Đơn vị:

6 cách trị nghẹt mũi hiệu quả nhanh, cùng biện pháp chữa tại nhà

Tình trạng nghẹt mũi khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống. Qua bài viết này, thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa I Diệp Phúc Anh, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đưa ra một số cách trị nghẹt mũi hiệu quả nhanh, cùng biện pháp có thể chữa tại nhà với tình trạng nhẹ.

cách trị nghẹt mũi

Yếu tố nguy cơ bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi thường xảy ra với tình trạng như viêm mũi nên yếu tố nguy cơ gây bệnh thường đi chung với nhau. Có 2 loại viêm mũi gồm: viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng. Cụ thể:

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là cách cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng thường dạng hạt nhỏ tồn tại trong không khí, cụ thể:

  • Phấn hoa: khi cây nở hoa sẽ tạo ra phấn bay hòa vào không khí. Đôi khi, chất này có thể bay vào mũi khiến cơ thể phản ứng dị ứng.
  • Bụi: ngay cả môi trường sạch sẽ nhất cũng có bụi như trong thảm, đồ nội thất và giường ngủ.
  • Nấm mốc: loại này sẽ phát tán bào tử khiến cơ thể dị ứng.
  • Lông thú cưng: một số người dị ứng với lông thú cưng.

2. Viêm mũi không dị ứng

Viêm mũi không dị ứng là tình trạng viêm khiến chất lỏng tích tụ trong mô mũi. Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi bạn mắc bệnh do vi-rút hoặc đã tiếp xúc với một số tác nhân khác, bao gồm:

  • Môi trường: người bệnh căng thẳng hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, sơn hoặc dùng thức ăn cay có thể gây nghẹt mũi.
  • Thuốc: người bệnh có thể nghẹt mũi nếu dùng một số loại thuốc điều trị huyết áp cao hoặc giảm đau.
  • Nội tiết tố: cơ thể thay đổi nội tiết tố như giai đoạn dậy thì hoặc mang thai có thể gây nghẹt mũi.
  • Nhiễm trùng: người bệnh nhiễm trùng xoang (viêm xoang) hoặc cảm lạnh thông thường có thể gây nghẹt mũi.
  • Adenoids mở rộng: đây là các tuyến nằm ngay sau đường mũi giúp bẫy vi trùng. Đôi khi, vòm họng sưng lên, gây nghẹt mũi.

Tóm lại, nghẹt mũi xảy ra khi có thứ gì đó kích thích mô lót bên trong mũi. Sự kích thích này tạo ra phản ứng dây chuyền gây viêm, sưng tấy và sản sinh chất nhầy khiến người bệnh khó hít thở không khí thông qua mũi. Nghẹt mũi thường hết sau vài ngày nhưng nghẹt mũi kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.

Nếu người bệnh không điều trị, nghẹt mũi có thể gây viêm xoang, polyp mũi hoặc nhiễm trùng tai giữa. Vì vậy, người bệnh hãy đến Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với bản thân.

Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi hiệu quả, nhanh

Một số cách trị nghẹt mũi hiệu quả nhanh gồm:

♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦

1. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh khó chịu do nghẹt mũi có thể dùng một số loại thuốc làm thông và nhẹ đường mũi như: thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc thuốc dị ứng. Người bệnh nếu dùng hơn 3 ngày vẫn không giảm hoặc sốt hãy báo ngay với bác sĩ để điều trị kịp thời. (1)

cách hết nghẹt mũi
Người bệnh khó chịu do nghẹt mũi có thể dùng một số loại thuốc làm thông và nhẹ đường mũi như: thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc thuốc dị ứng.

2. Thuốc trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cúm

Người bệnh nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cúm thông thường kèm triệu chứng như ho và nghẹt mũi hãy dùng thuốc giảm đau đa triệu chứng.

