Nhắc đến Tết thì làm sao thiếu được mâm ngũ quả bày cúng gia tiên được chứ. Thế nhưng bạn có biết 8 loại trái cây nào kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay nhé.
Chắc hẳn ai cũng biết, trong mâm ngũ quả, các loại trái cây tươi ngon nhất sẽ được bày trí đẹp mắt để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính cũng như cầu sức khỏe, may mắn và tài lộc cho cả nhà. Do đó, các loại trái cây kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây bạn nên lưu ý ngay nhé.
Tùy vào từng vùng miền cũng như quan niệm văn hóa mà việc bày trí và kiêng kị các loại trái cây trong mâm ngũ quả cũng khác nhau:
1Miền Bắc
Sầu riêng
Sầu riêng
Có thể nói, miền Bắc là miền không có quy định kiêng kị các loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết. Song, họ thường không có xu hướng chọn sầu riêng để bày biện vào dịp này. Bởi họ quan niệm rằng, gai của chúng sẽ khiến thần linh phật lòng. Từ đó, có thể khiến cả năm chông gai, khó khăn trong công việc, cuộc sống và cả gia đạo.
Chưa kể, bàn thờ là khu vực linh thiêng, thanh tịnh nên các loại trái cây được chọn chỉ nên có hương thơm dịu, thoang thoảng mà thôi. Do đó, quả mùi nồng như sầu riêng thường không xuất hiện trên mâm ngũ quả. Hơn nữa, đây là loại trái cây đặc trưng trong Nam, miền Bắc thì chỉ mới phổ biến vài năm gần đây.
2Miền Trung
Đu đủ
Đu đủ
Miền Trung là miền nằm giữa đất nước nên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ cả hai miền Nam - Bắc. Do đó, người miền Trung cũng sẽ tránh các trái cây có tên gọi không may mắn (như miền Nam) để bày lên mâm ngũ quả ngày Tết, điển hình là đu đủ.
Bởi họ cho rằng, tên gọi của “đu đủ” phát âm giọng miền Trung nghe khá giống với “thù đủ”, dễ khiến các mối quan hệ xảy ra xích mích và bất hòa.
3Miền Nam
Trong 3 miền, miền Nam có lẽ là nơi có khá nhiều loại trái cây bị kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi người dân nơi đây coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, tránh những quả có tên “xui xẻo” như:
Chuối
Chuối
Nếu mâm ngũ quả của đất Bắc luôn luôn có nải chuối thì người miền Nam lại trái ngược hoàn toàn. Họ quan niệm rằng, từ “chuối” có cách phát âm nghe khá giống từ “chúi” trong “chúi nhủi”, thể hiện việc đi xuống, làm ăn không phất lên được, không phát triển và thành công được.
Lê
Lê
Người miền Nam cũng không chọn lê bày lên mâm ngũ quả bởi họ cho rằng “lê” là lê lết, dễ đổ bể, “dậm chân tại chỗ” trong công việc và thất bại trong cuộc sống.
Cam
Cam
Người miền Nam thường có câu “quýt làm cam chịu” nên vì thế, loại quả này cũng nằm trong danh sách kiêng kị của mâm ngũ quả. Họ cho rằng chúng mang ý nghĩa không tốt như: Mọi việc không hanh thông, việc làm ăn không “thuận buồm xuôi gió” và không may mắn trong cuộc sống.
3 Lưu ý chung với các loại trái cây kiêng kị
Khi lựa mâm ngũ quả bạn nên tránh những quả đã quá chín hoặc có tốc độ chín nhanh như đu đủ, chuối,... Vì khi để thời dài gian dài quả sẽ nhanh chóng bị hỏng, thu hút ruồi, bọ không tốt cho nơi thờ cúng.
Loại quả có mùi quá nồng cũng nên tránh, vì khu vực cúng là nơi linh thiên bạn nên giữ sạch sẽ, nên hãy lựa những trái cây có mùi nhẹ thôi nhé.
Những loại quả có mùi vị như đắng, cay hay chua thường cũng tránh để lên bàn thờ vì làm liên tưởng đến nhiều đắng cay trong cuộc đời.Tham khảo thêm: Những điều kiêng kỵ trong 3 ngày tết và đầu năm
Lưu ý chung với các loại trái cây kiêng kị
Ngoài ra, còn có những loại quả mang tên không được “thuận tai” như: Sapoche (chê bai), táo (miền Nam gọi là bom), lựu (lựu đạn) và cả sầu riêng - loại quả mà người miền Nam yêu thích (u sầu).
Bên cạnh đó, nhiều người còn kiêng kị bày trí mâm ngũ quả bằng các loại trái cây giả, quả bị dị dạng, méo mó,... bởi họ quan niệm rằng, điều này không tôn trọng gia tiên, thần linh cũng như không tốt cho phong thủy.
Tham khảo thêm: Mùng 3 Tết nên làm gì và không nên làm gì để may mắn cả năm?
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được các loại trái cây kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết rồi nhé. Người xưa vẫn thường nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên năm mới, bạn cũng cần chú ý để hạn chế những điều không may xảy đến nha.
Mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH cho ngày Tết nhé:
Bách hóa XANH