Đơn vị:

3 cách trồng cây nha đam tại nhà bằng lá, cây con và thủy sinh cho lá to

I. Đặc điểm của cây nha đam

Cây nha đam hay lô hội đều là cách gọi thông dụng của loài cây này, nó còn có tên tiếng Anh là Aloe Vera. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Phi, thuộc họ xương rồng, sinh sống được trong điều kiện khí hậu khô nóng nên không yêu cầu phải chăm sóc đặc biệt. Ở nước ta, nha đam có nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa…

Hình ảnh cây nha đam

Hình ảnh cây nha đam

Nha đam là loại cây nhỏ, ngắn, gốc và thân hóa gỗ. Lá của cây dạng bẹ, không có cuống, thường mọc vòng và chồng lớp lên nhau từ gốc, lá ở ngoài lớn ôm lá nhỏ ở trong. Màu lá biến chuyển từ lục nhạt đến lục đậm. Lá nha đam mọng nước, chất nước bên trong nhầy nhầy. Mép lá có răng cưa thô, gai nhọn như cây xương rồng. Tùy theo loại mà độ cứng mềm có thể khác nhau. Mặt trên của lá lõm, có nhiều đốm không đều. Thường lá dài từ 20-60cm và độ lớn nhỏ cũng tùy theo giống.

Hoa nha đam mọc ra từ nách lá, có cuống dài đến 1m, đâm thẳng lên trời. Hoa mọc theo cụm với nhiều nụ rũ xuống. Mỗi hoa 6 cánh dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Quả là dạng quả nang, chứa nhiều hột.

II. Các bước chuẩn bị trồng cây

1. Lựa chọn giống cây nha đam

Cây nha đam có hay loại chính phổ biến hiện nay:

- Nha đam Mỹ: là giống nha đam có lá dài, bẹ to, nặng lý. Lá có nhiều gai nhọn, phía sau thường có phấn trắng. Đây là giống nha đam được trồng thương mại là chủ yếu vì nó cho năng suất rất cao.

- Nha đam Việt Nam: So với nha đam Mỹ thì giống này có lá nhỏ hơn, bẹ lá mỏng và ít cho gai. Lá có màu xanh và ở mặt dưới không có lớp phấn trắng. Thường thì người ta trồng nha đam Việt Nam tại nhà để dùng vì nó nhỏ gọn, dễ trồng.

Nha đam Mỹ và nha đam Việt Nam

Nha đam Mỹ và nha đam Việt Nam

2. Đất trồng

Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt, được ủ hoa để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất.

Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ (ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) : xơ dừa : trấu sống theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15-20 ngày mới được đem ra trồng.

Trong trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng thì có thể trộn thêm một ít phân trùn quế là đã có thể dùng trồng ngay được rồi.

Đất trồng cây nha đam đòi hỏi khả năng thoát nước tốt

Đất trồng cây nha đam đòi hỏi khả năng thoát nước tốt

3. Chậu trồng

Nếu bạn có dự định trồng nha đam trong chậu thì cần phải chuẩn bị loại chậu có lỗ bên dưới để giúp cây thoát nước tốt nhất. Hoặc khi trồng cần phải bỏ vào bên dưới đáy chậu những viên sỏi lớn để cây không bị úng nước.

Kích thước chậu phù hợp có đường kính khoảng 25-30cm và cao 30-40 cm, như vậy mới đủ cho cây nhanh lớn và phát triển tốt được.

III. Kỹ thuật trồng nha đam

1. Cách trồng nha đam bằng lá

Bạn cho đất cát pha vào đầy chậu cách miệng khoảng 2cm. Sau đó lấy một nhánh nha đam đặt trên mặt đất trong chậu rồi lấy tay vun một chút đất để che khoảng một nửa nhánh nha đam lại.

Lưu ý: Bạn cần để lộ một chút lá nha đam ở ngoài rồi tìm một góc có nhiều ánh nắng mặt trời để đặt chậu nha đam.

Sau khi vùi nhánh nha đam vào chậu, bạn cần tưới nước nhẹ nhàng để đất xung quanh nha đam ẩm hết. Và theo dõi hằng ngày, nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cây sẽ đâm chồi và ra lá trong vòng vài tuần.

Trồng nha đam bằng lá

Trồng nha đam bằng lá

2. Cách trồng nha đam bằng cây con

Để trồng nha đam trong chậu đạt hiệu quả thì trước hết phải chọn được loại chậu phù hợp về kích thước chậu cũng như yêu cầu phải có lỗ hoặc đặt sỏi thoát nước thông thoáng, giữ cho cây không bị ngập úng thì cây mới phát triển tốt được.

Sau khi đất trồng đã được chuẩn bị theo tỉ lệ yêu cầu thì đặt cây con vào chậu, cho đất vào trọng chậu cho đến vừa miệng chậu là đủ.

Trồng nha đam trong chậu

Trồng nha đam trong chậu

3. Cách trồng nha đam thủy sinh

Là cách trồng nha đam đơn giản không cần phải sử dụng đất.

Chuẩn bị bình, lọ thủy tinh có chiều rộng phù hợp; lượng nước cao tương ứng với bộ rễ của cây. Nhẹ nhàng tách cây nha đam ra khỏi chậu đất và rửa sạch đất bám vào rễ. Sau đó, trồng cây vào các lọ, bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Chú ý chăm sóc cây trong giai đoạn đầu; bổ sung dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt nhất.

