Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong hành trình lớn lên của bé. Để bé phát triển khỏe mạnh ở cột mốc này, ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học gồm các thực đơn phù hợp. Theo chân Con Cưng vào bếp ngay để có thể dễ dàng lên được thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng đảm bảo giàu dinh dưỡng, ba mẹ nhé.
Thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé 7 tháng
Khẩu phần ăn dặm của bé 7 tháng tuổi sẽ bao gồm 60-70% là sữa mẹ hoặc sữa công thức và 30-40% là thức ăn dặm. Nguyên liệu chế biến thức ăn dặm cho bé cần đảm bảo có đủ 3 nhóm chất chính:
. Tinh bột: gạo, mì udon, khoai tây, bánh mì…
. Đạm: thịt gà, thịt cá trắng, đậu phụ…
. Vitamin, khoáng chất và chất xơ: các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, cà chua, súp lơ, rau cải bó xôi… và trái cây gồm: chuối, táo, bơ…
Thực phẩm đúng mùa vụ và có sẵn tại địa phương sẽ giàu dinh dưỡng, tươi ngon và an toàn hơn
Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm theo đúng mùa vụ và có sẵn tại địa phương vì những thực phẩm này giàu dinh dưỡng, tươi ngon và an toàn hơn đấy.
Cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 7 tháng
Bước sang tháng thứ 7, bé đã bắt đầu ăn được đồ ăn sệt, vụn thức ăn mềm. Thức ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có thể được chế biến như sau:
Cháo gạo
Ba mẹ nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1 gạo : 7 nước. Khi cháo đã chín, ba mẹ dùng thìa miết vào thành bát để cán vỡ hạt gạo là có ngay món cháo cho bé 7 tháng.
Rau củ quả
Ba mẹ cần rửa sạch các loại rau củ quả trước khi chế biến. Sau đó, ba mẹ tiến hành nấu chín mềm và giã nát hoặc băm nhỏ để bé dễ ăn.
Thịt, cá, trứng, đậu phụ
Đây là các thực phẩm có kết cầu mềm. Vì vậy, ba mẹ có thể dằm nhỏ bằng thìa hoặc nĩa sau khi nấu chín. Riêng với món cá, ba mẹ cần gỡ xương thật kỹ để đảm bảo an toàn cho bé. Với món trứng, ba mẹ cần luộc chín mềm rồi lấy phần lòng đỏ, dằm tơi ra và cho vào cùng món ăn của bé nhé.
Bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu ăn được đồ ăn sệt, vụn thức ăn mềm
Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, cũng như biết cách chế biến phù hợp, ba mẹ hãy cùng Con Cưng lên thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng theo từng tuần nhé.
Tuần 1
Hằng ngày bé 7 tháng sẽ có 2 bữa ăn sữa và 2 bữa ăn dặm. 2 bữa ăn dặm này gồm 1 bữa chính vào buổi trưa và 1 bữa phụ vào buổi chiều.
Giờ ăn
8:00 sáng
12:00 sáng
16:00 chiều
19:00 tối
Ngày 1
Bú sữa
Cháo lòng đỏ trứng
Súp lơ trắng sốt cà chua
Táo trộn khoai lang
Bú sữa
Ngày 2
Cháo lòng đỏ trứng
Súp cà rốt, bắp cải
Dâu tây trộn sữa
Ngày 3
Khoai tây trộn lòng đỏ trứng
Cải bó xôi luộc mềm
Chuối trộn sữa
Ngày 4
Cháo gà, bắp cải
Bơ và chuối nghiền
Ngày 5
Thịt gà sốt khoai tây
Dưa hấu nghiền
Ngày 6
Mì gà, cà chua, cải thảo
Kiwi nghiền
Ngày 7
Súp khoai lang
Rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền
Táo hấp nghiền
Tuần 2
Giờ ăn
8:00 sáng
12:00 sáng
16:00 chiều
19:00 tối
Ngày 1
Bú sữa
Đậu phụ trộn cà tím
Cháo trứng cà chua
Sữa chua trộn dâu tây
Bú sữa
Ngày 2
Đậu phụ trộn bí ngô
Cháo rau cải bó xôi
Bơ trộn sữa
Ngày 3
Cá thịt trắng trộn bắp cải
Súp khoai tây trộn sữa
Dưa hấu nghiền
Ngày 4
Mì udon nấu cá thịt trắng, cải bỏ xôi, cà rốt
Sữa chua trộn chuối
Ngày 5
Cá thịt trắng kho củ cải
Cháo rây
Kiwi nghiền
Ngày 6
Khoai sọ nấu rau cải
Cháo trứng
Dâu tây nghiền
Ngày 7
