Đơn vị:

12 tác dụng của rau má với sức khỏe bạn nên biết

Rau má không chỉ được biết đến là một loại rau sống ăn kèm trong bữa ăn hằng ngày mà trong y học rau má được ứng dụng rộng rãi với nhiều công dụng như giải độc, chữa lành vết thương, giảm lo lắng và căng thẳng… Hãy cùng khám phá tác dụng của rau má qua bài viết sau nhé!

1Rau má là gì?

Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, là một loại cây lâu năm thuộc họ rau mùi tây. Rau má có nguồn gốc từ miền nam Châu Á nhưng hiện nay phát triển mạnh ở những nơi khác như Mexico, Nam Mỹ, Nam Phi. [1]

Rau má có thành phần hóa học chính là saponin gồm các hoạt chất như asiaticoside, madecassoside và madasiatic acid đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như chữa lành vết thương, giảm lo lắng và căng thẳng, giảm đau xương khớp, kéo dài tuổi thọ… [2]

Rau má là một loại cây thuộc họ rau mùi tây

Rau má là một loại cây thuộc họ rau mùi tây

2Các tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Cải thiện chức năng nhận thức

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rau má có tác dụng tăng cường tỉnh táo và giảm bớt sự tức giận. [3]

Một nghiên cứu khác năm 2016 đã chỉ ra rằng sử dụng rau má ở những người bị suy giảm nhận thức sau đột quỵ ít có tác dụng hơn so với acid folic (vitamin B9). Tuy nhiên, một số người dùng chiết xuất từ rau má có thể cải thiện về trí nhớ dài hạn. [3]

Rau má có tác dụng tăng cường tỉnh táo và giảm bớt sự tức giận

Rau má có tác dụng tăng cường tỉnh táo và giảm bớt sự tức giận

Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, góp phần điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi cho chuột mắc bệnh Alzheimer sử dụng chiết xuất từ rau má, những hành vi bất thường của chúng đã có sự thay đổi tích cực. [4]

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi độc tính đồng thời ngăn ngừa hình thành mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer. [4]

Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Giảm lo lắng và căng thẳng

Nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng rau má làm giảm hành vi gây lo lắng ở những con chuột bị thiếu ngủ trong 72 giờ. [5]

Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 40 người cho thấy rau má có thể cải thiện phản ứng giật mình - một phản ứng liên quan đến sự lo lắng. [3]

Mặc dù những nghiên cứu trên còn sơ bộ và cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác nhưng nó đã cho thấy tác dụng tiềm năng của rau máu trong việc giảm lo lắng và căng thẳng.

Rau má có thể cải thiện phản ứng giật mình - một phản ứng liên quan đến sự lo lắng

Rau má có thể cải thiện phản ứng giật mình - một phản ứng liên quan đến sự lo lắng

Hỗ trợ điều trị trầm cảm

Rau má có tác dụng tích cực đối với não bộ và có thể trong tương lai nó sẽ trở thành một loại thuốc chống trầm cảm tiềm năng.

Một nghiên cứu năm 2016 thực hiện trên 33 người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm khi cho họ sử dụng rau má thay thuốc chống trầm cảm trong 60 ngày. [4]

Nghiên cứu trên chuột bị trầm cảm mãn tính cho thấy khi cho chúng sử dụng rau má đã có những sự thay đổi tích cực về yếu tố gây trầm cảm như trọng lượng cơ thể, nhiệt độ và nhịp tim. [4]

Rau má có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Rau má có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Cải thiện tuần hoàn

Hiện nay, rau má được sử dụng như một chất bổ huyết với công dụng làm săn chắc tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính (CVI) như: sưng tấy máu ở chân, loét,…

Một vài báo cáo đã chỉ ra rằng phlebotonics trong rau má có tác dụng giảm nhẹ tình trạng sưng tấy so với giả dược nhưng những vết loét dường như không có cải thiện. [1]

Rau má giúp cải thiện tuần hoàn và làm bền tĩnh mạch

Rau má giúp cải thiện tuần hoàn và làm bền tĩnh mạch

Cải thiện giấc ngủ

Một nghiên cứu cũ đã chỉ ra rằng rau má có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ nhưng để đảm bảo tính chính xác và khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác nữa.

