Dứa không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn được nhiều người sử dụng trong chế độ ăn kiêng. Vậy dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa giúp giảm cân hay gây béo? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết này nhé!
1Dứa (thơm) bao nhiêu calo?
Dứa (hay còn gọi là thơm) là một loại trái cây có lượng calo khá thấp. Cụ thể, 100g dứa cung cấp khoảng 50 calo. Một quả dứa trung bình nặng khoảng 500g sẽ cung cấp khoảng 250 calo. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bổ sung dinh dưỡng mà không lo tăng cân.
Trung bình, cứ 100g dứa cung cấp khoảng 50 calo
2Ăn dứa có béo không?
Dứa là loại trái cây ít calo, giàu chất xơ và nước, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, dứa còn chứa bromelain - một enzyme giúp phân giải protein và lipid. Bromelain hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, lấy năng lượng từ chất béo và thúc đẩy quá trình giảm cân.
Khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, dứa có thể hỗ trợ giảm cân mà không gây tăng cân.[2]
Ăn dứa với lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân
3Cách ăn dứa giảm cân
Khi chế biến các món từ dứa, bạn cần hạn chế thêm các thành phần như đường, sữa đặc, mật ong vì chúng sẽ làm tăng lượng calo và dễ gây tăng cân.
Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tối ưu, bạn nên chọn cách chế biến đơn giản như ăn trực tiếp hoặc làm nước ép tươi. Như vậy, dứa sẽ giữ lại các vitamin và khoáng chất có lợi, đặc biệt là vitamin C và chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả.
Ăn trực tiếp
Cách làm:
- Gọt sạch vỏ và mắt dứa.
- Cắt thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
Lưu ý: Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, chỉ nên ăn khoảng 1/5 đến 1/2 trái dứa vào buổi tối, tương đương với việc bổ sung từ 50 đến 125 kcal. Việc kiểm soát lượng dứa nạp vào giúp bạn tận dụng được lợi ích từ chất xơ và enzyme bromelain trong dứa mà không lo tiêu thụ quá nhiều calo, gây ảnh hưởng đến mục tiêu giảm cân. Tránh ăn quá nhiều để giữ cân bằng năng lượng và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Dứa gọt bỏ vỏ là có thể ăn được, không cần chế biến thêm
Nước ép dứa
Nguyên liệu: 1 trái dứa, 50ml nước, đá viên.
Cách chế biến:
- Gọt vỏ dứa, bỏ mắt, cắt miếng nhỏ.
- Cho dứa vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc và xay nhuyễn.
- Lọc qua rây để bỏ xác, sau đó đổ nước ép ra ly và thêm đá viên để có một cốc nước ép mát lạnh.
Lưu ý: Nếu bạn đang muốn giảm cân, nên tránh uống nước ép dứa. Khi ép dứa, phần xác - chứa nhiều chất xơ có lợi - đã bị loại bỏ, khiến nước ép chủ yếu chỉ còn lại đường tự nhiên. Một ly nước ép từ một trái dứa có thể cung cấp tới 250 kcal, đây là lượng calo quá cao đối với những người muốn kiểm soát cân nặng. Thay vì uống nước ép, hãy ăn dứa tươi để tận dụng chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Nước ép dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Sinh tố dứa
Nguyên liệu: 1/2 trái dứa, 100ml sữa dừa, 2 thìa nhỏ sữa đặc, 1/2 trái chanh, đá viên, húng lủi, muối.
Cách chế biến:
- Gọt vỏ dứa, cắt nhỏ.
- Cho dứa, sữa dừa, sữa đặc, nước cốt chanh, húng lủi, muối và đá viên vào máy xay.
- Xay nhuyễn trong vòng 2-3 phút.
- Đổ ra ly và thưởng thức ngay để cảm nhận vị ngon tươi mát.
Sinh tố dứa có vị ngon tươi mát và giàu dinh dưỡng
Nước detox giảm cân với dứa
Nguyên liệu: 1/2 trái dứa, 1 trái chanh, nước lọc, lá bạc hà, đá viên.
