Đơn vị:

Hoa thiên điểu: Đặc điểm, ý nghĩa, giá, cách trồng & chăm sóc

Thiên điểu có lá to đẹp như lá chuối và hình dạng hoa rất giống với một con chim có mào màu đỏ nên loài cây này được mọi người trồng nhiều trong chậu và trong vườn để làm đẹp cho không gian sống, văn phòng, hội nghị, hội trường.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Hoa thiên điểu có tên khoa học là Strelitzia reginae thuộc chi Strelitzia (chi Thiên điểu) họ Strelitziaceae (Thiên điểu), nó còn được gọi là chim hoa thiên đường, là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Phi. Tên khoa học của nó được đặt để vinh danh Nữ hoàng Charlotte, vợ Vua George III.

  • Cây cao trung bình tới 2 mét.
  • Lá thuôn dài 25 - 45 cm, rộng khoảng 10 cm, đầu lá hơi nhọ, mép lá hơi lượn sóng. Hoa và cuống lá dài bằng nhau, các lá đài có hình mũi mác và có màu vàng cam còn cánh hoa hình mũi tên dài gần bằng lá đài, màu xanh đậm. Nhị hoa dài, bao phấn hẹp, trong có 3 nhụy.
  • Thời gian ra hoa của cây có thể kéo dài khoảng 100 ngày, mỗi bông hoa có thể nở từ 13 - 15 ngày, khi một bông hoa tàn đi thì một bông hoa khác lại nở, nên cắt cành thì có thể để trong bình từ 15 - 20 ngày sau khi cắt cành.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-thiên-điểu
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-thiên-điểu

2. Đặc điểm sinh trưởng

Thiên điểu là cây ưa nắng, thích hợp ở vùng khí hậu cận nhiệt đới như Việt Nam, không chịu được lạnh và tránh nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng trưởng thích hợp là 20 - 28°C. Cây có thể nở hoa quanh năm nhưng số lượng hoa ra thay đổi nhiều theo từng tháng, thời kỳ ra hoa cao điểm là tháng 4 - 6 và tháng 9 - 11.

3. Các loài tương tự

  1. Strelitzia caudata hay thiên điểu trắng có nguồn gốc từ tỉnh Dawei, Transland, Nam Phi và Swaziland ở Đông Nam châu Phi. Đây là loài lớn nhất trong chi này vì nó có thể ao tới 10 mét, cuống lá dài 0.6 - 1.2 mét màu xanh sáng bóng, xếp thành hình quạt. Cụm hoa lớn,cuống hoa màu oải hương dài 30 - 40 cm, lá đài có màu trắn, dài 13 - 20 cm, cánh hoa màu trắng tinh. Thời kỳ ra hoa là từ tháng 10 - 11.
  2. Strelitzia nicolai hay còn gọi là chim thiên đường hoa trắng, cũng có nguồn gốc ở Nam Phi. Cây cao từ 4 - 5 mét. Lá bắc màu đỏ nhạt, lá đài màu trắng và cánh hoa màu xanh nhạt. Ra hoa từ tháng 5 - 7.

II. Tác dụng & ý nghĩa của hoa

Thiên điểu chủ yếu có giá trị làm cảnh và là cây trồng trong chậu hoặc làm hoa cắt cành, no cũng được dùng làm hoa trang trí trong các dịp như đám cưới, sinh nhật và lễ kỷ niệm.

Ý nghĩa của nó là dù bạn ở đâu và khi nào, đừng quên vẫn có ai đó đang chờ đợi. Chim thiên điểu trong truyền thuyết là loài chim truyền tải niềm khao khát và tình cảm gia đình của con người lên thiên đường, mong sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời cũng mang ý nghĩa hạnh phúc, vui vẻ nên trồng cây để trong lòng lúc nào cũng tràn đầy hy vọng.

Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-hoa-thiên-điểu
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-hoa-thiên-điểu

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc hoa

1. Trồng & chăm sóc

Thời gian trồng hoa tốt nhất thường là từ tháng 4 - 5 hoặc từ tháng 9 - 10. Khi trồng trong vườn thì khoảng cách hàng cây là 50 cm × 70 cm, trước khi trồng đào hố sâu 40 - 50 cm, lót phân hữu cơ đã phân hủy xuống hố và trộn đều với đất để làm phân bón lót. Tưới nước thật kỹ sau khi trồng và phun nước lên lá nhiều lần trong ngày trong hai tuần đầu sau khi trồng để tạo điều kiện cho cây phục hồi.