Một số người sử dụng rau má như một loại thảo dược thay thế an toàn cho các loại thuốc tây y để điều trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác. [4]

Rau má có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

Rau má có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

Ngăn ngừa các vết rạn da

Hoạt chất terpenoid trong rau má không chỉ tăng cường sản xuất collagen để chữa lành vết rạn da mà còn ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn da mới. [4]

Hoạt chất terpenoid trong rau má có tác dụng ngăn ngừa các vết rạn da

Hoạt chất terpenoid trong rau má có tác dụng ngăn ngừa các vết rạn da

Giảm đau khớp

Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên những con chuột bị viêm khớp đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng tăng cường sản xuất collagen giúp làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương. [4]

Rau má không chỉ chống viêm mà còn tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào tác dụng chống oxy hóa, đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh viêm khớp.

Rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương

Rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương

Giải độc

Một nghiên cứu thực hiện trên động vật năm 2017 cho kết quả rằng rau má có thể ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Isoniazid được sử dụng trong điều trị và ngăn ngừa bệnh lao. [4]

Ngoài ra, độc tính của thuốc kháng sinh cũng giảm đáng kể khi cho chuột uống 100g rau má trong 30 ngày trước khi sử dụng thuốc. Một thí nghiệm cũng cho thấy những con chuột bị nhiễm độc ở gan và thận đã cải thiện rõ rệt sau khi được cho ăn rau má. [4]

Rau má có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Isoniazid

Rau má có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Isoniazid

Chữa lành vết thương

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ được thực hiện nhằm mục đích so sánh hiệu quả chữa bỏng giữa rau má và sulfadiazin bạc đã chỉ ra rằng rau má ở dạng thuốc mỡ (Centiderm) có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết bỏng cách đây 48 giờ hoặc ít hơn và vết bỏng phải nhỏ hơn 10% tổng diện tích bề mặt cơ thể và ở các chi (cánh tay hoặc chân). [1]

Các hợp chất madecassoside, acid madecassic, asiaticoside và acid asiatic trong rau má có khả năng kích thích sản xuất collagen và lớp tế bào fibronectin giúp vết thương mau lành.

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy rau má chứa các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm và carbohydrat tự nhiên có thể cải thiện quá trình hydrat hóa, ngăn ngừa lão hóa. Do vậy, rau má thường được đưa vào một số kem dưỡng ẩm nhằm cung cấp độ ẩm cho những làn da khô và nhạy cảm. [6]

Hoạt chất trong rau má có khả năng kích thích sản xuất collagen giúp vết thương mau lành

Hoạt chất trong rau má có khả năng kích thích sản xuất collagen giúp vết thương mau lành

Hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch

Rau má chứa thành phần hóa học như saponin có thể giúp giảm sưng, lưu thông khí huyết, đặc biệt tốt với những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. [7]

Một nghiên cứu năm 2001 thực hiện trên những người có tình trạng sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch như tăng huyết áp tĩnh mạch, sưng mắt cá chân đã có kết quả tích cực khi cho những đối tượng này dùng 60mg rau má 2 lần/ngày trong vòng 8 tuần. [3]

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng ghi nhận rau má có thể cải thiện chức năng của tĩnh mạch, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh vi mạch do tiểu đường.

Saponin trong rau má giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Saponin trong rau má giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Hỗ trợ điều trị bệnh phong và ung thư

Rau má chứa hoạt chất asiaticoside có khả năng làm tan lớp màng sáp bên ngoài vi khuẩn lao, phong khiến chúng không thể hoạt động, đồng thời còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhóm vi khuẩn này. [8]

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thành phần hóa học trong rau má có thể giúp ổn định DNA, ngăn chặn tế bào biến tính thành ung thư.

