Khi phát hiện chó bỏ ăn chỉ uống nước, người nuôi thú cưng không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân do đâu mà chó bỏ ăn mà vẫn uống nước? Cần làm gì để khắc phục tình trạng này nhằm giúp chó luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt? Mời bạn đọc cùng Bệnh viện thú y Tropicpet đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Vì sao chó bỏ ăn chỉ uống nước?
Việc chó bỏ ăn nhưng vẫn duy trì uống nước có thể liên quan đến thói quen ăn uống, yếu tố tâm lý hoặc các vấn đề bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chó bỏ ăn chỉ uống nước:
Do thói quen ăn uống
Việc chó kén ăn thường xuất phát từ thói quen được nuông chiều quá mức, đặc biệt là khi chúng thường xuyên được ăn đồ ăn chất lượng cao, thực phẩm quá phong phú hoặc nhận thức ăn như một phần thưởng. Nếu chủ nuôi đột ngột thay đổi khẩu phần ăn hoặc sử dụng loại thức ăn khác không hợp khẩu vị, chó có thể bỏ ăn chỉ uống nước như một cách “đòi hỏi” để được phục vụ món ăn yêu thích.
Bên cạnh đó, khứu giác nhạy bén cũng giúp chó có thể dễ dàng phát hiện ra thức ăn có mùi vị lạ do bị ôi thiu hoặc không còn tươi ngon. Nếu “đánh hơi” được thức ăn có dấu hiệu bất thường, chúng thường từ chối ăn để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
Ngoài ra, thể trạng và tuổi tác cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chó. Những chú chó già hoặc có sức khỏe yếu thường dễ mệt mỏi và có nhu cầu năng lượng thấp, dẫn đến việc ăn ít hoặc chỉ uống nước. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, hệ tiêu hóa của chó cũng hoạt động kém hơn, khiến chúng không còn mặn mà với thức ăn như trước.
☞ Xem thêm: Chó không ăn được gì, làm gì khi chó bị ngộ độc thức ăn?

Do ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý
Mặc dù là động vật nhưng loài chó cũng có cảm xúc và rất nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường sống. Những thay đổi đột ngột như chuyển nhà, thay đổi chủ nuôi, mất đi người thân quen thuộc hay có thú cưng mới trong nhà,… đều có thể khiến chó cảm thấy bất an, căng thẳng và dẫn đến tình trạng chó bỏ ăn chỉ uống nước. Ngoài ra, những trải nghiệm tiêu cực như chấn thương, tai nạn hoặc bị bỏ rơi một mình trong thời gian dài cũng có thể khiến chó lo âu và mất cảm giác thèm ăn.
Do ảnh hưởng từ các bệnh lý
Nếu chó không có dấu hiệu căng thẳng hay kén chọn thức ăn nhưng vẫn bỏ ăn trong nhiều ngày, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Một số vấn đề sức khoẻ phổ biến có thể dẫn đến tình trạng chó bỏ ăn chỉ uống nước có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng: Một số loại virus, vi khuẩn như parvovirus, coronavirus hoặc ký sinh trùng đường ruột như giun tròn, giun móc,… có thể gây mất cảm giác thèm ăn ở chó. Kèm theo đó, chó có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, lờ đờ mệt mỏi, sụt cân nhanh.
- Bệnh răng miệng: Tình trạng viêm nướu, sâu răng hoặc nhiễm trùng khoang miệng có thể khiến chó đau khi nhai và nuốt thức ăn, khiến chúng không thể ăn nhưng vẫn uống nước để làm dịu cơn khát.
- Suy giảm chức năng nội tạng: Các bệnh liên quan đến gan, thận hoặc tuyến tụy như suy đa tạng hay xuất hiện khối u đều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến chó chỉ uống nước mà không động đến thức ăn.
- Bệnh lý khác: Trong trường hợp mắc phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác như bệnh nội tiết, bệnh thần kinh, bị chấn thương nặng, bị ngộ độc, kích ứng,… thì chó cũng có thể bỏ ăn chỉ uống nước.
☞ Xem thêm: Chó bị suy thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý

