Chuyện kể lại rằng, trong các chuyến hải trình dài trên biển vào thế kỷ 17, các thủy thủ đoàn không chỉ gặp phải các vấn đề về cướp biển, lương thực mà còn về sự tỉnh táo:
Họ bị thiếu cà phê để uống trong những chuyến đi dài ngày.
Các thủy thủ luôn trăn trở về việc làm sao có thể pha được một lượng lớn cà phê cùng lúc và dùng được lâu. Vì bình thường nếu họ muốn pha cà phê thì phải đun sôi nước trên bếp lửa. Điều này khá nguy hiểm do các tàu thời đó đều là các tàu gỗ. Bởi thế mà vấn đề thiếu cà phê vẫn cứ còn mãi, không hề được giải quyết triệt để. Mọi thứ chỉ thay đổi từ một chuyến hải trình ghé qua Nhật Bản của một tàu buôn Hà Lan.
Những tàu buôn lớn của công ty Đông Ấn Hà Lan
Người Hà Lan hay cụ thể hơn là công ty Đông Ấn là một trong nhưng ông lớn trong ngành hàng hải thời đó. Những con tàu buôn lớn của họ đã quần thảo khắp các tuyến đường biển để buôn bán nhiều mặt hàng từ phương Đông. Một trong số đó là cà phê đến từ Indonesia, một thuộc địa của Hà Lan khi ấy. Và trên con đường vận chuyển cà phê từ Indonesia trở lại Châu Âu, một vị thuyền trưởng người Hà Lan đã phát hiện ra một cách pha trà vô cùng độc đáo khi dừng chân tại Nhật Bản.
Ông ấy đã phát hiện ra người Nhật Bản có một món trà ngâm ủ cùng nước sông mát lạnh chứ không phải nước nóng. Sau một thời gian ngâm ủ dài, các hương vị trong trà sẽ dần hòa vào nước và tạo ra một loại đồ uống có hương vị vô cùng dễ chịu, thanh thoát, ít chát hơn hẳn.
Thứ trà ủ lạnh vô cùng mượt mà dễ chịu
Ngay khi được thưởng thức ly trà ủ lạnh đó. Vị thuyền trưởng người Hà Lan ngay lập tức nảy lên một suy nghĩ trong đầu.
“Ừ nhỉ, sao lại cứ dùng nước nóng mới pha được cà phê. Tại sao mình không dùng nước lạnh ngâm lâu một chút nhỉ”
Và ngay khi trở về thuyền, vị thuyền trưởng ấy nhanh chóng cùng các thuyền viên áp dụng cách pha này vào cà phê. Họ xay khá nhiều cà phê sau đó ngâm vào các thùng nước ngọt. Sau hơn một ngày được ngâm, phần bột cà phê lắng xuống và nước cà phê bắt đầu chuyển sang một màu nâu đậm. Từng người, từng người một lấy cốc để uống thử và rồi ai cũng bất ngờ vị hương vị của loại cà phê ấy.
Thứ nước uống này không hề thua kém cà phê khi được pha nóng. Không chỉ thế nó còn dễ uống với vị chua, vị đắng dịu nhẹ hơn hẳn. Rồi tiếng lành đồn xa, phương pháp này nhanh chóng được các thủy thủ chia sẻ với các đội thuyền buôn khác. Thứ đồ uống cà phê ủ lạnh này dần trở nên khá phổ biến trong việc đem lại sự tỉnh táo cho các thủy thủ thời kì đó.
Và đó là câu chuyện khai sinh ra cách pha cà phê Cold Brew. Từ thế kỷ 17 mà hương vị của món cà phê đã vô cùng được yêu thích. Và đến thế kỷ 21 này, hương vị của nó có đổi khác gì không nhỉ ?