Đơn vị:

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này

Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi.

Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người.

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này ảnh 1

Tác dụng của quả đậu bắp

Có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa táo bón tạo cảm giác no lâu hơn, có khả năng góp phần giảm cân. Chất xơ không hòa tan đi qua hệ tiêu hóa một cách nguyên vẹn, bổ sung lượng lớn vào phân và hỗ trợ quá trình tiêu hóa kịp thời và khỏe mạnh.

Đậu bắp chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về đường tiêu hóa.

Bảo vệ phổi

Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng như flavonoid, xanthin và lutein trong đậu bắp mang lại lợi ích to lớn trong việc bảo vệ phổi và trở thành loại rau lành mạnh cho mọi lứa tuổi.

Tốt cho đôi mắt và giúp da khỏe mạnh

Một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của đậu bắp là giữ cho đôi mắt và làn da được khỏe mạnh nhờ vào hàm lượng vitamin A dồi dào.

Duy trì khả năng miễn dịch

Đậu bắp rất hữu ích trong việc duy trì khả năng miễn dịch. Vitamin C trong loại rau này có thể đáp ứng 36% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa ho, nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này ảnh 2

Tác hại khi ăn nhiều đậu bắp

Ăn nhiều đậu bắp mỗi ngày có thể khiến một số người phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như:

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong đậu bắp có chứa nhiều oxalat. Theo nhiều khuyến cáo từ viện nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Do đó, những người đang bị bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn nhiều đậu bắp, cũng như các thực phẩm giàu chất oxalat.

Gây ra bệnh tiêu chảy

Đậu bắp có chứa fructans - một loại carbohydrate. Ăn nhiều thực phẩm chứa fructans có thể gây ra các tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có vấn đề đường ruột, đặc biệt là người bị hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra ăn đậu bắp bị tiêu chảy thì có thể là do vệ sinh thực phẩm không sạch. Mặc dù đây là thực phẩm có lợi cho những người mắc bệnh táo bón nhưng đối với người bụng cồn cào hay đau bụng thì không nên ăn đậu bắp.

Viêm khớp

Mặc dù không phổ biến, nhưng một tỷ lệ nhỏ người có thể sẽ bị tăng tình trạng đau khớp, viêm khớp và viêm khớp kéo dài nếu ăn đậu bắp thường xuyên. Nguyên nhân là do trong đậu bắp có chất solanine, đây là một hợp chất có thể gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Người bị bệnh đông máu không nên ăn đậu bắp

Hàm lượng vitamin K trong đậu bắp có khả giúp đông máu, vì thế những người đang sử dụng thuốc chống đông máu nên hạn chế hoặc không nên ăn đậu bắp.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đậu bắp vào cùng thời điểm bạn uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường, vì nó có thể làm giảm sự hấp thu của loại thuốc này.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục

Một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận, ăn đậu bắp có thể làm tăng một số hormone (testosterone, hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng), và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, cụ thể là làm giảm trọng lượng, chức năng của tinh hoàn cũng như số lượng và sự di chuyển của tinh trùng.

Mặc dù đây chỉ là những nghiên cứu trên động vật, nhưng nếu bạn (nam giới) đang cố gắng có con thì tốt nhất vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc dùng đậu bắp.

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này ảnh 3

Lưu ý khi ăn đậu bắp

Bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh được những tác hại khi ăn đậu bắp:

  • Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ, vì thế bạn không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
  • Không cần nấu đậu bắp quá chín kỹ để tránh việc làm mất các chất nhầy, cũng như bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
  • Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,... thậm chí bạn có thể ép đậu bắp thành nước để sử dụng.
  • Theo Đông y, đậu bắp chứa tính hàn vì thế với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.
  • Những người có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích, tiền sử bệnh sỏi thận đang điều trị bệnh tiểu đường, máu dễ đông cũng không nên sử dụng đậu bắp.

Nhìn chung, đậu bắp cũng giống như các loại thực phẩm khác, đều là nguồn bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu muốn nhận về lợi ích bạn hãy nên ăn chúng một cách điều độ và là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Lạm dụng đậu bắp có thể khiến bạn gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.