung thư) cần được đến chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu như trên cơ thể xuất hiện bất cứ nốt ruồi nào bất thường hoặc bạn muốn tẩy mụn ruồi thì việc đầu tiên là cần đến bệnh viện để xác định đó có phải là ung thư không.
Hiện nay trên thị trường, có một số loại kem tẩy nốt ruồi được bày bán tại các cửa hàng thuốc có thể gây tổn thương và sẹo trên da. Do đó, bạn không nên tự ý mua những sản phẩm này. Một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường muốn tẩy nốt ruồi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để loại bỏ khuyết điểm này một cách an toàn.
Tẩy nốt ruồi tại nhà có thể gây ra một số kích ứng da như: mẩn đỏ, sưng tấy ngứa,... Khi gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường, bạn nên ngừng sử dụng các phương pháp này. Trong trường hợp, bạn nhận thấy, nốt ruồi có sự thay đổi nhanh chóng về hình dạng, màu sắc, kích thước, đường kính lớn hơn 1⁄4 inch thì cần đến bệnh viện thăm khám và tư vấn.
Mỗi biện pháp tẩy nốt ruồi tại nhà đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, bạn nên thận trọng khi quyết định thực hiện bất cứ phương pháp nào. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để loại bỏ khuyết điểm này một cách an toàn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com