Đơn vị:

Tỏi đen có tác dụng gì? 21 tác dụng của tỏi đen và cách sử dụng, lưu ý

Tỏi đen - một loại thực phẩm lên men tự nhiên từ tỏi trắng, đang ngày càng được ưa chuộng bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu 7 tác dụng của tỏi đen mà bạn có thể không ngờ đến trong bài viết dưới đây nhé!

1Tỏi đen là gì?

Tỏi đen có màu đen, mềm, ngọt và không có mùi hăng của tỏi tươi. Đây là một loại thực phẩm được chế biến từ tỏi tươi thông qua quá trình lên men ở nhiệt độ và độ ẩm cao, thời gian lên men kéo dài từ 30 - 60 ngày. Quá trình này giúp biến đổi màu sắc, hương vị, kết cấu và thành phần hóa học của tỏi.

Allicin - hợp chất hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch có trong tỏi đen thấp hơn tỏi thường, tuy nhiên, tỏi đen lại chứa nhiều axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa hơn đáng kể.

Đặc biệt, tỏi đen còn có một hợp chất gọi là S-Allylcysteine (SAC) - giúp cơ thể hấp thụ allicin hiệu quả hơn. Nhờ vậy, dù hàm lượng allicin thấp hơn, tỏi đen vẫn có thể mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe.

Tỏi đen được chế biến từ tỏi tươi lên men có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Tỏi đen được chế biến từ tỏi tươi lên men có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe

2Tỏi đen có tác dụng gì?

Kiểm soát lượng đường trong máu

Tỏi đen có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách kích thích sự tiết insulin và cải thiện khả năng sử dụng glucose của các tế bào.

Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn với chế độ nhiều đường. Kết quả cho thấy, những con chuột ăn tỏi đen có lượng glucose trong máu thấp hơn đáng kể so với những con chuột không ăn tỏi đen. [1]

Tỏi đen giúp kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định

Tỏi đen giúp kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định

Giảm cholesterol trong máu

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng tỏi đen có thể làm giảm các nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu) và triglyceride. Đồng thời, tỏi đen cũng có thể làm tăng cholesterol HDL (tốt).

Trong một nghiên cứu trên chuột đực được cho ăn chế độ nhiều chất béo, cho thấy chiết xuất tỏi đen đã giúp giảm tổng lượng mỡ trong máu, triglyceride và cholesterol toàn phần ở các con chuột này.

Một nghiên cứu khác đã cho 60 người bị cholesterol cao sử dụng 6 gam chiết xuất tỏi đen hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy tỏi đen làm tăng cholesterol HDL và giảm các dấu hiệu bệnh tim tiềm ẩn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về triglyceride, LDL hoặc cholesterol toàn phần. [2]

Tỏi đen có tác dụng làm tăng cholesterol HDL tốt cho cơ thể

Tỏi đen có tác dụng làm tăng cholesterol HDL tốt cho cơ thể

Hỗ trợ tim mạch

Tỏi đen là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn không may bị các vấn đề về tim mạch. Vì không chỉ giúp giãn cơ trơn thành mạch, tăng cường lưu thông máu, tỏi đen còn làm giảm các nguy cơ gây bệnh tim gồm cholesterol toàn phần, LDL, triglyceride, từ đó giúp bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Trong một thử nghiệm trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành được chia thành hai nhóm: một nhóm dùng 20 gram chiết xuất tỏi đen hàng ngày và nhóm còn lại dùng giả dược. Sau 6 tháng, kết quả cho thấy nhóm sử dụng tỏi đen có mức độ chống oxy hóa tăng cao và các chỉ số liên quan đến tim mạch được cải thiện rõ rệt so với nhóm đối chứng. [3]

Hạ huyết áp

Một nghiên cứu mới đã phát hiện rằng sử dụng tỏi đen kết hợp với chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp tâm trương ở nam giới có lượng cholesterol tăng vừa phải. Sau 6 tuần, việc tiêu thụ tỏi đen có nồng độ S-Allylcysteine (SAC) cao giúp giảm gần 6 mmHg huyết áp tâm trương ở những người thử nghiệm. [4]

Ngoài ra, tỏi đen là một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm đi nồng độ chất oxy hóa MDA trong huyết tương, từ đó giúp ổn định số đo huyết áp một cách hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư

Tỏi đen có chứa allicin, s-allylcysteine,... là những chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi khả năng làm giảm sự hình thành và hoạt động của các gốc tự do, từ đó làm giảm sự hư hại của DNA và các tế bào khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dung dịch chiết xuất tỏi đen có thể gây độc cho tế bào ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư gan trong vòng 72 giờ.

