Đơn vị:

Cầu chì dùng để làm gì? Phân loại cầu chì

Cầu chì là một loại thiết bị điện xuất hiện ở hầu hết các loại công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Về cơ bản, lắp đặt cầu chì là phương pháp phòng chống cháy nổ do điện bị quá tải hay chập mạch gây ra. Vậy cụ thể thì cầu chì dùng để làm gì và có những loại cầu chì nào?

Giới thiệu sơ lược về cầu chì

Trước khi trả lời cầu chì dùng để làm gì, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về thiết bị này. Cầu chì là một phát minh của nhà bác học Thomas Edison và ra đời vào năm 1890. Đây là một phần tử trong hệ thống thiết bị điện có vai trò ngăn chặn những sự cố dp quá tải trên đường dây phát sinh.

Cấu tạo cầu chì

Cấu tạo cầu chì

Hiện nay, bạn sẽ thấy cầu chì có dạng hình khối và có nhiều góc cạnh. Tuy nhiên, cầu chì có nhiều kiểu dáng khác nhau. Theo đó, bên cạnh hình khối, cầu chì còn có một số dạng như ống, vặn,... Mặc dù có hình dạng khác nhau nhưng xét về mặt cấu tạo, hầu hết các cầu chì đều có chung những thành phần như sau:

  • Dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn. Dây này có thể được làm từ chì, thiếc, cadimi hoặc các kim loại hay hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp khác.

  • Nắp cầu chì dùng để hỗ trợ bảo vệ cầu chì

  • Hộp giữ cầu chì là bộ phận chính bảo vệ cầu chì khói tác động lý hóa từ môi trường

  • Các trấu mắc dùng để mắc dây chì vào

Với mỗi dạng cầu chì khác nhau thì nhà sản xuất sẽ thay đổi thiết kế hoặc vật liệu của các thành phần trên. Mặt khác, hiện nay, một số loại cầu chì hiện đại sẽ có cấu tạo phức tạp hơn so với những loại cầu chì điện thông thường.

>>Tham khảo: Những kim loại nào được dùng làm dây cầu chì tốt nhất?

Nguyên lý hoạt động của cầu chì

Khi dây dẫn quá tải thì nhiệt độ trên đường dây sẽ gia tăng. Lúc này, nhiệt độ trên toàn bộ thiết bị mà dòng điện đi qua đều sẽ nóng lên đột ngột. Nếu nhiệt độ nóng vượt qua giới hạn (mỗi thiết bị sẽ có giới hạn nhiệt độ riêng) thì sẽ gây hiện tượng cháy nổ.

Vì hiểu được cơ chế phát sinh hiện tượng quá tải, nhà bác học đã phát minh cầu chì dựa trên nguyên lý nóng chảy. Đến hiện nay, dù cải tiến và tạo ra nhiều dạng cầu chì khác nhau thì các nhà sản xuất vẫn dựa trên nguyên lý này.

Nếu hệ thống điện có cầu chì và có đường dây đang bị quá tải thì cầu chì sẽ tự ngắt mạch điện để ngăn chặn sự cố xảy ra. Theo đó, khi dòng điện đi qua cầu chì, dây chì (hoặc các hạt nóng chảy đối với cầu chì nhiệt) sẽ tự động nóng chảy. Cho đến khi dây chì chảy hoàn toàn khiến mạch điện không được nối tiếp thì hệ thống điện của công trình sẽ tự đồng ngưng hoạt động.

Phân loại cầu chì

Sau hơn 100 năm ra đời, cầu chì đã được cải tiến và thay đổi thành hình dạng và tạo thành nhiều mẫu mã khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện trong việc quản lý và mua bán, cầu chì được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như sau:

Phân theo môi trường hoạt động

Môi trường hoạt động của cầu chì là thiết bị hoặc hệ thống điện chứa cầu chì. Dựa vào đó, sản phẩm này được phân ra thành 3 loại bao gồm:

  • Cầu chì cao áp: Cầu chì này được sử dụng cho các hệ thống có hiệu điện thế hai đầu lên đến 115.000 vôn AC.

  • Cầu chì hạ áp: Cầu chì hạ áp, hay còn gọi là cầu chì hạ thế, thường được sử dụng cho những công trình nhỏ như nhà ở, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ,...

  • Cầu chì nhiệt: Cầu chì nhiệt được sử dụng để ngăn chặn quá tải nhiệt trong các thiết bị như nồi cơm điện, lò vi sóng, động cơ điện, tủ lạnh và nhiều thiết bị khác.

Phân theo cấu tạo

Cấu tạo của cầu chì sẽ bao gồm các bộ phận và hình dáng của cầu chì. Dựa vào yếu tố này, hiện nay, cầu chì được phân thành 4 loại bao gồm:

  • Cầu chì loại hở

  • Cầu chì loại vặn

  • Cầu chì loại hộp

  • Cầu chì ống

Cầu chì có cấu tạo khác nhau tùy vào hình dạng

Phân theo đặc điểm trực quan

Bên cạnh cấu tạo và môi trường hoạt động, cầu chì còn được phân loại dựa trên đặc điểm trực quan, có thể hiểu là đặc điểm nổi bật có thể quan sát được. Theo cách phân loại này, hiện nay có 5 loại gồm:

  • Cầu chì sứ: Là loại cầu chì có đế làm bằng sứ

  • Cầu chì ống: Là loại cầu chì có dạng hình ống với thành ống đôi khi được làm từ vật liệu trong suốt

  • Cầu chì hộp: Là dạng cầu chì phổ biến trong các công trình dân dụng với lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa cao cấp

  • Cầu chì nổ: Cầu chì nổ, hay cầu chì hạt nổ, sẽ kích nổ các hạt bên trong và ngắt mạch điện nếu dòng điện vượt quá định mức

  • Cầu chì tự rơi: Cầu chì tự rơi là thiết bị tích hợp giữa cầu dao và cầu chì

Phân theo số lần sử dụng

Vì hoạt động dựa trên nguyên lý nóng chảy nên nhiều người nghĩ rằng cầu chì chỉ sử dụng 1 lần. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Dựa trên số lần sử dụng, cầu chì được phân thành:

  • Cầu chì dùng 1 lần

  • Cầu chì có thể thay dây

  • Cầu chì tự nối lại sau khi đã ngắt mạch điện

Cầu chì dùng để làm gì?

Cầu chì là thiết bị dùng để bảo vệ an toàn về điện và nhiệt cho các thiết bị, hệ thống điện và con người. Khi dòng điện hoặc nhiệt độ vượt quá định mức, cầu chì sẽ tự động ngắt mạch để khiến thiết bị hoặc hệ thống điện ngừng hoạt động. Vì vậy tránh được những sự cố cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

Thông qua bài viết, Cơ Điện Trần Phú đã giới thiệu về cầu chì dùng để làm gì và cách phân loại cầu chì. Chúng tôi mong rằng nội dung trên đã giúp bạn hiểu thêm về loại thiết bị hữu ích này. Nếu muốn tìm mua cầu chì, hãy liên hệ với Cơ Điện Trần Phú theo thông tin sau:

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội

Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) - Xã Cẩm Điền - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU