Đơn vị:

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học mới nhất

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học là một trong những cách tính cơ bản mà bất kỳ sinh viên nào cũng cần phải nắm. Biết được cách tính này, sinh viên có thể cố gắng đạt được xếp loại bằng tốt nghiệp loại cao nhất trong suốt năm tháng đại học của mình.

Bằng tốt nghiệp đại học là gì? Các loại bằng tốt nghiệp đại học?

Bằng tốt nghiệp đại học là một trong những loại giấy chứng nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều sinh viên. Bằng tốt nghiệp đại học là kết quả của một chặng đường dài cố gắng của sinh viên trong suốt những năm dài đại học.

Bằng tốt nghiệp đại học chứng nhận kết quả học của sinh viên

Có thể nói các thông tin trên bằng tốt nghiệp đại học cũng thể hiện thông tin cá nhân, học lực, chuyên ngành đào tạo của sinh viên trong suốt quá trình theo học tại trường. Tùy vào mỗi trường đại học khác nhau mà bằng tốt nghiệp sẽ có hình thức trình bày khác nhau. Thông thường sẽ được chia hai phần là tiếng anh và tiếng việt.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp sẽ có 5 loại như sau:

  • Loại xuất sắc.
  • Loại giỏi.
  • Loại khá.
  • Loại trung bình.
  • Loại yếu.

Tùy vào năng lực học và kết quả các môn thi của sinh viên qua từng kỳ mà bằng tốt nghiệp của sinh viên sẽ thuộc các loại khác nhau. Bằng tốt nghiệp càng cao cơ hội việc làm cũng sẽ càng rộng mở.

Điều kiện xét tốt nghiệp đại học?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải đáp ứng đủ các điều kiện như ở bên dưới:

“1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
  2. Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa đạt từ trung bình trở lên;
  3. Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.”
Cần đáp ứng các điều kiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo để tốt nghiệp
Cần đáp ứng các điều kiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo để tốt nghiệp

Do đó, có thể thấy để được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp sinh viên phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và hoàn thành chương trình đào tạo các môn của chuyên ngành. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ khó của chuyên ngành mà mỗi trường đại học sẽ quy định điều kiện thêm về ngoại ngữ để sinh viên có thể cố gắng học tập.

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Khác so với việc tính điểm xếp loại tốt nghiệp THCS, THPT, cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ. Theo đó, sinh viên phải hoàn thành các môn học đáp ứng đủ số tín chỉ các môn chuyên ngành do nhà trường quy định.

Số tín chỉ ít nhiều sẽ được chia theo tính chất quan trọng và độ khó của môn học. Điểm tích lũy trung bình sẽ tính theo điểm tín chỉ các môn học và được chia làm điểm trung bình tích lũy thang điểm 4 và thang điểm 10, cách tính cụ thể ở bên dưới:

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp theo thang điểm 4

Điểm trung bình tích lũy là một trong những loại điểm quan trọng quyết định đến loại bằng tốt nghiệp mà sinh viên sẽ nhận được ở cuối khóa học. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 10 Thông tư 08/2021/TT- BGDĐT quy định về xếp loại tốt nghiệp đại học thang điểm 4 như bên dưới:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình tích lũy từ 3,6 đến 4,0.
  • Giỏi: Điểm trung bình tích lũy từ 3,2 đến cận 3,6.
  • Khá: Điểm trung bình tích lũy từ 2,5 đến cận 3,2.
  • Trung bình: Điểm trung bình tích lũy từ 2,0 đến cận 2,5.
  • Yếu: Điểm trung bình tích lũy từ 1,0 đến cận 2,0.
Xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể

Có thể bạn quan tâm: Tốt nghiệp đại học loại giỏi cần bao nhiêu điểm?

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp theo thang điểm 10

Đối với cách tính điểm bằng tốt nghiệp đại học theo thang điểm 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định cách tính cụ thể theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 10 Thông tư 08 quy định về xếp loại tốt nghiệp đại học thang điểm 10 như sau:

  • Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc.
  • Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi.
  • Từ 7,0 đến 8,0: Khá.
  • Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình.
  • Từ 4,0 đến 5,0: Yếu.
Cần có điểm trung bình tích lũy theo thang điểm 10 để xét loại tốt nghiệp đại học
Cần có điểm trung bình tích lũy theo thang điểm 10 để xét loại tốt nghiệp đại học

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học là một trong những cơ sở để xét và cấp bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên. Nắm được cách tính này, sinh viên có thể cố gắng trong quá trình học của mình để đạt được thành tích và loại tốt nghiệp cao nhất có thể.