Một nghiên cứu trên người khác vào năm 2006 cho thấy chiết xuất tỏi đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư đại trực tràng. [5]

Tỏi đen giúp ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư

Tỏi đen giúp ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư

Tăng cường sức khỏe não bộ

Tỏi đen chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự hư hại do các gốc tự do, từ đó giúp tăng cường sức khỏe não bộ.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã gây ra stress oxy hóa trong não chuột làm suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, sau khi cho chuột uống chiết xuất tỏi đen đã giúp ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa này rất hiệu quả.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã cho biết, tỏi đen có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hệ thần kinh - một trong những yếu tố làm phát triển bệnh Alzheimer, gây suy giảm trí nhớ và suy giảm chức năng não. [5]

Giảm căng thẳng

Tỏi đen đã được dân gian sử dụng như một "liều thuốc" quý giá giúp xoa dịu tâm trí, giải tỏa căng thẳng và lo âu. Khác với các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, tỏi đen mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả cho tinh thần. [6]

Tỏi đen được sử dụng như một vị thuốc trị căng thẳng, lo âu

Tỏi đen được sử dụng như một vị thuốc trị căng thẳng, lo âu

Tăng cường khả năng miễn dịch

Tỏi đen có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch - cơ quan chịu trách nhiệm tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Ăn tỏi đen thường xuyên sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh, ít bị nhiễm trùng và có sức khỏe tốt. [6]

Ăn tỏi đen thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch

Ăn tỏi đen thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch

Cải thiện sức khỏe gan

Tỏi đen có thể giúp gan chống lại tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại như hóa chất, thuốc men, rượu bia và vi khuẩn.

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng tỏi đen có khả năng bảo vệ gan trong trường hợp bị tổn thương, ngăn ngừa tổn thương thêm và hỗ trợ phục hồi chức năng gan.

Tác dụng hữu ích của tỏi đen còn được thể hiện trong các trường hợp bệnh gan mãn tính. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi đen giúp cải thiện chức năng gan ở những con chuột bị tổn thương gan mãn tính do rượu, tác dụng này có thể do đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của tỏi đen.

Ngoài ra, nghiên cứu trên chuột béo phì được cho ăn chế độ nhiều chất béo cho thấy tỏi đen có khả năng làm giảm nồng độ ALT và AST trong máu - hai chỉ số sinh học quan trọng cho thấy mức độ tổn thương gan. [2]

Tỏi đen giúp ngăn ngừa tổn thương gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan

Tỏi đen giúp ngăn ngừa tổn thương gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan

Chống oxy hóa

Tỏi đen có thể chống oxy hóa bằng nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, phenolic acid và vitamin C. Các chất chống oxy hóa này có thể giúp các tế bào khỏe mạnh nhờ tác dụng làm giảm sự hình thành và hoạt động của các gốc tự do.

Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa giúp cho các tế bào khỏe mạnh hơn

Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa giúp cho các tế bào khỏe mạnh hơn

Làm đẹp da

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, tỏi đen mang đến hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng viêm da, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, giúp da mịn màng và khỏe mạnh.

Hơn thế nữa, tỏi đen còn là "thần dược" chống lão hóa nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Những dưỡng chất này giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, giữ cho làn da tươi trẻ và rạng rỡ.

Đặc biệt, thành phần lưu huỳnh trong tỏi đen đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản sinh collagen - chất thiết yếu giúp tăng cường độ đàn hồi cho da, đồng thời hỗ trợ vận động linh hoạt cho xương khớp.[6]

Tỏi đen giúp cải thiện tình trạng viêm da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

Tỏi đen giúp cải thiện tình trạng viêm da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm của tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do - nguyên nhân chính gây lão hóa tế bào, nếp nhăn và các vấn đề da liễu khác.

Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm

Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm

Giúp giảm cân

Theo nghiên cứu khoa học, tỏi đen sở hữu hợp chất allicin mạnh mẽ có khả năng ức chế cảm giác thèm ăn, đồng thời hạn chế sự tích tụ mỡ thừa trong máu. Nhờ vậy, tỏi đen góp phần thúc đẩy quá trình đào thải chất béo hiệu quả, hỗ trợ giảm cân an toàn và tự nhiên.

