Đơn vị:

Phân loại bảng đo thị lực và quy trình đo thị lực chuẩn

Để đôi mắt luôn khỏe mạnh thì kiểm tra thị lực định kỳ là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều cách để kiểm tra thị lực, trong đó việc sử dụng bảng đo thị lực là công cụ phổ biến nhất.

Vậy bảng đo thị lực được phân loại như thế nào? Quy trình đo thị lực chuẩn được thực hiện ra sao? Cùng Bệnh viện mắt Alina đi vào cụ thể và chi tiết ngay trong bài viết hôm nay.

Bảng đo thị lực và quy trình đo thị lực chuẩn

1. Phân loại bảng đo thị lực hiện nay

Hiện tại, có 4 loại bảng đo thị lực được nhiều phòng khám, bệnh viện mắt và các cửa hàng kính sử dụng, đó là: Bảng chữ cái đo thị lực chữ C (Landolt), bảng chữ cái đo mắt chữ E (Armaignac), bảng đo thị lực Snellen và bảng đi thị lực điện tử.

1.1. Bảng đo thị lực chữ C (Landolt)

Bảng đo thị lực chữ C hay bảng Landolt được sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người không biết chữ.

Bảng được thiết kế với các vòng tròn hở giống chữ C với phần hở xoay theo 4 hướng như trên, dưới, trái, phải. Một bảng đo tiêu chuẩn sẽ có 11 dòng với kích thước và khoảng cách của chữ C nhỏ dần từ trên xuống.

Cách dùng: Người được đo thị lực cần trả lời chiều xoay của chữ C khi kiểm tra thị lực và ngồi cách bảng khoảng 5m.

Bảng đo thị lực chữ C (Landolt)

1.2. Bảng đo thị lực chữ E (Armaignac)

Bảng đo thị lực chữ E (hay bảng Armaignac) gồm các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, đồng thời kích thước chữ E sẽ giảm dần từ trên xuống.

Bảng này được áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em vì nó khá đơn giản.

Cách dùng: Người đo cần xác định đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa chữ E xoay đối chiếu với hình nhìn trên bảng đo thị lực. Khoảng cách cần thiết giữa người cần đo và bảng là 5 mét.

Bảng đo thị lực chữ E (Armaignac)

1.3. Bảng đo thị lực Snellen

Đây là bảng đo thị lực dùng cho người biết chữ, bao gồm các chữ cái in hoa là L, F, D, O, I, E với 11 dòng. Bảng Snellen với dòng đầu chỉ có 1 chữ cái với kích thước lớn nhất. Sau đó, kích thước chữ nhỏ dần và số lượng chữ cũng tăng lên ở những dòng sau.

Cách dùng: Người được đo cần đọc đúng tên chữ cái lần lượt theo hướng dẫn theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Khoảng cách giữa bảng và người cần đo là 5 mét.

Bảng đo thị lực Snellen

1.4. Bảng đo thị lực điện tử

Bảng kiểm tra thị lực điện tử được cho là một trong những bảng đo thị lực tiện lợi và hiệu quả nhất. Với thiết kế màn LCD mỏng, nó rất phù hợp với bất kỳ phòng khám về mắt nào để thực hiện các bài kiểm tra thị lực tinh vi đã được đưa ra trên Thế giới.

Thiết bị này có thể dễ dàng đưa ra bài Test theo nhu cầu của khúc xạ viên. Bảng đo thị lực điện tử sẽ tích hợp đầy đủ các loại bảng đo thị lực phù hợp với mọi đối tượng, cũng như có nhiều tính năng xác định chính xác các bệnh lý về mắt.

2. Quy trình đo thị lực chuẩn nhất năm 2022

Một quy trình đo thị lực chuẩn được thực hiện với 4 bước như sau:

  • Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động để xác định số kính cần tham khảo
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực & kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, nhìn xa và nhìn gần để mắt thích nghi với kính đang đeo
  • Bước 4: Trao đổi thêm với khúc xạ viên nếu trong quá trình thử kính, bạn xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt,..

Quy trình đo thị lực chuẩn nhất năm 2022

Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ em, người lần đầu tiên đeo kính, có dấu hiệu bệnh lý tại mắt,... bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương pháp và máy móc điều trị, chỉ định dùng thuốc và đo lại nhiều lần.

3. Bao lâu thì nên đo thị lực một lần?

Việc khám mắt nên được thực hiện định kỳ, bất kể với trẻ em hay người lớn để đảm bảo chăm sóc, phát hiện sớm các bệnh lý và can thiệp kịp thời khi gặp các vấn đề về mắt.

  • Với trẻ em: Ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra mắt định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Bởi mắt trẻ đang trong quá trình điều tiết dự trữ nên việc kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện mắt bé có đang tăng/ giảm độ hoặc phát hiện sớm tật khúc xạ.
  • Với người lớn: Thời gian khám mắt định kỳ là 6 -12 tháng. Khúc xạ viên sẽ đo, kiểm tra tình trạng mắt của bạn có điều tiết tốt không, mắt tăng hay giảm độ cận để điều chỉnh kính phù hợp, giúp mắt luôn khỏe mạnh và sáng rõ.

4. Tổng kết

Trên đây là những thông tin về phân loại bảng đo thị lực và quy trình đo thị lực chuẩn mà Bệnh viện mắt Alina muốn cung cấp đến bạn.

Lựa chọn Bệnh viện mắt Alina với quy trình thăm khám toàn diện, chuyên sâu sẽ giúp người bệnh kiểm soát nguy cơ mắc các bệnh về mắt và nhận chỉ định điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần tư vấn hay đặt lịch khám mắt vui lòng inbox vào fanpage bệnh viện hoặc gọi hotline: 0866 224 883