Đơn vị:

Bánh chưng – giản dị mà yêu thương Tết Việt năm 2024

Mỗi năm Tết về, điều mà rất nhiều người lớn nhớ tới khi nói về thuở trẻ thơ đó là những đêm ngồi trông nồi bánh chưng gà gật đến sáng. Cái cảm xúc ấy nó ấn tượng và đi vào tâm khảm mỗi người đậm sâu. Người ta nhớ bánh chưng như nhớ Tết, người ta nhớ Tết như nhớ về màu bánh tổ tiên. Bánh chưng ấy, thứ bánh dân tộc đầy giản dị mà yêu thương của tết Việt.

Bánh chưng xanh, màu bánh thổi hồn dân tộc

Bánh chưng xanh, màu bánh thổi hồn dân tộc. -Ảnh: Hương Fox

Đi từ câu chuyện Lang Liêu hồi bé tạo nên sự tích về bánh chưng, bánh giầy. Cái quan niệm “trời tròn, đất vuông” đi theo tâm niệm của người Việt không biết bao nhiêu đời. Hình ảnh bánh chưng giản dị mà ý nghĩa. Nó là sự tổng hòa của đất với những gì tinh túy từ thiên nhiên.

Bánh chưng, loại bánh giản dị ngày Tết của dân tộc

Bánh chưng, loại bánh giản dị ngày Tết của dân tộc -Ảnh: sưu tầm

Bình yên ngày Tết.

Bình yên ngày Tết. -Ảnh: tinhte

Bánh chưng xanh nhuộm màu từ lá dong, bên trong có nếp, có đậu, có thịt được khuôn đúc từ bàn tay khéo léo trở thành hình ảnh thân thương mỗi dịp Tết về. Nó trở thành cái hình ảnh truyền thống khiến người ta nhớ về Tết, khiến người ta yêu thương Tết và khiến người ta bồi hồi những dâng dâng cảm xúc. Tết nhuộm lên những thương yêu, giản dị quê nhà với màu bánh.

Màu lá dong ấp hình bánh Tết.

Màu lá dong ấp hình bánh Tết. -Ảnh: t.h_tr

Chăm chút gói từng chiếc bánh.

Chăm chút gói từng chiếc bánh. -Ảnh: Kaka

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

Người Việt nấu bánh chưng đã ngàn đời nay, từ đời Vua Hùng mấy ngàn năm về trước, trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố lịch sử. Trong cả ngàn năm đồng hóa, người Việt vẫn giữ trọn cái nếp nhà. Bánh chưng vẫn đi qua những mùa Tết để gắn bó tình cảm gia đình, làng xóm bền chặt hơn.

Dân tộc Việt ở khắp mọi miền đều dành một tình cảm đặc biệt cho bánh chưng ngày Tết.

Dân tộc Việt ở khắp mọi miền đều dành một tình cảm đặc biệt cho bánh chưng ngày Tết. -Ảnh:

Cả gia đình cùng nhau gói bánh Tết

Cả gia đình cùng nhau gói bánh Tết. -Ảnh: nguyencongphuc

Không chỉ người con sống trên đất Việt mới nhớ bánh chưng, mà những người con nơi phương xa cũng nhớ bánh chưng da diết. Nơi cứ người xa xôi, không mấy người biết tới bánh chưng, cũng không kiếm được nơi nào có lá dong mà làm bánh. Nên hình ảnh chiếc bánh vuông xanh buộc lạt trắng giản dị mà xúc động lắm. Có những khi nước mắt chực trào ra.

Người đi xa nhớ nhung bánh chưng dân tộc.

Người đi xa nhớ nhung bánh chưng dân tộc. -Ảnh: bikey

Tôi còn bận công việc chưa thể về quê đón Tết, nghe bạn bè rủ ri: Hôm nay tao vừa đi mua đồ về gói bánh với mẹ. Chỉ cần nghe thế, đã thấy ghen tị biết chừng nào. Tết về, gói bánh chưng với nhiều nhà là một truyền thống khó bỏ. Và nhắc đến gói bánh người ta liền nghĩ ngay tới bánh chưng xanh. Chẳng một loại bánh nào có thể thay thế vị trí của bánh chưng trong cái Tết Việt dẫu hôm nay là biết bao nhiêu đổi thay, là biết bao nhiều màu sắc bánh mứt từ phương xa xứ lạ tới.