Mì udon sốt rau củ
Thịt gà trộn khoai tây
Chuối nghiền
Hằng ngày bé 7 tháng sẽ có 2 bữa ăn sữa và 2 bữa ăn dặm
Tuần 3
Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với sữa chua không đường được làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Giờ ăn
8:00 sáng
12:00 sáng
16:00 chiều
19:00 tối
Ngày 1
Bú sữa
Cá sốt cà chua
Súp cà rốt bắp cải
Cháo rây
Bơ trộn sữa chua
Bú sữa
Ngày 2
Trứng xào súp lơ
Bí ngô trộn đậu phụ
Cháo rây
Lê hấp nghiền
Ngày 3
Gan gà nấu rau cải
Khoai tây trộn trứng
Dưa hấu nghiền
Ngày 4
Đậu phụ sốt cà chua
Cá thịt trắng nấu bắp cải
Cháo rây
Dâu tây trộn sữa
Ngày 5
Rau cải thảo nấu thịt gà
Bí đỏ trộn đậu hà lan
Cháo rây
Táo trộn sữa chua
Ngày 6
Súp lơ trắng sốt cà chua
Cá trộn khoai lang
Chuối nghiền
Ngày 7
Udon nấu thịt gà, cà chua, súp lơ
Kiwi nghiền
Tuần 4
Các món ăn được trình bày đẹp mắt với nhiều màu sắc sẽ giúp bé hào hứng, thích thú hơn đấy. Đừng bỏ qua mẹo nhỏ này ba mẹ nhé!
Giờ ăn
8:00 sáng
12:00 sáng
16:00 chiều
19:00 tối
Ngày 1
Bú sữa
Cá thịt trắng sốt đậu hà lan
Khoai sọ nghiền
Dưa hấu dầm
Bú sữa
Ngày 2
Trứng xào cà rốt
Bí ngô trộn đậu phụ
Cháo rây
Táo trộn khoai lang
Ngày 3
Súp thịt gà, bắp cải
Khoai tây trộn sữa
Bơ trộn sữa
Ngày 4
Cá sốt cà chua
Súp cà rốt bắp cải
Dâu tây dầm
Ngày 5
Khoai sọ nấu rau cải
Cháo trứng
Chuối dầm
Ngày 6
Đậu phụ trộn khoai lang
Súp thịt gà bắp cải
Dâu tây trộn sữa chua
Ngày 7
Cháo cá nấu rau cải ngọt
Bơ dầm
Như Con Cưng đã chia sẻ ở trên, dù bé đã bắt đầu ăn dặm đến tháng thứ 2, nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Hàm lượng cần bổ sung mỗi ngày trong giai đoạn này là khoảng 600-800ml. Trong trường hợp không có đủ sữa mẹ, thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!
Bởi mẹ có thể lựa chọn sữa công thức để thay thế vì loại sữa này có thành phần giống công thức hóa học của sữa mẹ. Theo đó, việc của mẹ là hãy tìm hiểu và lựa chọn một loại sữa công thức chất lượng, chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để bé có thể phát triển toàn diện.
Một gợi ý của Con Cưng cho sản phẩm sữa công thức bé 7 tháng tuổi là sữa Blackmores số 2. Đây là sản phẩm thuộc thương hiệu lâu đời đến từ Úc - Blackmores. Công thức sữa bổ sung cho bé tới 25 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bé tăng cân ổn định.
INFAT OPO là dưỡng chất tiên phong có cấu trúc và lợi ích tương tự chất béo trong sữa mẹ
Đặc biệt, sữa Blackmores số 2 chứa thành phần INFAT OPO. Đây là dưỡng chất tiên phong có cấu trúc và lợi ích tương tự chất béo trong sữa mẹ. Với chất béo này, bé sẽ ngủ ngon hơn, ít quấy khóc và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, Blackmores số 2 còn cung cấp các thành phần như: prebiotic GOS, Protein alpha lactalbumin… cho hệ tiêu hóa bé khỏe mạnh.
Ngoài ra, sữa Blackmores số 2 với 5 loại Nucleotide cùng các chất oxy hóa mạnh như: Kẽm, Sắt, Selen, Mangan… sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật cho bé. Sữa cũng hỗ trợ bé tăng cường sức khỏe của xương nhờ tích hợp một số dưỡng chất như: Canxi, Vitamin D, Magie và Photpho.
Tham khảo thêm về giá sữa Blackmores số 2 tại siêu thị mẹ và bé Con Cưng tại đây.
Trên đây là cách chế biến và thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng mà Con Cưng gợi ý để ba mẹ tham khảo. Trong quá trình cho bé ăn dặm, ba mẹ cần theo dõi, quan sát thêm về những phản ứng của bé để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp nhé.