Trồng nha đam thủy sinh

Trồng nha đam thủy sinh

IV. Cách chăm sóc cây nha đam

1. Cách chăm sóc cây nha đam thủy sinh

Nha đam thủy sinh đặc biệt dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với những người bận rộn. Để cây phát triển nhanh,cần chú ý đến 3 yếu tố cơ bản sau:

- Nước: thay nước 1 tuần 1 lần. Cần đảm bảo nước ngập rễ chứ không ngập thân chính của cây. Có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt hơn.

- Ánh sáng: có thể dùng nha đam thủy sinh làm cây cảnh trang trí trong nhà vì có thể phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, nên cho cây ra ngoài ánh sáng mặt trời ít nhất 1 lần 1 tuần để quang hợp cũng như tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nha đam trồng trong nước nên cho cây ra ngoài ánh sáng mặt trời ít nhất 1 lần 1 tuần.

Nha đam trồng trong nước nên cho cây ra ngoài ánh sáng mặt trời ít nhất 1 lần 1 tuần.

- Nhiệt độ: Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15-35 độ C. Do khả năng chịu lạnh và sương muối kém, khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây thích hợp với nhiệt độ phòng nên hoàn toàn có thể trồng trong môi trường máy lạnh.

2. Cách chăm sóc cây nha đam trồng chậu

- Bón phân: Với cây nha đam trồng trong chậu, có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt. Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ.

- Tưới nước: Vì nha đam có thể sống ở môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên cũng không cần phải tưới nước quá nhiều. Đối với những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển. Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/lần là phù hợp.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nắng mưa như thế nào mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với nhu cầu của cây.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường đối với cây trồng ở trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn. Trong trường hợp cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì có chăng là do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.

- Thu hoạch: Đối với những hộ gia đình, cá nhân trồng nha đam tại nhà thì sau một năm là đã có thể bắt đầu thu hoạch lá của cây nha đam được rồi. Còn nếu trồng nha đam ngoài đất thì cây sẽ nhanh lớn hơn, cây có đủ điều kiện về đất, dinh dưỡng cũng như diện tích để sinh trưởng nên khoảng 6-8 tháng là đã có thể bắt đầu thu hoạch.

Thu hoạch nha đam sau khoảng 6-8 tháng nuôi trồng

Thu hoạch nha đam sau khoảng 6-8 tháng nuôi trồng

- Nhân giống: Cây nha đam có thời gian sinh trưởng rất lâu, cây cũng có thể sống trong nhiều năm. Trường hợp không trồng cây để lấy lá mà để lấy giống, khoảng một thời gian sau khi trồng, xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con. Khi đó có thể bứng cây con ra để trồng tiếp. Hoặc trong vườn ươm, có thể dùng những lá nha đam lớn, già để ươm cho cây con mọc lên từ đó.

V. Nha đam có tác dụng gì?

1. Tác dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, cây nha đam (cây lô hội) có vị đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong nha đam có chứa chất glycoprotein nên nó có tác dụng chống viêm, giải dị ứng, làm thành vết thương. Đồng thời, nha đam cũng giúp giải độc cơ thể nhờ khả năng tăng cường chuyển hóa tại gan, thận, giải độc tố cho tế bào. Người sử dụng nha đam cũng sẽ giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài, hỗ trợ tiêu hóa, trị viêm loét dạ dày, ngăn ngừa sỏi niệu,…

Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh

Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh

2. Tác dụng làm đẹp

Đối với chị em phụ nữ, nha đam vừa là thần dược, vừa là người bạn thân thiết giúp giữ lại nét thanh xuân lâu dài trên khuôn mặt của họ.

- Nha đam có các thuộc tính chống dị ứng nên hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về da như vẩy nến, ngứa, eczema,… Nha đam trị mụn, các loại dị ứng da hay vết do côn trùng cắn.

- Gel nha đam có chứa hai hormone là Axin và giberelin, giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cũng như điều trị các vết rạn, vết thương trên da. Ngoài ra, các chất oxy hóa như beta carotene, vitamin c và vitamin E sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi tự nhiên của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn. Đắp mặt nạ nha đam giúp cho làn da trẻ trung, khỏe mạnh hơn.

- Nha đam có chứa các enzyme thúc đẩy việc tăng trưởng tóc, protein giúp tái tạo và tiêu diệt các tế bào chết nên nó được xem là thần dược trong điều trị rụng tóc. Đồng thời, nha đam cũng giúp cân bằng độ pH của da đầu, làm cho chân tóc không bị khô, kích thích tóc mọc nhanh.

- Những người bị môi khô nứt nẻ quanh năm thì có thể sử dụng tinh dầu nha đam hoặc nha đam mật ong để dưỡng ẩm.

Nha đam có chất kháng viêm và dưỡng ẩm

Nha đam có chất kháng viêm và dưỡng ẩm

3. Nha đam chế biến món ăn

Ngoài một vị thuốc chữa bệnh, một loại mỹ phẩm thì nha đam còn là một nguyên liệu trong chế biến món ăn vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon.

Thông thường, người ta sẽ gọt bỏ phần vỏ xanh của nha đam đi, giữ lại phần thịt bên trong để chế biến các món chè hay thức nước uống để giải nhiệt cho những ngày mùa hè nóng nực như: nha đam đường phèn, nha đam hạt chia, kem nha đam… Nước ép nha đam cũng có chứa các dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

Nha đam đường phèn là thức uống giải nhiệt mùa hè được yêu thích

Nha đam đường phèn là thức uống giải nhiệt mùa hè được yêu thích