Chuẩn bị đồ để gói bánh chưng Tết

Chuẩn bị đồ để gói bánh chưng Tết. -Ảnh: Bach Co

Gói bánh chưng đón Tết

Gói bánh chưng đón Tết. -Ảnh: bikey

Cùng người nhà thưởng thức bánh chưng ngày Tết

Cùng người nhà thưởng thức bánh chưng ngày Tết. -Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Nhưng, bao nhiêu năm rồi. Bao nhiêu trôi qua, người ta vẫn giữ màu bánh ấy. Thì cớ gì ngày hôm nay con cháu không giữ lại để truyền cho đời sau. Nên, nhiều gia đình bận rộn không thể quây quần gói bánh chưng song người ta cũng chẳng bao giờ quên thắp hương tổ tiên bởi những chiếc bánh giản dị, thân tình ấy. Bánh chưng vẫn được xem là món quà biếu Tết và vẫn trở thành thứ bánh không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên cũng như tâm trí người Việt.

Tâm trí người Việt gắn Tết với màu bánh chưng xanh.

Tâm trí người Việt gắn Tết với màu bánh chưng xanh. -Ảnh: kaka

Nếu chưa bao giờ có dịp làm bánh chưng, hãy thử một lần. Ít ra là để biết, nhiều hơn là để yêu. Về gói bánh chưng với ông bà và trông nồi bánh nguyên đêm để biết vị quê hương đậm sâu thế nào. Tết sẽ không nhạt như những lời kêu ca, than thở của nhiều người trẻ bây giờ nữa.

Hình ảnh nồi bánh chưng mang Tết về với bao người.

Hình ảnh nồi bánh chưng mang Tết về với bao người. -Ảnh: sưu tầm

Mỗi năm, Tết về, mấy anh chị em nhà tôi lại cùng ngoại làm bánh chưng. Bố mẹ bận, chúng tôi cùng ông bà chuẩn bị Tết. Trẻ thành phố hay trẻ nông thôn có khác gì đâu, đều là những đứa con cháu về quây quần bên ông bà dịp Tết, xắn tay áo lên để phụ ông bà, để đùa nghịch.

Xắn tay áo lên gói bánh chưng với ông bà

Xắn tay áo lên gói bánh chưng với ông bà. -Ảnh: Kaka

Tập gói bánh mấy năm trời, tôi vẫn chỉ có thể gói bánh bằng khuôn. Dẫu vậy, cảm cảm giác khi vớt bánh ra, chiếc bánh vuông đều đẹp, không bị bục, không bị hỏng sung sướng lắm. Chiếc bánh ấy lại còn được đặt lên bàn thờ gia tiên, lại còn được mẹ mang đi biếu Tết. Mẹ về mẹ kể mọi người khen con gái mẹ đảm đang, mẹ bảo con gái làm cho các em cũng muốn năm sau được cùng gói bánh. Tự dưng, lòng thấy vui. Tết lan tỏa từ chiếc bánh chân phương ấy.

Tết lan tỏa từ chiếc bánh chân phương

Tết lan tỏa từ chiếc bánh chân phương. -Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

Trong cái không khí rộn ràng đón Tết. Người người, nhà nhà chuẩn bị cho cái Tết sum vầy, yêu thương ấm áp. Từ cành mai, cành đào, cây quất; từ gà, lợn cho tới trái, quả và nồi bánh chưng xanh. Tết vẫn đẹp và ấm áp như thế. Yêu thương Tết, yêu thương từ những gì bé nhỏ, yêu thương từ những gì chân thành đong đầy tình cảm.

Iki Oleo - Mytour.vn

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..