Cách chế biến:
- Cắt dứa và chanh thành lát mỏng.
- Cho dứa, chanh, lá bạc hà vào bình nước, thêm nước lọc và để trong tủ lạnh 2-3 giờ.
- Thưởng thức như nước giải khát detox mỗi ngày.
Nước detox dứa giúp giảm cân hiệu quả
4Tác dụng của dứa
Dứa không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội như:
- Hỗ trợ tiêu hoá: Dứa chứa nhiều enzyme bromelain, giúp phân hủy protein thành các phân tử nhỏ hơn và dễ tiêu hóa hơn.
- Tốt cho tim mạch: Bromelain trong dứa có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa hình thành mảng bám cholesterol, tăng cường tuần hoàn và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Thúc đẩy nhanh lành vết thương: Bromelain giúp giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và phục hồi sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Tăng cường sức đề kháng: Dứa cung cấp vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn và virus, đặc biệt hữu ích trong việc phòng ngừa nhiễm trùng.
- Chống oxy hóa: Dứa giàu flavonoid và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh mãn tính như ung thư và tiểu đường.
- Cải thiện sức khỏe xương khớp: Bromelain trong dứa có khả năng làm giảm đau và viêm, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
- Hỗ trợ hấp thụ sắt: Hàm lượng vitamin C cao trong dứa giúp cải thiện sự hấp thụ sắt, tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể.[3]
Các hoạt chất trong dứa hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, tiêu hóa
5Ăn nhiều dứa có tốt không?
Dứa là một loại trái cây nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều dứa có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn quá nhiều dứa:
- Dị ứng: Một số người bị sưng tấy hoặc có cảm giác ngứa ran ở cổ họng sau khi ăn dứa. Hầu hết các triệu chứng này sẽ tự khỏi, nhưng nếu kéo dài thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tăng đường huyết: Người bị bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn dứa vì nồng độ đường huyết có thể tăng sau ăn. Triệu chứng thường gặp là đau đầu, khát nước và đi tiểu nhiều.
- Phản ứng từ bromelain: Enzyme bromelain có trong dứa có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng đặc biệt khi ăn quá nhiều dứa.
- Tương tác với thuốc: Bromelain trong dứa có thể tăng khả năng hấp thụ một số loại kháng sinh, gây ra tác dụng phụ như đau ngực và chóng mặt buồn nôn.
- Tổn thương răng: Dứa có tính axit cao nên có thể làm tổn thương men răng, dẫn đến sâu răng và đau răng khi ăn đồ nóng/lạnh.
- Hội chứng dị ứng miệng: Một số người có thể cảm thấy ngứa hoặc kích ứng ở lưỡi sau khi ăn dứa, do hệ miễn dịch nhầm lẫn protein trong dứa với các chất gây dị ứng khác.
- Tiêu chảy: Ăn nhiều dứa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy do chứa nhiều fructose.
Ăn quá nhiều dứa không tốt cho sức khỏe
6Lưu ý khi ăn dứa
Ai không nên ăn dứa?
Một số đối tượng đặc biệt không nên ăn dứa gồm:
- Người bị bệnh dạ dày: Dứa chứa nhiều axit hữu cơ và enzyme có thể làm tăng mức độ viêm loét niêm mạc dạ dày, gây nôn nao và khó chịu.
- Người thừa cân, béo phì: Dứa có hàm lượng đường cao nên dễ gây tăng cân nếu ăn nhiều.
- Người bệnh đái tháo đường: Dứa chứa nhiều đường nên có thể làm tăng đường huyết sau ăn.
- Người huyết áp cao: Người có tiền sử tăng huyết áp dễ gặp hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... và gặp cơn tăng huyết áp sau khi ăn dứa.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai ăn quá nhiều dứa sẽ bị kích thích co thắt tử cung, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
- Người bị hen suyễn, viêm mũi, viêm họng: Dứa chứa một loại glucoside có tính kích ứng niêm mạc mạnh nên dễ gây ngứa ngáy, tê rát miệng - lưỡi - họng sau khi ăn.