Cần làm gì khi chó bỏ ăn chỉ uống nước?
Khi phát hiện chó bỏ ăn chỉ uống nước, điều quan trọng mà người nuôi cần làm là nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những lời khuyên mà bạn có thể tham khảo:
Theo dõi biểu hiện của chó
Trước khi đưa ra bất kỳ biện pháp xử lý nào, chủ nuôi cần theo dõi kỹ biểu hiện của chó để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bỏ ăn chỉ uống nước. Nếu chó vẫn hoạt bát, không có biểu hiện bệnh lý, có thể nguyên nhân chỉ đơn giản là do thói quen ăn uống hoặc tâm lý và bạn hoàn toàn có thể chăm sóc thú cưng tại nhà.
Tuy nhiên, nếu thấy chó có dấu hiệu bất thường chẳng hạn như sốt, nôn mửa, tiêu chảy hay sụt cân đột ngột và bỏ ăn kéo dài từ 24 - 48 giờ, chủ nuôi cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y hoặc đưa chó đến phòng khám, bệnh viện thú y gần nhất để thú cưng được kiểm tra kỹ lưỡng.
Đưa chó đến cơ sở thú y
Trong trường hợp chó bỏ ăn chỉ uống nước kèm theo các triệu chứng như sút cân nhanh, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khó thở, chủ nuôi không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa chó đến cơ sở thú y uy tín để được thăm khám. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho thú cưng của bạn.
☞ Xem thêm: Địa chỉ thú y gần tôi chất lượng cao, giá hợp lý tại Hà Nội

Chăm sóc chó tại nhà
Trong trường hợp chó bỏ ăn do kén chọn thức ăn hoặc căng thẳng tâm lý, chủ nuôi có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng này như:
- Cải thiện chất lượng bữa ăn cho thú cưng: Kiểm tra chất lượng thức ăn của chó để đảm bảo không bị hư hỏng hoặc có mùi lạ. Nếu bạn muốn thay đổi khẩu phần ăn, hãy giúp chó thích nghi dần bằng cách trộn thức ăn mới với thức ăn cũ, đồng thời chia nhỏ bữa ăn để khuyến khích chó ăn từng ít một. Ngoài ra, các loại thức ăn mềm, ướt và dễ tiêu hóa cũng là lựa chọn tốt để giúp chó ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là với những chú chó già hoặc có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Giúp thú cưng bình tĩnh và thoải mái: Người nuôi cần đảm bảo môi trường sống yên tĩnh, tránh những tiếng ồn lớn gây căng thẳng cho chó. Đồng thời, hãy dành thời gian chơi đùa, quan tâm đến cún cưng để giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn.

Có thể thấy, chó bỏ ăn chỉ uống nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thói quen ăn uống, yếu tố tâm lý đến các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Hy vọng thông qua bài viết trên đây của Tropicpet, bạn đọc đã nắm vững được nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp tình trạng chó bỏ ăn chỉ uống nước để đảm bảo thú cưng luôn khoẻ mạnh.
Nếu bạn đang cần thêm những lời khuyên của chuyên gia về việc nuôi dưỡng thú cưng, hoặc đang tìm một địa chỉ thú y uy tín TOP đầu tại Hà Nội thì đừng ngần ngại liên hệ với Tropicpet ngay để được tư vấn nhé.
Đến với hệ thống Bệnh viện thú y Tropicpet, thú cưng của bạn sẽ được trải nghiệm hàng loạt dịch vụ chăm sóc từ sức khoẻ đến ngoại hình chuyên sâu nhất, được chăm sóc bởi đội ngũ y bác sĩ tận tâm, dày dặn về cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm. Chọn Tropicpet để đổi lấy sự an tâm của bạn và giúp thú cưng luôn khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.