Đơn vị:

MÚA RỐI NƯỚC - MỘT ĐỜI SỐNG TINH THẦN HUYỀN ẢO TRÊN MẶT NƯỚC

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là hiện thân của nét văn hóa dân gian Bắc Bộ dân dã mà thật hồn hậu, lưu giữ một đời sống của những làng quê vùng sông Hồng đầy sinh động trên mặt nước.

2.-anh-tieu-de-1-tu-phuong-roi-truyen-thong.png

M

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

Múa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

Nghệ thuật múa rối nước với mặt nước là chỗ diễn của con rối. Con rối có thể múa và cử động thông qua việc điều khiển (hay còn gọi là giật trò) của các nghệ nhân đứng trong buồng trò và giấu kín mình. Nếu như ở rối cạn, con rối là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất thì ở rối nước đòi hỏi sự kết hợp của hai yếu tố: rối và nước. Rối nước có múa, có rối, có nước, chính vì vậy cái tên “múa rối nước” ra đời theo một cách giản dị và dễ hiểu nhất.

Là loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị chỉ có tại Việt Nam với sân khấu nước kì lạ và đặc sắc, cùng hình tượng đặc trưng là chú Tễu, múa rối nước là bộ môn nghệ thuật đậm đà sắc thái, tâm hồn người Việt, phản ánh chân thực chất đời, chất dân dã và văn hóa của nông thôn vùng châu thổ sông Hồng, đồng thời là “cuốn lịch sử sống” về dân tộc Việt Nam.

4.-quote-1-nghe-thuat-roi-nuoc-ra-doi-tu(1).png

Múa rối nước ra đời khi nào hiện nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hàng đầu về múa rối nước như Nguyễn Huy Hồng hay Tô Sanh đều cho rằng rối nước phát triển dưới thời Lý (1010 - 1225), đồng nghĩa rằng loại hình nghệ thuật này đã xuất hiện từ trước thế kỷ X.

6.-infographic-lich-su.png

Con rối nước được chế tác ít bị gò bó theo một khuôn mẫu, tất cả đều được làm thủ công và mỗi nhân vật là riêng biệt, mang tính chất riêng, gửi gắm hồn cốt riêng. Chúng tự nhiên, dân dã, mang tính biểu tượng, ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi truyền thống điêu khắc dân gian, nghệ thuật đình làng và cả điêu khắc cung đình.

Theo lời bác Nguyễn Văn Phi - nghệ nhân tạo hình rối nước làng Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội, một người con sinh ra và lớn lên tại làng, nuôi niềm đam mê cháy bỏng với nghề tạo hình con rối cho biết: “Rối nước là nghệ thuật dân gian, sinh ra bởi bàn tay con người, nên sẽ có tròn có méo, không có gì là hoàn hảo theo khuôn mẫu, nhưng phải có vậy thì mới trân quý từng quân rối được làm ra. Con rối chính là khối sống, khối cử động được, còn tượng đơn thuần là khối chết, có khuôn mẫu nhân vật”.

11.-quote-2-roi-nuoc-la-nghe-thuat-dan-gian.png

Màu sắc của rối với các màu đỏ, hồng, vàng, đen… gợi cảm giác vui vẻ, ấm áp của thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa tôn giáo ở nông thôn Việt Nam với các màu đỏ, hồng, vàng, đen… Trang phục các con rối lột tả khá rõ nét thân phận, đẳng cấp như: vua quan, lính tráng. Cho đến nét mộc mạc, giản đơn, đôi khi là nhuốm màu cũ kỹ, sờn rách của thời gian trong trang phục của nông phu, người lao động (kéo lưới, chèo thuyền đua, đi cày, câu cá, chăn trâu…).

Chất liệu làm ra các con rối là gỗ sung. Theo lời của bác Nguyễn Văn Phi - nghệ nhân tạo hình rối nước làng Đào Thục, gỗ sung được chọn ở đây vì hai lý do. Thứ nhất, đó là loại gỗ nhẹ và chống thấm nước, phù hợp để các con rối ngâm lâu dưới nước. Thứ hai, “sung” ở đây ông cha ta còn gửi gắm ước mong một cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Con rối thường được làm từ gỗ sung vì nhẹ và tính chống thấm
14.-quote-3-voi-nghe-nhan-che-tac.png

Thông thường, để hoàn thành một bộ rối nước (16 trò) phải mất khoảng 4 đến 5 tháng, chưa kể thời tiết ẩm thời gian để con rối khô còn kéo dài hơn.

Tạo hình và chế tác con rối là quá trình hoạt động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo nhằm thể hiện tính cách nhân vật. Kết quả lao động sáng tạo của nghệ nhân là những con rối đẹp mộc mạc về hình thức bên ngoài nhưng có khả năng biểu hiện đời sống tinh thần một cách phong phú, sinh động. Các con rối phải có thần sắc.