- Người bị chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu: Người có vết thương lớn, chảy máu cam, sốt xuất huyết, băng huyết sau sinh… cần tránh ăn dứa để giảm nguy cơ xuất huyết.
Người bị bệnh dạ dày, tiểu đường, huyết áp không nên ăn nhiều dứa
Nên ăn bao nhiêu dứa mỗi ngày?
Theo Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho Người Mỹ (The Dietary Guidelines for Americans), lượng chất xơ khuyến nghị là 21-25 g/ngày đối với phụ nữ và 30-38 g/ngày đối với nam giới.
Một quả dứa cỡ vừa cung cấp khoảng 13g chất xơ, đáp ứng nửa lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp với nhiều loại rau củ quả chứa chất xơ khác để tránh tiêu thụ quá nhiều đường.[4]
Bạn nên kết hợp dứa cùng nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản dứa
Để tận dụng tối đa lợi ích và tránh những tác hại không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều khi ăn dứa.:
- Chọn dứa có mùi thơm và màu vàng tươi: Dứa chín thường có màu vàng đẹp mắt, quả căng mọng và có mùi thơm đặc trưng. Không chọn quả vỏ xanh vì dứa chưa chín.
- Không chọn dứa có phần mắt thâm đen hay bị dập nát: Đây là dấu hiệu quả đã bị hỏng, có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc gây hại.
- Bảo quản dứa ở nơi khô ráo, thoáng mát: Không nên để dứa quá lâu, thời gian bảo quản dứa tươi khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 5-7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Bạn nên chọn mua dứa có mùi thơm và màu vàng tươi
Lưu ý khi ăn dứa
Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa:
- Không ăn dứa bị dập, nát: Dứa dập nát là nơi nấm mốc dễ phát triển, gây ngộ độc với các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Không ăn dứa xanh: Dứa chưa chín chứa các chất độc hại, dễ gây tiêu chảy, nôn mửa và hình thành búi chất xơ trong đường ruột.
- Không ăn dứa khi đói: Các axit hữu cơ và bromelin trong dứa kích ứng mạnh niêm mạc dạ dày, gây cảm giác khó chịu và nôn nao.
- Không ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng: Vitamin C trong dứa có thể gây cồn cào, khó chịu, đồng thời làm gan và thận hoạt động quá mức.
- Không ăn dứa vào buổi tối: Dứa có tính lợi tiểu, dễ gây tiểu đêm và tăng áp lực cho gan, thận có thể làm suy gan thận nếu ăn thường xuyên.
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa:
- Sữa: Kích ứng dạ dày - ruột, dẫn đến ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy.
- Trứng: Protein trong trứng sẽ bị đông đặc khi gặp axit trong dứa, gây khó tiêu.
- Củ cải: Khi kết hợp sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của dứa và củ cải, đồng thời tạo ra chất ức chế tuyến giáp và tăng nguy cơ bướu cổ.
- Hải sản: Vitamin C trong dứa kết hợp với asen pentavenlent trong hải sản tạo ra thạch tín, gây ngộ độc.
- Xoài: Cả dứa và xoài đều dễ gây dị ứng, khi ăn chung nguy cơ dị ứng sẽ tăng cao.
Lưu ý khi ăn dứa để giảm cân:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất khác: Dứa chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, vì vậy bạn nên kết hợp dứa cùng các thực phẩm khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Thường xuyên vận động: Tập luyện giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Tính lượng calo nạp vào trong ngày: Dứa chứa ít calo nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây tăng cân. Bạn nên theo dõi lượng calo tiêu thụ để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Bạn nên bổ sung dứa cùng nhiều loại thực phẩm khác để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
Biết được dứa bao nhiêu calo và cách ăn dứa hợp lý sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của loại quả này mà không lo tăng cân. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người, bạn nhé!