Đặc biệt, tỏi đen còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành các mảng mỡ thừa dưới da lên đến 40%. Do đó, những người muốn giảm cân hiệu quả thì có thể bổ sung tỏi đen vào thực đơn.

Giúp giảm đau, giảm viêm khớp

Nhờ vào đặc tính chống viêm mạnh mẽ, tỏi đen giúp giảm sưng, giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho hệ cơ xương khớp. Đồng thời, tỏi đen còn giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh thấp khớp gây ra như đau nhức, sưng tấy, cứng khớp,...

Tỏi đen có tác dụng chống viêm giúp giảm sưng, giảm đau khớp

Tỏi đen có tác dụng chống viêm giúp giảm sưng, giảm đau khớp

Hỗ trợ tiêu hóa

Việc ăn tỏi đen hàng ngày, đúng liều lượng, đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, ăn uống không ngon miệng, từ đó giúp kích thích, cải thiện tiêu hóa.

Ngoài ra, tỏi đen còn có thể giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày, đại tràng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong đường tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên, nếu đang bị xuất huyết tiêu hóa thì bạn không nên sử dụng thực phẩm này. [6]

Điều trị các vấn đề về hô hấp

Tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Ngoài ra, tỏi đen giúp chữa viêm họng, ho, cảm lạnh, cúm, viêm phổi, hen suyễn và các vấn đề hô hấp thông thường khác.

Sức mạnh của tỏi đen đến từ hàm lượng allicin dồi dào - hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, góp phần giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. [6]

Tỏi đen giúp giảm triệu chứng của các bệnh về hô hấp

Tỏi đen giúp giảm triệu chứng của các bệnh về hô hấp

Hỗ trợ điều trị viêm xoang

Tỏi đen chứa allicin, giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng cách ức chế các vi khuẩn gây viêm xoang như Streptococcus và Haemophilus. Tỏi đen cũng có thể kích thích sự thông thoáng của các xoang mũi, làm giảm sự tích tụ của dịch nhầy và mủ.

Tỏi đen ức chế các vi khuẩn gây viêm xoang như Streptococcus và Haemophilus

Tỏi đen ức chế các vi khuẩn gây viêm xoang như Streptococcus và Haemophilus

Kháng khuẩn, kháng virus

Chất S-allylcysteine trong tỏi đen giúp hỗ trợ hấp thụ allicin một cách nhanh chóng. Allicin là chất kháng sinh tự nhiên, giúp chống lại sự tấn công và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Tỏi đen có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh

Tỏi đen có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh

Tăng cường sinh lý

Nhắc đến bí quyết "đánh thức" bản lĩnh phái mạnh, bạn không thể bỏ qua tác dụng của tỏi đen. Nhờ hàm lượng allidiamin dồi dào kết hợp cùng vitamin B1, tỏi đen mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc duy trì và điều hòa hormone sinh lý nam, từ đó giúp tăng cường sức mạnh "bản lĩnh đàn ông".

Allidiamin trong tỏi đen kết hợp vitamin B1 giúp tăng cường chức năng sinh lý nam

Allidiamin trong tỏi đen kết hợp vitamin B1 giúp tăng cường chức năng sinh lý nam

Có tác dụng lợi tiểu

Tỏi đen được xem như là một phương thuốc lợi tiểu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Thực phẩm này cung cấp hàm lượng kali dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết nước và natri dư thừa qua đường tiểu, từ đó cải thiện tình trạng bí tiểu, khó tiểu hiệu quả. [6]

Tỏi đen làm giảm sự tái hấp thu của nước và ion trong thận giúp lợi tiểu

Tỏi đen làm giảm sự tái hấp thu của nước và ion trong thận giúp lợi tiểu

Cải thiện, phục hồi cơ bắp sau vận động

Các vận động viên thể hình hay nam giới muốn cải thiện sức mạnh và độ săn chắc cho cơ bắp được khuyến khích nên thêm tỏi vào trong bữa ăn hàng ngày. Loại củ này giúp làm tăng khối lượng cơ bắp hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi đen cũng có tác dụng tích cực trong việc làm giảm mệt mỏi, kiệt sức, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho những người lao động nặng nhọc hay đối tượng thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ. [6]

Việc ăn tỏi đen có tác dụng tốt trong phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện

Việc ăn tỏi đen có tác dụng tốt trong phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện

3Cách làm tỏi đen tại nhà

Tỏi đen có thể được làm tại nhà bằng cách sử dụng một số thiết bị và nguyên liệu đơn giản, các bước thực hiện như sau:

  • Chọn tỏi: Chọn tỏi có kích thước lớn, vỏ khô, không bị nứt hay mốc. Nên chọn tỏi có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất bảo quản hay thuốc trừ sâu.
  • Làm sạch tỏi: Dùng dao nhọn cắt bỏ phần đầu và cuống của tỏi, để lại phần thân. Dùng tay hoặc dao gọt bỏ lớp vỏ ngoài của tỏi, để lại lớp vỏ mỏng bên trong. Rửa sạch tỏi dưới vòi nước, lau khô bằng khăn giấy hoặc để ráo tự nhiên.
  • Lên men tỏi: Có thể sử dụng một số thiết bị như nồi cơm điện, nồi áp suất, lò vi sóng hoặc máy làm tỏi đen để lên men tỏi. Thời gian lên men có thể từ 10 đến 40 ngày tùy vào thiết bị và nhiệt độ. Nhiệt độ lý tưởng cho quá trình lên men là từ 60 đến 80 độ C. Không nên mở nắp thiết bị trong quá trình lên men để tránh mất độ ẩm và nhiệt độ.
  • Bảo quản tỏi: Sau khi lên men xong, để tỏi nguội hoàn toàn trước khi lấy ra khỏi thiết bị. Bóc bỏ lớp vỏ mỏng của tỏi, để lại phần thịt màu đen. Đựng tỏi vào hộp kín hoặc túi zip, để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo thoáng mát. Tỏi có thể bảo quản được từ 3 đến 6 tháng.

Làm tỏi đen tại nhà bằng cách lên men tỏi tươi

Làm tỏi đen tại nhà bằng cách lên men tỏi tươi

4Sử dụng tỏi đen đúng cách

Tỏi đen có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như sau:

Ăn tỏi đen trực tiếp

Đây là cách sử dụng tỏi đen phổ biến nhất và giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong tỏi đen. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi ăn tỏi đen trực tiếp:

  • Không nên ăn tỏi đen khi đói, vì có thể gây kích ứng dạ dày và loét dạ dày.
  • Không nên ăn quá nhiều tỏi đen một lần, vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ợ chua và tiêu chảy.
  • Không nên ăn tỏi đen trước khi ngủ, vì có thể gây mất ngủ và hôi miệng.
  • Không nên ăn tỏi đen khi uống rượu, vì có thể gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim và giảm khả năng phản ứng.

Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng tỏi đen trực tiếp là vào buổi sáng, bạn có thể ăn 1-4 tép tỏi, nhai thật kỹ và uống cùng nước lọc.

Chỉ nên ăn tỏi đen từ 2 đến 4 tép mỗi ngày để tốt cho sức khỏe

Chỉ nên ăn tỏi đen từ 2 đến 4 tép mỗi ngày để tốt cho sức khỏe

Uống nước ép tỏi đen

Đây là cách để tăng hương vị, giảm bớt nồng hăng của tỏi đen. Cách làm như sau:

  • Lấy từ 3-5 g tỏi đen, bóc vỏ và rửa sạch.
  • Cho tỏi đen vào máy ép hoặc máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ bã và lấy nước ép tỏi đen.
  • Có thể thêm một ít mật ong hoặc chanh để tăng hương vị và giảm mùi hăng của tỏi đen.

Uống nước ép tỏi đen là một cách giúp giảm bớt mùi hăng của tỏi đen

Uống nước ép tỏi đen là một cách giúp giảm bớt mùi hăng của tỏi đen

Tỏi đen ngâm mật ong

Đây là một cách sử dụng tỏi đen kết hợp với mật ong, giúp tăng cường các tác dụng của cả hai loại thực phẩm. Cách làm như sau:

  • Lấy từ 125-150 g tỏi đen, bóc vỏ và rửa sạch.
  • Cho tỏi đen vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào cho đầy lọ.
  • Đậy kín nắp lọ và để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo thoáng mát.
  • Để ngâm trong vòng 3 tuần trước khi sử dụng.

Liều lượng sử dụng tỏi đen ngâm mật ong phù hợp là khoảng 3 củ tỏi đen cùng 1 thìa mật ong mỗi ngày và dùng đều đặn vào các bữa ăn.