Nội dung của vở diễn, tính chất của sàn diễn (mặt nước thủy đình) sẽ quyết định hình thức và cách vận động của các con rối. Với nhiều mục đích như truyền thông, giải trí, giao tiếp xã hội và giáo dục, các con rối nước được tạo dáng phù hợp với các nhân vật, gần gũi với đời sống dân dã, phù hợp khả năng nhận thức, tình cảm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp…

Đó có thể là cách làm ruộng, đánh cá, xay lúa, giã gạo, chăn vịt, dệt cửi, đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, múa lân, múa rồng, đánh kiếm, còn là những nhân vật anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo… Các nhân vô cùng đa dạng: bật cờ, chú tễu, múa rồng, em bé chăn trâu, cày cấy, bắt vịt, đánh cá, vinh quy bái tổ/rước trạng, múa sư tử, múa phượng, Lê Lợi trả gươm, nhi đồng vui chơi, đua thuyền múa lân, múa tiên, tứ linh…

16.-quote-cac-con-roi-nuoc-truyen-thong-la-ket-qua.png

Những nghệ nhân đã chắt lọc cái đẹp từ tự nhiên và chuyển hòa vào hình ảnh con rối. Thông qua óc thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ nhân đã biến rối nước thành cầu nối giữa đại chúng với với di sản văn hóa dân tộc. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng mà mộc mạc của các loại đồ chơi dân gian tạo nên ở mỗi người những rung động, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hình thành thái độ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ.

18.-title-mua-roi-la-bua-tiec-thinh-soan.png
30.-tieu-de.png

Là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống phản ánh đời sống tinh thần và bề dày lịch sử của nhân dân Việt Nam, múa rối nước chứa đựng những giá trị cao về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc Việt.

Đỉnh cao nghệ thuật thể hiện qua rối nước

Giá trị nghệ thuật của múa rối nước được khắc họa rõ nét qua bố cục, đường nét, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu bằng những tác phẩm công phu, những con rối tinh xảo, kĩ năng điều khiển điêu luyện, sự kết hợp hài hòa giữa sân khấu nước, ánh sáng và âm nhạc… Múa rối nước là tổng hợp của các môn nghệ thuật sân khấu: hát chèo, kịch nói, kỹ năng rối,...

Trên sân khấu, quân rối - một tạo hình độc đáo - tái hiện những gì thường gặp nơi xóm làng, đồng ruộng. Ngôn ngữ trong rối nước không hề cao sang mà mang chất đời, có sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca, đôi khi kết hợp với văn học trong sự kết hợp của hành động như ca, múa, nhạc, diễn, hề…

Nghệ thuật của rối nước còn được thể hiện qua “bí truyền”, rằng múa rối nước chỉ học được qua sự hướng dẫn, truyền lại từ thế hệ trước tới thế hệ sau những giá trị quý báu, những kĩ thuật tinh tế mà không thể ghi chép lại trong sách vở. Chính vì vậy, mỗi địa phương lại có những dấu ấn riêng, kĩ thuật riêng, tạo nên sự đa dạng trong nghệ thuật rối nước. Đó là trí tuệ, sự thông minh và sức sáng tạo của con người Việt Nam.

Từ văn hóa dân gian tới văn hóa dân tộc

Trước đây múa rối nước chỉ là một trò chơi của nhân dân lao động, nông dân, để mua vui, rồi trở thành một nhóm người chơi tiến lên một phường, một gánh diễn và dần phát triển thành một nền văn hóa của con người Việt. Qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển, múa rối nước truyền thống trải qua những thăng trầm, lúc phát triển rực rỡ khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một, nhưng vẫn giữ được “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Có thể nói múa rối nước là một báu vật của dân tộc, thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, tái hiện sinh hoạt hay những cái rất đời thường hàng ngày, tái hiện hơi thở, cái hồn và ước mơ của người Việt, của làng quê Việt.

san-khau-mua-roi-nuoc-25.jpeg

“Sứ giả văn hóa” được bạn bè quốc tế yêu mến

Bằng các câu chuyện vui nhộn và hấp dẫn phản chiếu cái đời và những khát vọng, mơ ước bình dị của người Việt, múa rối nước đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài. Nhiều du khách yêu thích loại hình nghệ thuật này tới mức họ tìm tới các phường nghề truyền thống để được tham gia trải nghiệm các công đoạn xây dựng lên một tác phẩm.

Múa rối nước Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế trân trọng, đón nhận và mời các nghệ nhân đi lưu diễn khắp năm châu. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nước…”, “Hãy đến xem múa rối để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…”.

Để đời sống của rối nước còn mãi

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho con người có thể tiếp cận và học hỏi được văn minh thế giới. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng này, những văn hóa và giá trị truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc được bảo tồn và duy trì. Là một loại hình nghệ thuật có một không hai trên thế giới với rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, múa rối nước cần nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác hơn đến từ người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt.

Những người nghệ sĩ cũng cần truyền tải được chiều sâu của nghệ thuật tới lớp trẻ. Vì nghệ thuật truyền thống không chỉ mang giá trị giải trí, mà còn rất nhiều giá trị khác to lớn như giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Từ đó, người trẻ có thể hiểu được rõ nét và khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, có nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và múa rối nước nói riêng.

nsut-quoc-truong-vai-ngoc-hoang.jpg

Thực hiện:

- Nội dung: Diện Đàm, Mai Anh, Thu Huyền, Diệu Linh - Ảnh/ Video: Bảo Duy, Diện Đàm, Tiến Đạt, Hải Ngân, Đoàn Trang - Thiết kế: Bảo Duy, Đào Linh

- Biên tập: Hào Nguyễn