5 khóa học - Mỗi cấp độ gồm 8 buổi học
Học phí: 2.000.000đ/ Khóa
Mục tiêu chính của giáo dục hội họa hay học vẽ trong giai đoạn này như sau:
- Cho học sinh thấy rằng nghệ thuật là một hình thức biểu đạt phổ quát, cơ bản như nói hoặc hát.
- Cẩn thận với việc kìm hãm khả năng sáng tạo của trẻ bằng cách rèn luyện mang tính học thuật cao.
- Triển lãm các tác phẩm của học sinh để khuyến khích sự tự tin của các em.
- Giới thiệu lịch sử nghệ thuật với nghệ thuật hiện đại mà không phải qua các tác phẩm của những bậc thầy.
- Thực hành để trau dồi tư duy sáng tạo chứ không phải học theo các nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Giờ đây để tiếp nối lứa tuổi mầm non, là lúc chúng tôi viết về giai đoạn học hội họa với những phương pháp vạt mảng hình, thay vì chăm chút đường nét, để giúp trẻ dễ dàng vẽ ra những cảm xúc chúng có thể hướng đến; giúp các bạn đi vào hòa sắc để điều tiết cảm xúc. Trí tưởng tượng của các em là vô hạn, chúng ta đừng hình thức hóa cụm từ “tư duy sáng tạo” để áp đặt sự tưởng tượng của chúng ta vào trong trí não của các bạn nhỏ.
Những mảng hình của sự vật thực tế phải được phân tích từ những mảng hình kỷ hà. Phải xây dựng mảng hình từ tổng thể, đến cấu trúc và mảng hình chi tiết. Hiệu ứng, bút pháp, chất liệu, đặc tả, … là những yếu tố thuộc về đam mê của người học, họ sẽ tự học ngay khi họ biết mình phải đi trên con đường nào.
Biết quan sát, sẽ vạt nên mọi mảng hình về vật thể. Hãy dạy cách quan sát hơn là dạy cách vẽ. Một vật thể cần bao nhiêu mảng hình cấu trúc, chi tiết để lột tả là do ý niệm tưởng tượng của các bạn nhỏ, chủ đề và nội dung biểu đạt của các bạn. Đó mới là sự sáng tạo. Mỗi mảng hình là một mảng trừu tượng về ý niệm.
Trẻ em trong độ tuổi này, các bài học về ánh sáng và màu sắc cũng nên bắt đầu tiếp cận để hình thành thói quen về nhận thức thông minh thị giác. Vấn đề này sẽ được giảng dạy thú vị và lôi cuốn thông qua các hiện tượng tự nhiên, từ cuộc sống thiên nhiên xung quanh.
Sáng tác phải bao gồm bao cảnh. Chủ đề và bao cảnh luôn đặt vào nhau. Ngữ cảnh hay bao cảnh nó quyết định sự tồn tại của chủ đề, nó giúp người ta xây dựng nội dung. Hai hình thức bắt buộc phải có trong mỗi tác phẩm nghệ thuật thị giác. Trẻ em rất thích kể chuyện, hai yếu tố cơ bản này chẳng phải phù hợp và đáng để rèn luyện hay sao? Trẻ em rất thích vẽ và vẽ, kể chuyện và kể chuyện. Các hoạt động thể chất khác cũng tự nhiên thôi thúc bởi nhu cầu khám phá và trao đổi cảm xúc.
The R’art School đã nghiên cứu thành công cách thức giảng dạy về bố cục tạo hình cho trẻ em. Phương pháp này giúp các bạn có thể kể câu chuyện bằng tranh vẽ dựa theo nội dung và cảm xúc mà không phải là liệt kê các sự vật một cách rời rạc.
“Hội họa không chỉ bắt đầu từ đường nét, hội họa bắt đầu như những gì vốn thuộc về nó”