Đơn vị:

Bệnh FIP ở mèo và những điều bạn cần biết

Bệnh FIP ở mèo hay còn gọi là mèo bị viêm phúc mạc truyền nhiễm. Là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và rất khó điều trị, việc hiểu rõ bệnh FIP ở mèo là vô cùng quan trọng đối với những người nuôi mèo. Trong bài viết này, Tropicpet sẽ chỉ cho bạn dấu hiệu mèo bị FIP, triệu chứng, các phương pháp phòng tránh bệnh FIP, và các câu hỏi liên quan khác như bệnh FIP ở mèo có lây sang người không, chi phí điều trị FIP ở mèo… để bảo vệ sức khỏe cho mèo của bạn một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây nên bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP ở mèo xuất phát từ sự đột biến của Feline Coronavirus (FCoV) là một loại virus phổ biến ở mèo. Đa số mèo nhiễm FCoV không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi virus này đột biến, nó có thể trở nên nguy hiểm hơn và làm cho mèo bị bệnh FIP.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh FIP bao gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu: Mèo có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là mèo con hoặc mèo lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hệ miễn dịch yếu làm giảm khả năng chống lại virus và tăng khả năng bệnh phát triển.

  • Môi trường sống không sạch sẽ: Mèo sống trong điều kiện vệ sinh kém hoặc ở những nơi đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này là do môi trường không sạch sẽ và tập trung đông đúc tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm của vi khuẩn và virus.
  • Căng thẳng: Mèo bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, di chuyển hoặc xung đột với con người hoặc những con vật khác có thể dễ bị mắc bệnh FIP hơn.

  • Tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Virus FCoV lây truyền qua phân, nước bọt, tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật dụng bị nhiễm virus. Mèo tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh hoặc môi trường nhiễm bẩn có nguy cơ cao hơn.

☞ Xem thêm: Virus corona ở mèo

Bệnh fip ở mèo
Bệnh fip ở mèo

Dấu hiệu mèo bị FIP

Bệnh FIP ở mèo có thể biểu hiện dưới hai dạng chính: FIP ướt và FIP khô. Mỗi dạng có các triệu chứng đặc trưng khác nhau.

Triệu chứng của FIP ướt ở mèo

Dưới đây là những triệu chứng của bệnh FIP dạng ướt ở mèo:

  • Tích tụ dịch: Dịch viêm tích tụ trong khoang bụng hoặc khoang ngực, làm bụng mèo phình to hoặc gây khó thở. Dịch trong khoang ngực có thể dẫn đến thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực.
  • Sụt cân và lông xơ xác: Mèo bị sụt cân ngay cả khi ăn uống bình thường và lông trở nên xơ xác hơn.

  • Sốt dai dẳng: Mèo thường bị sốt cao kéo dài, không phản ứng với thuốc hạ sốt thông thường.

  • Suy nhược: Mèo trở nên mệt mỏi, ít hoạt động, và ngủ nhiều hơn.

  • Vàng da và niêm mạc: Một số mèo có thể xuất hiện vàng da và niêm mạc miệng do suy gan. Triệu chứng vàng da có thể bao gồm niêm mạc miệng và mắt chuyển sang màu vàng.

Triệu chứng của FIP khô ở mèo

Bệnh FIP khô ở mèo sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

  • Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết đặc biệt là ở vùng bụng có thể bị sưng. Điều này thường dễ nhận thấy khi sờ nắn bụng của mèo.

  • Khó thở: Mèo gặp khó khăn trong việc hô hấp, thở gấp hoặc thở khò khè.

  • Triệu chứng thần kinh: Khoảng 30% mèo mắc FIP thể khô có triệu chứng thần kinh như mất cân bằng, co giật, thay đổi hành vi hoặc đi đứng không vững.

  • Vấn đề về mắt: Mèo có thể gặp vấn đề như viêm màng bồ đào, chảy nước mắt hoặc mờ mắt. Viêm màng bồ đào làm màu mống mắt thay đổi sang màu nâu.

  • Sụt cân: Mèo cũng bị sụt cân nghiêm trọng giống như triệu chứng của FIP ở thể ướt.
Mèo mắc bệnh fip bị vàng da và niêm mạc miệng
Mèo mắc bệnh fip bị vàng da và niêm mạc miệng

Cách chẩn đoán bệnh FIP ở mèo

Để chẩn đoán bệnh FIP thường cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Sử dụng siêu âm hoặc X-quang để quan sát các tổn thương nội tạng và sự tích tụ dịch trong cơ thể mèo.

  • Xét nghiệm máu và phân tích dịch: Xét nghiệm máu giúp đánh giá các chỉ số viêm, trong khi phân tích dịch từ các khoang cơ thể (như bụng hoặc ngực) sẽ cung cấp thông tin về sự tích tụ dịch và tính chất của nó.