Hoạt chất asiaticoside có khả năng làm tan lớp màng sáp bên ngoài vi khuẩn lao, phong khiến chúng không thể hoạt động

Hoạt chất asiaticoside có khả năng làm tan lớp màng sáp bên ngoài vi khuẩn lao, phong khiến chúng không thể hoạt động

3Liều dùng của rau má

Rau má có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, khô hoặc dạng bột. Liều dùng rau má có sự khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân, độ tuổi.

Theo khuyến cáo, liều lượng rau má tốt nhất nên sử dụng mỗi ngày là khoảng 40g. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) chỉ nên dùng 60-180 mg/ ngày. [8]

4Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng rau má

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng rau má

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng rau má

  • Rau má có tính hàn nên nếu lạm dụng rau má có thể gây lạnh bụng và dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, khi sử dụng rau má ăn sống, bạn nên rửa sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng bám trên lá tránh gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. [8]
  • Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rau má khiến việc mang thai trở nên khó khăn. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc các bệnh về gan thì không nên sử dụng rau má và ngừng dùng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Rau má có thể ảnh hưởng đến các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn khác như tương tác với các loại thuốc chuyển hóa ở gan. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh điều này nhưng bạn vẫn nên thận trọng trước khi sử dụng. [5]
  • Sử dụng các sản phẩm của rau má bôi tại chỗ có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng như gây kích ứng da. [4]
  • Rau má đã được phát hiện có hàm lượng kim loại nặng ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe, do đó, nếu bạn muốn sử dụng rau má để điều trị bệnh thì nên chọn mua ở những cơ sở uy tín.
  • Bên cạnh những tác dụng phụ đã nêu trên, người dùng cũng có thể gặp phải một trong những triệu chứng sau: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, các vấn đề về da, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ. [3]

5Lưu ý khi sử dụng rau má

Một số lưu ý để sử dụng rau má an toàn và hiệu quả

Một số lưu ý để sử dụng rau má an toàn và hiệu quả

Mặc dù rau má mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng để sử dụng rau má an toàn và hiệu quả bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trong các chế phẩm từ rau má để bảo quản cũng như sử dụng rau má đúng cách. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng để đạt được tác dụng mong muốn.
  • Khi sử dụng rau má trực tiếp lên da, chúng có thể gây kích ứng da. Trước khi sử dụng, hãy thử nghiệm trên một phần nhỏ da.
  • Rau má không được FDA giám sát và có thể chứa kim loại nặng do ảnh hưởng của đất ô nhiễm. Hãy mua từ nguồn tin cậy.
  • Bắt đầu với liều nhỏ, tăng liều từ từ để có thể giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ. Chỉ nên sử dụng 40g rau má mỗi ngày và uống trong vòng một tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng trước khi sử dụng lần tiếp theo. [7]
  • Rau má có tác dụng an thần do đó bạn không nên sử dụng rau má chung với một số thuốc an thần như Zolpidem, Lorazepam,... bởi sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ. [8]
  • Không nên sử dụng rau má cùng với một số thuốc gây hại cho gan như Fluconazole, Pravastatin, Lovastatin,… để tránh nguy cơ tổn thương gan. [8]
  • Tránh sử dụng rau má cùng với thuốc lợi tiểu, thuốc tiểu đường, thuốc điều trị cholesterol bởi rau má có thể tương tác với các loại thuốc này và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. [1]

Ai không nên sử dụng rau má:

  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Người bị viêm gan hoặc bệnh gan khác.
  • Người có cuộc phẫu thuật theo lịch trình trong vòng hai tuần tới.
  • Người dưới dưới 18 tuổi.
  • Người có tiền sử ung thư da.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rau má cũng như những công dụng tuyệt vời của loại rau này đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé!