Nếu là một người đam mê các đồ nội thất thì bạn chắc hẳn chẳng còn lạ gì với cây giá tỵ. Hãy cùng tìm hiểu xem cây giá tỵ là cây gì và các ứng dụng của cây nhé!
Gỗ của cây giá tỵ rất có giá trị kinh tế, chúng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm khác nhau như bàn ghế, tủ,... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cây giá tỵ. Hãy cùng Bách hóa XANH đi tìm hiểu về đặc điểm, cũng như các ứng dụng của loại cây này với đời sống nhé!
1 Cây giá tỵ là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây giá tỵ
Cây giá tỵ là cây gì?
Cây giá tỵ hay còn có tên gọi khác là cây gỗ báng súng, hay cây tếch - một cách gọi vắt tắt dựa trên tên khoa học là Tectona grandis. Đây là một cây thân gỗ thuộc dạng gỗ quý, cao khoảng 30-40m, đường kính thân 60-80cm, mọc thẳng.
Vỏ ngoài của giá tỵ trưởng thành thường có màu vàng xám, với vỏ xơ dọc theo thân cây như các vảy nhỏ, dài, hẹp. Gốc cây thường có rãnh và có cạnh.
Các lá hình bầu dục, hoặc gần tròn. Cụm hoa to, hình chùy, gồm 3 nhánh, mọc đối xứng nhau. Hoa tếch thường bắt đầu chuyển sang màu trắng từ tháng 5 đến tháng 8 vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu, và mùa quả thì thường từ tháng 11 đến tháng 1.
Đặc điểm, phân loại của cây giá tỵ
Đặc điểm sinh thái của cây giá tỵ
Cây giá tỵ là một loại cây rụng lá, ưa khí hậu sa mạc khô và phổ biến nhất ở các nước châu Phi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển đầy đủ của loại cây này là 250°C trở lên.
Vì ưa nóng, nên nó chịu lạnh kém, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa sáng hoàng toàn. Cây giá tỵ có thể được nhân giống bằng hạt và chồi, cây ít bị sâu bệnh và còn có thể chịu được lửa cháy rừng.
Gỗ của cây giá tỵ có nhiều đặc điểm nổi bật có thể có ra như:
- Khi trưởng thành nó có màu vàng thẫm, từ 30 năm trở lên thì có màu xám nâu.
- Phần lõi gỗ sậm màu, phần giác gỗ thì nhạt hơn.
- Vân gỗ tạo thành những đường xoắn dài, khá đẹp.
- Thớ gỗ khá to, mịn. Gỗ cũng có độ dẻo tốt và có mùi tinh dầu đặc trưng.
2Tác dụng của gỗ cây giá tỵ
Ứng dụng của gỗ cây giá tỵ
Cây giá tỵ có tán lá rộng nên thường được trồng ở những không gian công cộng nhiều khói bụi. như khuôn viên, bệnh viện, đường phố,... Với mục đích giúp lọc bụi và cung cấp oxy. Ngoài ra, cây giá tỵ còn được con người khai thác để làm chất nhuộm từ tannin hoặc làm dược liệu.
Cây giá tỵchịu được thời tiết khắc nghiệt, nên nó có khả năng chống lại sự thay đổi của thời tiết, môi trường mà không phải gỗ nào cũng có được. Vì cây có chứa hàm lượng cao các loại dầu tự nhiên, nên nó còn dùng để xua đuổi côn trùng và nấm mốc.
Tuy nhiên, gỗ cây giá tỵ lại không được ưa chuộng ở thị trường Việt, vì khi lên Pu thường không quá đẹp, không phù hợp với thị hiếu người Việt. Nên đồ gỗ cây giá tỵ vẫn chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu hơn.
Ngoài những ứng dụng để làm đồ nội thất như làm cửa. bàn, giường,... thì trong chiến tranh nhờ nhận thấy đặc tính của gỗ tếch. mà ông bà ta còn lấy nó làm bán súng, đó là vì sao cây tỵ còn được gọi là cây bán súng.
3Cách trồng và chăm sóc cây giá tỵ
Cách trồng cây giá tỵ
Bước 1 Đào hố 30 x 30 x 30 cm trước 15 ngày, đồng thời bón phân NPK theo tỉ lệ 15 - 15 - 15, từ 50 - 100 gram/hố, phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt.
Bước 2 Cho cây giá tỵ vào giữa hố, sao cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng ngả. Đắp đất xung quanh gốc, nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 - 3 cm.
Cách chăm sóc cây giá tỵ
Sau khi trồng cây giá tỵ, bạn hãy làm cỏ vun gốc mỗi tháng 1 lần. Bón phân với định lượng là 100 gram NPK/lần bón.
Sử dụng cơ giới để cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, thực hiện 2 lần/năm.
45 hình ảnh đẹp về cây giá tỵ
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm cũng như ứng dụng của cây giá tỵ, mong phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về loại cây này nhé!
Mua khẩu trang tại Bách hóa XANH để bảo vệ bản thân trong mùa dịch bệnh này nhé:
Bách hóa XANH