Đơn vị:

Ghee là gì? Thành phần dinh dưỡng, ưu điểm và lưu ý khi dùng

1. Ghee là gì?

Ghee là gì?

Ghee là một loại bơ chứa nhiều chất béo hơn so với bơ thông thường và ở dạng rắn (vì được tách nước và sữa). Nó có nguồn gốc từ nền ẩm thực Ấn Độ cổ đại và y học Ayurvedic.

Ngày nay, loại bơ này được sử dụng phổ biến ở các tiểu lục Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Đông, thậm chí còn được dùng trong y học cổ truyền và các nghi lễ tôn giáo.

Ghee là gì?

Cách sản xuất ra ghee

Ghee được làm từ sữa bò, sữa trâu hoặc sữa cừu. Đầu tiên, người ta lên men sữa, rồi khuấy thành bơ (còn được gọi là phương pháp Bilona). Tiếp đó, đun sôi bơ để tách nước và sữa ra khỏi chất béo, sao cho phần chất rắn trong sữa được lắng xuống dưới đáy chảo và chuyển sang màu vàng nâu sẫm.

Phần chất rắn màu vàng nâu chính là ghee, người ta có thể thêm gia vị hoặc một số thành phần khác để làm ghee có hương vị đặc trưng hơn. Có thể nói, kết cấu, màu sắc và hương vị của bơ ghee phụ thuộc vào chất lượng của nguồn sữa và bơ cùng với thời gian đun sôi.

Cách sản xuất ra ghee

Cách bảo quản ghee

Ghee được bảo quản trong lọ thủy tinh kín và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc ánh sáng của đèn huỳnh quang. Ngoài ra, bạn có thể đặt ghee ở nhiệt độ phòng với thời gian sử dụng lâu khi chưa mở lọ, hoặc ở nhiệt độ phòng bên ngoài khoảng 3 tháng sau khi mở nắp và tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh với thời gian sử dụng lên đến 1 năm.

Ghee có đặc tính khá giống với dầu dừa, khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh thì ghee trở nên rắn và vẫn có thể quay lại trạng thái bình thường nếu đặt lại ở nhiệt độ phòng.

Cách bảo quản ghee

2. Thành phần dinh dưỡng của ghee

Ghee chứa gần như 100% chất béo (cao hơn bơ) nên năng lượng của thực phẩm này đều chủ yếu đến từ chất béo và còn là thực phẩm tốt cho những người nhạy cảm với thành phần casein hoặc lactose.

Cụ thể, mỗi muỗng canh ghee (khoảng 15gr) gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 112 calo
  • Lipid: 13gr
  • Chất béo bão hòa: 8gr
  • Chất béo không bão hòa đa: 0.5gr
  • Chất béo: 4gr
  • Chất đạm và carbs: 1 ít
  • Vitamin A: 12% DV
  • Vitamin E: 2% DV
  • Vitamin K: 1% DV

Thành phần dinh dưỡng của ghee

3. Ưu điểm của ghee

Ghee có nhiều ưu điểm hơn so với bơ thông thường, cụ thể là:

Chứa axit linoleic liên hợp

Ghee chứa hàm lượng axit linoleic liên hợp (viết tắt CLA) nhiều hơn một chút so với bơ, đây được xem là một loại chất béo không bão hòa đa có khả năng làm giảm khối lượng chất béo trong cơ thể hiệu quả.

Chẳng hạn, theo kết quả nghiên cứu diễn ra trong 6 tháng cho thấy khi sử dụng 3.2g CLA mỗi ngày đã làm giảm lượng mỡ cơ thể ở người hiệu quả hơn so với việc dùng giả dược.

Ghee chứa axit linoleic liên hợp

Chứa axit butyric

Ghee cũng chứa axit butyric cùng với các chất béo bão hòa chuỗi ngắn khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: những chất béo này có thể giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường ruột cho cơ thể.

Ghee chứa axit butyric

Không có lactose và casein

Điều tuyệt vời hơn, ghee không chứa đường sữa lactose và protein sữa casein, nên an toàn cho những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các thành phần được phổ biến trong sữa.

Ghee không có lactose và casein

4. Lưu ý khi dùng bơ ghee

Bơ ghee cũng như nhiều loại bơ khác đều có một số lưu ý trước khi bạn quyết định sử dụng như sau:

Vẫn sinh ra hợp chất độc hại dù có nhiệt độ sôi cao

Nhìn chung, bơ ghee an toàn khi được nấu nướng hằng ngày ở nhiệt độ cao (có nhiệt độ sôi ở 250 độ C) mà không sợ bị hư hỏng. Tuy nhiên, nó vẫn sinh ra một ít hợp chất độc hại - gọi là acrylamide không tốt cho sức khỏe, dù ít hơn với với dầu thực vật và dầu hạt.

Ghee vẫn sinh ra hợp chất độc hại dù có nhiệt độ sôi cao

Tạo vị béo và ngọt cho món nướng

Bạn có thể dùng bơ ghee nấu ở nhiệt độ thấp vì loại bơ này có vị béo và ngọt làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, nhất là món nướng chẳng hạn.

Ghee tạo vị béo và ngọt cho món nướng

An toàn cho người bị dị ứng các sản phẩm từ sữa

Vì không chứa lactose và casein nên bạn có thể an tâm dùng bơ ghee, vì không gây dị ứng cho cơ thể và hầu như không gặp phải vấn đề tiêu hóa nào so với việc dùng các loại sữa và sản phẩm từ sữa khác.

Ghee an toàn cho người bị dị ứng các sản phẩm từ sữa

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ghee là gì? Thành phần dinh dưỡng, ưu điểm và lưu ý khi dùng loại bơ này rồi nhé! Đến chuyên mục Mẹo vào bếp, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích về thực phẩm.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia và Healthline.