  • Xét nghiệm FIP chuyên sâu: Xét nghiệm PCR (kỹ thuật phản ứng chuỗi Polymerase) sẽ phát hiện sự hiện diện của virus FCoV hoặc các dấu hiệu viêm đặc trưng của bệnh FIP ở mèo.

Cách phòng ngừa bệnh FIP ở mèo

Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm do virus trong đó có bệnh FIP ở mèo, dưới đây là những cách phòng ngừa hiệu quả bạn cần biết:

  • Vệ sinh khu vực sống: Vệ sinh khu vực sống của mèo là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh. Đặt khu vực vệ sinh cách xa nơi ăn uống và chỗ ngủ của mèo để giảm nguy cơ lây nhiễm. Vệ sinh sạch sẽ, dọn phân và khử trùng khu vực sống hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và virus.

  • Cách ly mèo mới đón về hoặc mèo nghi ngờ mắc bệnh: Nếu bạn đón mèo mới về nuôi hoặc nghi ngờ mèo có dấu hiệu bệnh FIP, cần cách ly mèo với đàn mèo của bạn. Việc cách ly sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

  • Nuôi số lượng mèo hợp lý: Nuôi quá nhiều mèo có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh FIP. Hãy nuôi số lượng mèo hợp lý để đảm bảo bạn có thể vệ sinh môi trường sống và chăm sóc chúng được tốt nhất..

  • Cung cấp cho mèo dinh dưỡng đầy đủ: Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mèo, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. Đảm bảo mèo được ăn thực phẩm sạch, không ăn thức ăn ôi thiu hoặc hết hạn sử dụng.

  • Tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đảm bảo mèo được tiêm chủng đầy đủ và tái chủng đúng hạn theo lịch của bác sĩ thú y. Đồng thời, đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe bao gồm cả bệnh FIP.

☞ Xem thêm: Dịch vụ tiêm phòng vaccine tại Tropicpet

Tiêm vaccine cho mèo
Tiêm phòng vaccine tại tropicpet

Điều trị mèo bị bệnh FIP thế nào và chi phí điều trị bệnh FIP ở mèo?

Điều trị mèo bị FIP

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh FIP. Việc điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và đau đớn cho mèo. Các thuốc chống viêm như corticosteroids (ví dụ: prednisolone) và thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide) có thể tạm thời làm giảm viêm và cải thiện tình trạng của mèo.

Thuốc chống virus được sử dụng để giảm số lượng virus FCoV trong cơ thể, mặc dù hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng minh rõ ràng. Đối với các trường hợp bệnh FIP dạng ướt, việc truyền dịch và chăm sóc đặc biệt là rất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch cơ thể và hỗ trợ sự phục hồi của mèo.

Nhỏ FIP cho mèo?

Hiện tại, nhiều người nhầm tưởng rằng có thuốc nhỏ để phòng hoặc điều trị bệnh FIP cho mèo. Tuy nhiên hiện chưa có loại thuốc nhỏ FIP cho mèo như vậy, thay vào đó có một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh FIP ở mèo là tiêm vaccine phòng bệnh FIP.

Chi phí điều trị bệnh FIP ở mèo?

Vì đây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao nên hiện tại chi phí điều trị bệnh FIP ở mèo khá cao. Các khoản chi này bao gồm xét nghiệm chẩn đoán, thuốc kháng virus, và chế độ chăm sóc đặc biệt. Tổng chi phí sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại của mèo và phác đồ điều trị, hãy đưa mèo của bạn đến địa chỉ thú y uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Thời gian sống của mèo bị FIP

Thời gian sống của mèo bị FIP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng với các phương pháp điều trị.

Đối với trường hợp không được điều trị hoặc mèo không đáp ứng thuốc thì mèo bị FIP có thể chỉ sống được vài tuần, nhưng cũng có trường hợp sống được vài tháng. Việc sử dụng các phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả có thể giúp mèo khỏi bệnh và sống khỏe mạnh.

Bệnh FIP ở mèo có lây sang người không?

Feline Coronavirus (FCoV) chủ yếu ảnh hưởng đến mèo và không gây bệnh cho con người, do đó bạn không cần quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm sang người.

Bệnh FIP là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị nhưng việc nắm rõ thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chăm sóc mèo của mình tốt hơn. Nếu mèo của bạn có dấu hiệu mắc bệnh và bạn ở Hà Nội, hãy đưa mèo của bạn đến Tropicpet - Hệ thống thú y chất lượng cao để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy lưu lại thông tin của chi nhánh Tropicpet gần bạn nhất để liên hệ ngay khi cần bạn nhé.