Đơn vị:

Dấu hiệu dị ứng bột ngọt

Dị ứng bột ngọt là tình trạng được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, không có cơ sở để khẳng định mối liên hệ giữa bột ngọt và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bột ngọt (mì chính) là một chất phụ gia thực phẩm giúp tăng hương vị các món ăn. Dù được sử dụng rộng rãi, nhiều người từ lâu đã tin rằng bột ngọt có thể gây ra các triệu chứng và tác dụng phụ giống như dị ứng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Dị ứng bột ngọt là gì?

Bột ngọt/ Mì chính với tên tiếng anh là Monosodium glutamate (MSG), là chất phụ gia phổ biến giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn, thực phẩm đóng hộp, súp và thịt chế biến.

Tuy bột ngọt được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào nhóm an toàn như muối, tiêu, nhưng báo cáo về "Triệu chứng liên quan đến bột ngọt" hay "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc" vẫn gia tăng theo thời gian. Theo quan điểm của đa số bác sĩ, tình trạng này không hẳn là dị ứng thực sự vì các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn bột ngọt khác với cơ chế dị ứng thông thường và không liên quan đến bất thường trong hệ miễn dịch.

2. Dấu hiệu dị ứng bột ngọt

Một số người nhạy cảm với bột ngọt có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau đầu;
  • Nổi phát ban;
  • Đau ngực nhẹ;
  • Buồn nôn;
  • Cảm giác tê hoặc nóng rát xuất hiện trên mặt, cổ và các vùng khác, đặc biệt là khu vực quanh miệng.
  • Căng hoặc sưng cơ mặt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Thay đổi tâm trạng: Thay đổi mức serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng chi phối tâm trạng và cảm xúc, có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Mệt mỏi.
  • Bột ngọt có khả năng gây hại cho tế bào lympho T và ảnh hưởng đến DNA.
  • Ăn bột ngọt quá mức trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho thận và nguy cơ dẫn đến hiện tượng say bột ngọt.
Dị ứng bột ngọt gây đau đầu.

Mặc dù một số nghiên cứu chưa khẳng định chắc chắn mối liên quan giữa bột ngọt và các triệu chứng trên, tuy nhiên một số người nhạy cảm có thể gặp phản ứng ngắn hạn với bột ngọt. Các triệu chứng dị ứng bột ngọt này thường nhẹ và không cần điều trị y tế.

Mặc dù một số nghiên cứu chưa khẳng định chắc chắn mối liên quan giữa bột ngọt và các triệu chứng, tuy nhiên một số người nhạy cảm có thể gặp phản ứng ngắn hạn với bột ngọt.

3. Chẩn đoán và điều trị

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị dị ứng bột ngọt, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về thực phẩm bệnh nhân đã ăn trong vòng ít nhất 2 tiếng trước, nhất là những món thường chứa bột ngọt.

Khi có dấu hiệu dị ứng bột ngọt, bệnh nhân hãy thực hiện ngay các biện pháp sau để xử lý:

  • Hãy pha một cốc nước ấm với chanh và muối (không đường), uống ngay. Tiếp theo, hãy tìm chỗ thoáng mát để nằm nghỉ khoảng 15-20 phút. Nếu có thể nôn ra được thì càng tốt cho việc cải thiện tình trạng.
  • Uống nhiều nước ấm có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu người bị dị ứng bột ngọt phải nhập viện cấp cứu, hãy nhớ mang theo vỏ thuốc đã sử dụng để cung cấp cho bác sĩ thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Nếu đã áp dụng các biện pháp xử lý ban đầu cho các triệu chứng nhẹ của say bột ngọt mà không thấy tình trạng cải thiện, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám và điều trị y tế kịp thời.
  • Tốt nhất nên tạm ngưng sử dụng bột ngọt trong một khoảng thời gian khi phát hiện ra tình trạng dị ứng này.

Như đã đề cập bên trên, hầu hết các trường hợp dị ứng bột ngọt đều nhẹ và tự khỏi. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc hạn chế sử dụng bột ngọt và giảm thiểu triệu chứng riêng lẻ theo từng đợt, ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau đầu.

Việc điều trị dị ứng bột ngọt chủ yếu tập trung vào việc hạn chế sử dụng bột ngọt và giảm thiểu triệu chứng riêng lẻ theo từng đợt, ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau đầu.

Mặc dù hiếm gặp sốc phản vệ do bột ngọt, một số người có thể bị dị ứng và cần đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng như: tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, sưng cổ họng.

4. Lưu ý cho người bị dị ứng mì chính

Cách tốt nhất để điều trị dị ứng thực phẩm là tránh ăn thực phẩm đó. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết rằng bột ngọt - thành phần thường gây dị ứng - lại có mặt tự nhiên trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu protein như:

  • Thịt;
  • Gia cầm;
  • Phô mai;
  • Cá.

Ngoài ra, bột ngọt còn có thể được tìm thấy trong nhiều món ăn khác như:

  • Thịt khô: bò khô, gà khô,...
  • Chiết xuất thịt: thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm.
  • Nước dùng: hầm từ xương, thịt gia cầm,...
  • Protein thủy phân: đóng vai trò như chất kết dính, nhũ hóa hoặc tăng cường hương vị trong thực phẩm.
  • Maltodextrin: tinh bột thực vật thủy phân một phần, thường được dùng như phụ gia thực phẩm.
  • Tinh bột biến tính: dẫn xuất từ tinh bột.

Đối với những người bị dị ứng bột ngọt, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Thay vào đó, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi, chứa chất tạo ngọt tự nhiên như trái cây, rau tươi và thịt hữu cơ.

Đối với người có tiền sử bệnh lý phức tạp hoặc cơ địa dễ dị ứng, việc hạn chế sử dụng bột ngọt là điều nên cân nhắc. Để tự kiểm tra phản ứng của cơ thể với bột ngọt, mọi người có thể thử thực hiện chế độ ăn kiêng loại bỏ bột ngọt và các thực phẩm có khả năng gây dị ứng khác trong một khoảng thời gian nhất định.

Sau đó, hãy lần lượt đưa từng loại thực phẩm trở lại khẩu phần ăn và quan sát kỹ phản ứng của cơ thể. Phương pháp thử nghiệm này giúp chúng ta xác định chính xác những thực phẩm không phù hợp với bản thân.

Tóm lại, bột ngọt là phụ gia thực phẩm đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù có những báo cáo về các phản ứng tiêu cực của cơ thể đối với thực phẩm có chứa bột ngọt nhưng các nghiên cứu khoa học hiện nay chưa có đủ bằng chứng để khẳng định mối liên hệ trực tiếp giữa bột ngọt và những triệu chứng này.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số ít người có thể bị dị ứng bột ngọt và có các phản ứng ngắn hạn. Nhìn chung, hầu hết các triệu chứng dị ứng bột ngọt thường nhẹ và không cần điều trị y tế. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh xa các thực phẩm nghi ngờ có chứa bột ngọt.

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Mayoclinic.org