Đơn vị:

Đặc sản bún giả cầy mùi vị mê hoặc – Cách làm tại nhà

Là một trong những món ăn dân dã quen thuộc đối với những ai chuộng ẩm thực phong vị Bắc. Một bát bún giả cầy không mất quá nhiều thời gian để thực hiện song các nguyên liệu cần được chú trọng trong khâu chuẩn bị để không đánh mất đi phong vị Bắc vốn có của món ăn. Bài viết này sẽ hướng dẫn một cách chi tiết và dễ hiểu nhất để bạn đọc có thể tự chế biến một tô bún giả cầy chuẩn vị Bắc tại căn bếp nhà chỉ trong thời gian ngắn.

Những điều thường được mong đợi ở một tô bún giả cầy đặc sản Hà thành

Đối với một phần bún giả cầy ngon tại Tp.HCM, các tiêu chí sau đây sẽ được mong đợi bởi phần lớn các thực khách về sự hoàn mỹ của món ăn thôn dã này:

  • Thịt mềm đậm vị và bì vẫn còn chút giòn
  • Nước dùng có màu vàng sóng sánh, dậy mùi thơm của mắm tôm và riềng mẻ
  • Một tiết trời se lạnh, nhất là vào tháng 7 này

Quả thật, không gì đúng điệu hơn việc thưởng thức một tô bún giả cầy nóng hổi trong nhà khi đang có một cơn mưa rào bên ngoài cửa sổ kèm với một mùi đất thoang thoảng.

Cách làm món bún giả cầy chuẩn vị Bắc gây “nghiện” cực mạnh mùa mưa

Trước hết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu được liệt kê bên dưới đây trước khi tiến hành các bước tiếp theo nhé:

  • 500g thịt chân giò tươi ngon
  • 700g phần móng giò heo
  • 1 nhánh riềng tẻ (không già, không non)
  • 1 nhánh nghệ tươi
  • 2 nhánh sả
  • Rau thơm ăn kèm như rau răm, hành lá, rau ngổ
  • Bún rối
  • Các loại gia vị như muối, mắm, mắm tôm, hạt nêm (hoặc mì chính), mẻ chua, rượu nếp, tương bần (nếu nấu theo cách xưa sẽ có thêm một nguyên liệu nữa là tương).

Một khi đã chuẩn bị xong, hãy bắt tay vào sơ chế và nấu các nguyên liệu này thôi nào! Cần lưu ý là số lượng và khối lượng của từng nguyên liệu có thể gia giảm tùy vào số lượng khẩu phần dự định thực hiện.

  • Bước 1: Xử lý các phần thịt heo đã chuẩn bị sẵn ở trên

Thịt heo được xem là “linh hồn” và ít nhiều quyết định đến hương vị chung của tô bún giả cầy - một món ngon Bắc Bộ điển hình. Đầu tiên, phần thịt móng giò heo có thể được thui bằng bã mía hoặc thay thế bằng rơm. Nếu không có hai thứ này thì có thể dùng khò ga hay bọc giấy để đốt cho đến khi bề mặt thịt chuyển sang màu nâu sậm là được. Sau đó, bạn dùng dao và cạo hết lớp bụi tro rồi xả nước rồi để thịt riêng một chỗ cho ráo nước, chặt miếng vừa ăn.

  • Bước 2: Giã nhỏ riềng tẻ và các loại nguyên liệu khác để ướp thịt

Giã nhỏ riềng bánh tẻ đã chuẩn bị từ trước. Tiếp tục giã thêm chút nghệ tươi pha thêm chút nước cốt chanh hoặc giấm để lọc lấy phần nước nghệ vàng ươm; mẻ lọc mịn và cắt nhỏ các nhánh sả. Kế đó, rửa sạch các loại rau thơm, hành lá rồi vẩy sạch, để riêng ra rổ cho ráo nước.

Cách làm bún giả cầy đơn giản tại nhà
  • Bước 3: Ướp các phần thịt đã sơ chế với nguyên liệu vừa mới chuẩn bị

Ở bước này, chúng ta sẽ ướp phần móng giò và thịt chân giò với riềng xay, nước cốt nghệ tươi, sả cùng 3 muỗng canh mẻ, 2 muỗng canh mắm tôm, 1 muỗng canh nước mắm nhĩ, nửa muỗng canh rượu trắng, một muỗng cà phê muối và một muỗng cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt rồi trộn đều tất cả nguyên liệu này, ướp tối thiểu trong khoảng thời gian là 1 giờ đồng hồ. Nếu dư dả về mặt thời gian, bạn có thể bọc lại bằng màng bọc thực phẩm rồi để tủ lạnh để thịt nhanh thấm và đều vị hơn.

  • Bước 4: Tiến hành nấu các phần thịt đã thấm đều gia vị

Để có được một nồi bún giả cầy chuẩn vị miền bắc, trước tiên, bạn cần bắc lên chảo một nồi đất (có thể sử dụng nồi inox thay thế nếu không có nồi đất). Bỏ phần thịt móng giò và chân giò đã ướp trước đó vào rồi xào trong vòng từ 5 - 7 phút. Sau đó, tiến hành đổ nước vào ngập mặt thịt, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút. Kế đó, tắt lửa trên bếp để thịt nguội dần.

Tùy vào sở thích ăn mềm hay gần mềm (còn hơi dai) của mỗi người mà có thể nấu tiếp lửa 2 trước khi ăn khoảng 25 phút cho đến khi phần nước dùng sóng sánh vàng óng ánh, thấm đẫm mùi hương đặc trưng của mắm tôm, riềng mẻ và các loại rau thơm. Dùng kèm với bún tươi đã trụng qua một lần nước sôi sẽ là một món “cao lương” đặc sản Hà thành, một món ngon đường phố Hà Nội rất đỗi dân dã dưới những đợt mưa rào sẽ khiến cho những giác quan của bạn bùng nổ và thăng hoa đến lạ kỳ.

Một số yêu cầu về hình thức và chất lượng thành phẩm của món ngon Bắc Bộ bún giả cầy

Thịt mềm đậm vị nhưng bì vẫn còn chút giòn sần sật, nước sóng sánh vàng rượi, dậy mùi thơm của mắm tôm, riềng mẻ, rau thơm. Một số nơi thay nghệ bằng tiết loãng cho vào gần cuối làm món ăn có vị như rựa mận. Ngoài ra, để nấu móng đủ mềm và thịt chân giò không nhừ quá thì cần ninh trước phần móng giò trong vòng 15 phút rồi mới cho phần thịt giò vào sau để đạt được độ dai ngon hoàn hảo nhất.

Đặc sản bún giả cầy ngon tại Tp.HCM - Hãy đến với hệ thống Làng Vòng

Khó có nơi nào có thể mang đến cho thực khách những phần bún giả cầy thơm lừng, ngon ngọt chuẩn vị Bắc như tại hệ thống bún đậu Làng Vòng vốn được xem là lựa chọn hợp lý nhất với mức giá phải chăng nhưng chất lượng thì “miễn bàn” mà phải gọi là “đỉnh của chóp”. Một quán chuyên về đặc sản Hà thành với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn dân dã miền Bắc sẽ luôn khiến bạn liên tưởng đến cái tên Làng Vòng chỉ sau lần đầu tiên đến quán thưởng thức và chỉ muốn quay lại thêm lần nữa để thỏa mãn bao tử của mình.

Không chỉ nổi tiếng với món bún giả cầy mùi vị mê hoặc trứ danh, Làng Vòng cũng khá nổi tiếng với các món như bún ốc chuối đậu hay bún chả Hà Nội, dồi sụn, lòng non rán,… có thể khiến cho vị giác của bạn bị “hớp hồn” một cách không tưởng khi đến với chúng tôi.