Nếu trồng trong chậu thì có một số yêu cầu cao hơn, ví dụ:

  • Đất trồng phải là đất tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, giàu mùn với độ pH từ 6 - 7, có thể trồng trong đất thịt pha cát. Chậu phải rộng và cao, trước khi trồng nên lót một lớp xỉ để thoáng khí & thoát nước, đồ đầy đất vào 1 nửa chậu rồi bón phân, sau đó lấp đầy đất vào đến khi cách mép chậu 5 - 7 cm. Gợi ý đất trồng là mùn lá, than bùn, cát hoặc đá trân châu theo tỷ lệ 2:1:1.
  • Nhiệt độ sinh trưởng là 18 - 24°C, nhiệt độ cao hơn 40°C cây sẽ ngừng phát triển, không được thấp hơn 10°C.
  • Thiên điểu là cây ưa sáng nhưng cần tránh ánh sáng quá gắt vào mùa hè, tỷ lệ che nắng từ 30% - 50%. Cường độ ánh sáng tối ưu là 10.000 - 15.000 lx, nếu cao hơn 30.000lx sẽ làm giảm tỷ lệ hạt nảy mầm. Trong thời kỳ sinh trưởng, ánh sáng từ 15.000 - 35.000 lx, trong thời kỳ ra hoa cường độ ánh sáng từ 20.000 - 30.000 lx. Cây cần ít nhất 12 giờ chiếu sáng mỗi ngày trong đó tối thiểu 4 giờ chiếu sáng trực tiếp.
  • Vì cây có hệ thống rễ thịt, trữ nhiều nước nên chịu hạn tốt chứ không chịu được úng nước. Chỉ tưới nước khi đất khô khoảng 5cm trên mặt hoặc 3 - 4 ngày/ lần vào mùa hè, ngoài ra giữ độ ẩm không khí khoảng 70% - 90% và 55% - 60% trong giai đoạn ra hoa.
  • Bón phân loãng 2 tuần / lần, ưu tiên phân NPK có tỷ lệ lân và kali cao. Khi cây ra nụ thì ngừng bón phân.
  • Cố gắng thay chậu mỗi năm một lần trong giai đoạn cây con, cây trưởng thành sau khi ra hoa thì 2 năm/ lần, kết hợp thay đất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây.

Thiên điểu mất khoảng 4 tháng từ khi ra nụ đến khi ra hoa, nhiệt độ trong thời gian này được kiểm soát ở mức 20 - 27°C để đảm bảo cành hoa phát triển bình thường. Nếu muốn hoa nở vào dịp Tết và mùa xuân thì bạn nên đặt nó ở nơi có nhiệt độ thấp từ 5 - 7°C khoảng 50 ngày trước Tết.

Nguyên nhân không nở hoa có thể do bón quá nhiều phân đạm hoặc trồng cây quá sâu và che quá nhiều cổ rễ. Ngoài ra chỉ cây ít nhất 4 - 5 tuổi mới có thể nở hoa.

Hoa-thiên-điểu-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

Hoa-thiên-điểu-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

2. Kiểm soát sâu bệnh

  • Lá bị bệnh thán thư ban đầu hình thành vết tròn màu nâu dọc theo gân lá, sau lan rộng thành vệt có viền màu nâu, kích thước từ 1 - 2 cm, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng rộng khoảng 1 - 2 mm. cuối cùng làm lá khô. Giai đoạn đầu bạn nên phun 500% bột carbendazim hoặc 50% bột thấm metyl thiophanate tỷ lệ 1:500 - 800 lần nước.
  • Thối rễ chủ yếu ảnh hưởng đến rễ, làm cho cả rễ chính hoặc rễ xơ chuyển sang màu vàng, các bộ phận khác chưa có triệu chứng, sau khi bệnh nặng thì các phần trên mặt đất mới rũ xuống, rễ sẽ chuyển sang màu vàng nâu, thối. Bạn nên cắt bỏ rễ thối, dùng pentachloronitrobenzen 70% để khử trùng đất.

IV. Phương pháp nhân giống

1. Gieo hạt

Chọn những hạt to, đầy đặn, nhẵn, tươi, không bị sâu bệnh hay côn trùng gây hại rồi ngâm hạt trong nước ấm 30 - 40°C trong 4 - 5 ngày, sau đó khử trùng bằng chlormethionine 5% tỷ lệ 1:1000 lần nước trong 5 phút. Bạn cũng có thể dùng thuốc tím 0.3% hoặc bột carbendazim tỷ lệ 1:500 lần để ngâm hạt trong 2 giờ, sau đó ngâm trong nước ấm 30 - 40°C trong 3 - 4 ngày, ngày thay nước 1 lần. Để tỷ lệ nảy mầm cao hơn thì nên pha thêm dung dịch kích rễ vào nước.

Thời gian gieo hạt từ tháng 5 - 7,, phủ đất dày 1-1.5 cm lên hạt sau khi gieo rồi tưới nước cho đất, bọc nilon để giữ ấm và giữ ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25 - 30°C, hạt có thể nảy mầm 15 - 20 ngày sau khi gieo. Khi mầm có 2 á thì bón phân loãng cho đến khi cây con cao khoảng 15cm thì đem ra trồng trong chậu.

Phương-pháp-nhân-giống-thiên-điểu
Phương-pháp-nhân-giống-thiên-điểu

2. Phân chia rễ

Vào đầu mùa xuân khi thay chậu, thay đất thì đào cả cây ra khỏi chậu, tách bỏ đất cũ xung quanh rễ rồi nhẹ nhàng tách các mầm con ra khỏi cây mẹ, có thể dùng dao cắt để chia củ sao cho mỗi củ phải có chồi non và rễ sống. Nhưng cây cây con có 8 - 10 lá sau khi chia cây có thể nở hoa trong năm.