Dị ứng nước mưa là bệnh lý da liễu thường gặp, đặc biệt có nguy cơ cao ở người bị dị ứng thời tiết. Bài viết từ Nhà thuốc Long Châu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này.
Thế nào là bệnh dị ứng nước mưa?
Tình trạng dị ứng nước mưa là vấn đề da liễu thường gặp ở mọi đối tượng. Số liệu khảo sát cho thấy nhiều người cảm thấy tay chân ngứa ngáy lạ thường và rất khó chịu sau khi tiếp xúc với nước mưa hoặc đi ngoài mưa về. Vậy nước mưa có sạch hơn nước máy không, dị ứng nước mưa thực chất là gì, có thể nhận biết qua biểu hiện nào?
Da bị dị ứng nước mưa là tình trạng bệnh lý da liễu khiến những nốt mẩn đỏ như mề đay nổi nhanh chóng trên da sau khi người bệnh tiếp xúc với nước mưa. Kèm theo biểu hiện nổi mẩn bạn còn có thể cảm thấy ngứa rát da, da châm chích khi bị dị ứng nước mưa.
Biểu hiện đầu tiên của dị ứng nước mưa xuất hiện rất nhanh, thường chỉ trong vòng 30 phút ngay sau khi tiếp xúc với nước mưa. Thậm chí có những trường hợp ngay lập tức xuất hiện nốt mẩn đỏ trên da, tùy vào mức độ dị ứng và tốc độ phản ứng của cơ thể mỗi người.
Xuất hiện nhanh chóng nhưng những triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng nước mưa cũng biến mất rất nhanh sau đó. Một số bác sĩ cho biết, tình trạng nổi mẩn ngứa rát thường sẽ giảm dần và biến mất hẳn sau vài giờ không tiếp xúc với nước mưa. Các chuyên gia cũng nhận định đây là một dạng dị ứng thời tiết thường gặp, tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quan trước hiện tượng này.
Vì sao dị ứng với nước mưa?
Nguyên nhân gây dị ứng nước mưa chưa được xác định chính xác nhưng theo một số nghiên cứu và nhận định từ chuyên gia y tế, tình trạng dị ứng nước mưa có thể do những tác nhân sau:
Thành phần của nước mưa
Như bạn đã biết, nước mưa hoà tan nhiều chất khí độc có trong không khí trong quá trình rơi xuống mặt đất, những chất này là những axit có khả năng ăn mòn mạnh như HNO3, H2SO4,... nên khi tiếp xúc với da ở nồng độ cao rất dễ khiến làn da nổi lên phải ứng như ngứa, mẩn đỏ đau rát.
Bên cạnh đó, trong quá trình ngưng tụ và rơi xuống, nước mưa còn có chứa rất nhiều các tạp chất, bụi bẩn khác, đặc biệt khi môi trường sống càng ô nhiễm thì độ sạch của nước mưa càng bị đe dọa, gây phản ứng dị ứng nước mưa cho nhiều người sống trong khu vực đó. Hóa chất, vi khuẩn, ký sinh trùng, virus,... đều có thể tồn tại trong nước mưa và gây hại cho làn da, sức khỏe con người.
Nếu bạn dễ dị ứng với môi trường nhiều khói bụi, cơ địa, da nhạy cảm thì tỷ lệ bị dị ứng nước mưa của bạn rất cao đấy. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết thêm việc có bị dị ứng nước mưa không và mức độ dị ứng nước mưa còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người.
Phản ứng của nước mưa trên da
Một vài nhà khoa học nhận định rằng khi nước mưa tiếp xúc với làn da đã gây ra phản ứng hóa học nào đó khiến da bị dị ứng, gây nên phản ứng như bạn thường thấy là dị ứng nước mưa. Việc này có liên quan đến những chất hóa học, axit mạnh có trong nước mưa ở mỗi vùng, vùng có không khí càng ô nhiễm thì nước mưa càng bẩn và khả năng bị dị ứng nước mưa cũng cao hơn.
Đi mưa về da ngứa rát khó chịu có phải dị ứng nước mưa không?
Thời tiết Việt Nam có những vùng mưa quanh năm với lượng mưa trung bình khá lớn, thường xuyên có những cơn mưa rào, mưa đầu mùa mang theo nhiều chất độc trong nước mưa khiến nhiều người bị dị ứng nước mưa. Vậy nước mưa có sạch không, đi mưa về nên làm gì, ngứa rát khi đi mưa về có phải là một triệu chứng khi bị dị ứng nước mưa?
Nước mưa trải qua quá trình bay hơi, ngưng tụ và tích tụ đến một mức độ nhất định và rơi xuống mặt đất trở thành những hạt mưa. Độ tinh khiết của nước mưa có liên quan mật thiết đến môi trường nên khi môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng làm cho nước mưa nhiễm rất nhiều tạp chất bẩn, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người. Ngoài việc tích tụ bụi bẩn từ không khí, nước mưa còn hòa tan một số loại khí độc tạo thành axit mạnh rất hại nếu tiếp xúc lâu dài.
Nồng độ các axit như HNO3, H2SO4 đo được trong nước mưa hiện nay ở mức đáng báo động, điều này khiến cho nước mưa có độ pH khá thấp. Nhiều người khi đi mưa về thường bị dị ứng da ngứa toàn thân, làn da cảm thấy kích ứng khó chịu nếu không được tắm lại bằng nước sạch, để lâu còn có thể nổi mẩn sưng tấy. Liệu đây có phải là dị ứng nước mưa không?
Các chuyên gia y tế cho biết, đây là một trong những biểu hiện thường thấy nhất khi bị dị ứng nước mưa. Một số bệnh ngoài da khác cũng có thể gây nên phản ứng tương tự nên nếu tình trạng ngứa rát kéo dài hơn 1 - 2 ngày người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
Làm thế nào khi bị dị ứng nước mưa?
Khi nhận thấy bản thân bị dị ứng nước mưa nên xử lý thế nào? Trong trường hợp này bạn nên hạn chế đi mưa, tiếp xúc với nước mưa tối đa. Bên cạnh đó, nếu đi ngoài mưa về và xuất hiện dấu hiệu khó chịu, hãy tắm lại bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ rồi bôi kem làm dịu da hoặc kem dưỡng ẩm, tình trạng dị ứng nước mưa sẽ giảm và hết hoàn toàn sau vài giờ.
Nếu bị dị ứng nước mưa thời gian dài, nổi mẩn và ngứa lâu, từ 1 - 2 ngày người bệnh nên đến bệnh viện để khám sức khỏe và tìm ra cách xử lý tốt nhất vì biểu hiện ngứa rát nổi mẩn rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác đấy.
Nhìn chung, dị ứng nước mưa là một tình trạng thường gặp của dị ứng thời tiết, thường không kéo dài quá lâu nhưng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống và công việc của người bệnh. Khi bị dị ứng nước mưa bạn cần tắm lại với nước sạch càng nhanh càng tốt và hãy đến gặp bác sĩ nếu biểu hiện dị ứng ngày một nặng hơn.