Kết hợp tỏi đen cùng mật ong giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Kết hợp tỏi đen cùng mật ong giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tỏi đen ngâm rượu

Đây là một cách sử dụng tỏi đen kết hợp với rượu, giúp tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sinh lý. Cách làm như sau:

  • Lấy khoảng 250 g tỏi đen, bóc vỏ và rửa sạch.
  • Cho tỏi đen vào lọ thủy tinh sạch, ngâm cùng 1 lít rượu trắng.
  • Đậy kín nắp lọ và để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo thoáng mát.
  • Để ngâm trong khoảng 10 ngày trước khi sử dụng.

Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 chén rượu tỏi đen sau bữa ăn để giúp phát huy tác dụng của bài thuốc, tránh uống quá nhiều gây hại cho gan và thận.

Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 chén rượu tỏi đen để tránh tác dụng phụ

Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 chén rượu tỏi đen để tránh tác dụng phụ

Sử dụng tỏi đen để chế biến món ăn

Đây là cách sử dụng tỏi đen để tăng hương vị và dinh dưỡng cho các món ăn. Có thể sử dụng tỏi đen để làm các món như:

  • Salad: Thái nhỏ tỏi đen và trộn với các loại rau xanh, cà chua, dưa chuột, hạt điều, phô mai và sốt mayonnaise hoặc sốt dầu giấm để làm salad.
  • Súp: Nghiền nhuyễn tỏi đen và cho vào nồi súp cùng với các loại rau củ, thịt, gà, cá hoặc tôm để làm súp.
  • : Xào tỏi đen cùng với các loại mì, thịt, gà, cá hoặc tôm và các loại rau củ để làm mì xào.
  • Cơm: Xào tỏi đen cùng với cơm, trứng, thịt, gà, cá hoặc tôm và các loại rau củ để làm cơm chiên.
  • Nước chấm: Nghiền nhuyễn tỏi đen và pha với nước mắm, đường, chanh, ớt và tỏi để làm nước chấm.

Sử dụng tỏi đen khi chế biến giúp tăng hương vị và dinh dưỡng của món ăn

Sử dụng tỏi đen khi chế biến giúp tăng hương vị và dinh dưỡng của món ăn

5Lưu ý khi sử dụng tỏi đen

Tỏi đen là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng như sau:

Đối tượng không nên dùng

Một số đối tượng không nên dùng tỏi đen hoặc hạn chế dùng tỏi đen là:

  • Người bị dị ứng với tỏi hoặc các loại hành tỏi khác.
  • Người bị bệnh dạ dày, loét dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Người bị bệnh gan, thận hoặc có chức năng gan, thận suy giảm.
  • Người bị bệnh máu như thiếu máu, bệnh tiểu đường hoặc bệnh hemophilia.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ glucose máu hoặc thuốc điều trị HIV/AIDS.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc có kinh nguyệt không đều.

Phụ nữ có thai không nên dùng tỏi đen

Phụ nữ có thai không nên dùng tỏi đen

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng tỏi đen là:

  • Khó tiêu, đầy hơi, ợ chua và tiêu chảy.
  • Mất ngủ, ác mộng và hôi miệng.
  • Tăng huyết áp, tăng nhịp tim và giảm khả năng phản ứng.

Nên dùng tỏi đen với liều lượng phù hợp là từ 2 đến 4 tép mỗi ngày, chia làm 2 lần, sau bữa ăn sáng và bữa trưa. Không nên sử dụng tỏi đen quá liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Ăn nhiều tỏi đen có thể gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim

Ăn nhiều tỏi đen có thể gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim

Tương tác thuốc

Tỏi đen có thể tương tác với một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc chống đông máu: Tỏi đen có thể làm tăng hiệu quả của các loại thuốc chống đông máu như warfarin, aspirin và clopidogrel, làm giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ chảy máu. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi đen cùng với các loại thuốc này.
  • Isoniazid: Thuốc này được sử dụng để trị bệnh lao. Tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Thuốc tránh thai: Tỏi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
  • Cyclosporin: Tỏi có thể tương tác với cyclosporine, một loại thuốc uống sau khi ghép tạng, làm cho nó kém hiệu quả.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Dùng chung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS: Tỏi đen có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị HIV/AIDS như saquinavir, ritonavir và indinavir và làm tăng nguy cơ bị nhiễm.

Tỏi đen có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị HIV/AIDS

Tỏi đen có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị HIV/AIDS

Tỏi đen không chỉ là là nguyên liệu cho thực phẩm được sử dụng hàng ngày mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu bạn thấy bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, hãy cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!