3. Cách hết nghẹt mũi bằng thuốc xịt

Người bệnh có thể dùng thuốc xịt mũi không kê đơn như oxymetazoline ngắn ngày giúp làm giảm nghẹt mũi bằng cách thu nhỏ lớp lót viêm của mũi thông qua quá trình co thắt mạch máu. Việc thu nhỏ mô này sẽ mở đường thở, giảm sức cản và cải thiện luồng không khí.

4. Thuốc trị nghẹt mũi do dị ứng

Người viêm mũi dị ứng có thể dùng thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid nhằm giảm viêm phù nề niêm mạc mũi, giúp hốc mũi trở nên thông thoáng, người bệnh giảm nghẹt mũi. Một số phương pháp điều trị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng khác như:

  • Thuốc xịt thông mũi: thuốc này giúp giảm sưng, giảm đau do đường mũi kích ứng. Thuốc xịt mũi thường có oxymetazoline và phenylephrine. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc này như không sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 7 ngày. Bởi, việc dùng thuốc quá nhiều ngày có thể khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp không dùng thuốc này và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn khác phù hợp hơn.
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic: phương pháp điều trị này làm giảm chất nhầy trong mũi.

5. Thuốc điều trị nghẹt mũi không dị ứng

  • Thuốc xịt mũi steroid: thuốc này giúp giảm nghẹt mũi do dị ứng. Thuốc này cần vài ngày mới phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh hãy sử dụng trước khi xuất hiện các triệu chứng và duy trì trong suốt mùa dị ứng. (2)
  • Xịt hoặc rửa nước muối: dung dịch muối dạng xịt hoặc nước rửa có tác dụng dưỡng ẩm và rửa trôi chất nhầy bên trong mũi.

6. Cách chữa nghẹt mũi tại nhà

Tại nhà, người bệnh cần tập trung vào việc giữ ẩm đường mũi và xoang để ngừa tình trạng kích ứng. Một số cách để giữ cho đường mũi luôn ẩm, bao gồm:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy hóa hơi: việc bổ sung độ ẩm vào không khí giúp mũi không khô và nghẹt mũi.
  • Giữ ấm cho đường mũi: người bệnh có thể dùng nước xịt mũi để đường mũi không khô.
  • Uống nhiều nước: chất lỏng trong cơ thể giúp chất nhầy mỏng đi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, người bệnh tránh uống rượu và đồ uống chứa caffein như cà phê hoặc soda vì có thể làm tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
  • Làm giảm nghẹt mũi bằng xông hơi: người bệnh xông hơi với thau nước ấm và trùm đầu bằng khăn khô để làm lỏng chất nhầy trong mũi.

Thắc mắc thường gặp

1. Mất bao lâu thì tình trạng nghẹt mũi mới hết?

Tình trạng nghẹt mũi thường hết trong vòng vài ngày. Nếu tình trạng này không hết, kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn. Người bệnh hãy đến Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để bác sĩ kê thuốc điều trị dứt điểm, tránh biến chứng về sau. Một số trường hợp, người bệnh có thể nghẹt mũi mạn tính. Tình trạng này, bác sĩ không thể chữa khỏi hoàn toàn và chỉ điều trị triệu chứng, hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc để giảm bớt triệu chứng.

2. Nghẹt mũi bao lâu thì đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nghẹt mũi hãy đến gặp bác sĩ Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được khám, điều trị và ngăn biến chứng về sau nếu xuất hiện triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày.
  • Chất nhầy chảy ra từ mũi có màu xanh, vàng hoặc kèm máu.
  • Sốt.
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không thể bú.
cách chữa nghẹt mũi
Thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa I Diệp Phúc Anh, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang nội soi mũi người bệnh.

Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thuộc một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài và phương pháp điều trị tiên tiến, trung tâm luôn mang đến cho người bệnh những dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

Nghẹt mũi có thể là dấu hiệu tăng tiết dịch do dị ứng hoặc viêm mũi. Thông qua bài này, người bệnh nắm được một số cách trị nghẹt mũi hiệu quả nhanh và an toàn khi chữa tại nhà.